ANH TÚC SÁC (Kỳ 1) Tên khác: Vị thuốc Anh túc sác còn gọi Cây thuốc phiện, Phù dung, A tử túc, A phiến, Cù túc xác, Anh tử xác, Giới tử xác, Mễ nang, Mễ xác, Oanh túc xác, Túc xác (Hoà Hán Dược Khảo), Mễ xác (Dị Giản Phương), Ngự mễ xác (Y Học Khải Nguyên), Yên đầu đầu, Nha phiến yên quả quả (Trung Dược Chí). Tác dụng, chủ trị: + Cố thu chính khí (Y Học Khải Nguyên). + Thu liễm Phế khí, chỉ khái, chỉ thấu, cầm không cho đại trường ra máu, cầm tiêu chảy lâu ngày, cầm xích bạch lỵ (Trấn Nam Bản Thảo). + Cầm tiêu chảy, kiết lỵ, cầm không cho ruột hư thoát, liễm Phế, sáp trường. Trị di tinh, ho lâu ngày, tim đau, bụng đau, các khớp xương đau (Bản Thảo Cương Mục). + Nướng mật có tác dụng giảm ho; Nướng dấm có tác dụng trị lỵ (Bản Kinh Phùng Nguyên). + Cố thận. Trị di tinh (Bản Thảo Tùng Tân). + Trị lỵ lâu ngày mà suy yếu, ruột xuất huyết, thoát giang, bụng đau, lưng đau, đới hạ, ho mạn tính, lao phổi, ho ra máu, suyễn (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). Liều dùng: 3~6g dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành bột làm hoàn, viên. Cấm kỵ: + Mới bị lỵ hoặc mới ho: không dùng ( Trấn Nam Bản Thảo). + Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: không dùng. Người suy yếu, chân khí suy mà có thực tà, con gái tuổi dậy thì, người gìa gan và thận suy: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị ho lâu ngày: Anh túc xác, bỏ gân, nướng mật, tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước pha mật (Thế Y Đắc Hiệu Phương). + Trị lao, suyễn, ho lâu năm, mồ hôi tự ra: Anh túc xác 100g, bỏ đế và màng, sao với giấm, lấy 1 nửa. Ô mai 20g. Tán bột, mỗi lần uống 8g khi đi ngủ (Tiểu Bách Lao Tán Tuyên Minh Phương). + Trị thủy tả không cầm: Anh túc xác 1 cái, Ô mai nhục, Đại táo nhục đều 10 cái, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống ấm (Kinh Nghiệm Phương). + Trị lỵ: Anh túc xác (bỏ núm trên và dưới, đập dập, nướng với mật cho hơi đỏ), Hậu phác (bỏ vỏ, ngâm nước cốt gừng 1 đêm, nướng). 2 vị tán thành bột. Mỗi lần dùng 8~12g với nước cơm (Bách Trung Tán - Bách Nhất Tuyển Phương). + Trị lỵ lâu ngày: 1- Anh túc xác, nướng với dấm, tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 6~8g với nước sắc gừng ấm (Bản Thảo Cương Mục). 2- Anh túc xác 400g, bỏ màng, chia làm 3 phần: 1 phần sao với dấm, 1 phần sao với mật, 1 phần để sống. Tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 8~12g với nước cơm (Y Học Nhập Môn). + Trị trẻ nhỏ bị xích bạch lỵ: Anh túc xác 20g, sao với giấm, tán nhỏ, lấy chảo đồng sao qua. Binh lang,20g, sao đỏ, nghiền nhỏ. Xích lỵ uống với mật ong, bạch lỵ uống với nang đường (Toàn Ấu Tâm Giám Phương). + Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, không muốn ăn uống, bạch lỵ: Anh túc xác (sao), Trần bì (sao), Kha tử (nướng, bỏ hạt), đều 40g Sa nhân, Chích thảo đều 8g. Tán bột. Ngày uống 8~12g với nước cơm (Anh Túc Tán - Phổ Tế Phương). Hiểu thêm về Anh túc sác Tên khoa học: Fructus paraveris Deseminatus Mô tả: Anh túc xác là qủa ( trái) cây A phiến (Thuốc phiện). Qủa là một nang hình cầu hoặc trụ dài 4~7cm, đường kính 3~6cm, khi chín có mầu vàng xám, cuống qủa phình to ra, đỉnh qủa còn núm. Trong qủa chín có nhiều hạt nhỏ hơi giống hình thận, trên mặt có vân hình mạng mầu xám trắng hoặc xám đen. Khi hái để làm Anh túc xác thường thấy trên mặt qủa có các vết ngang hoặc dọc tùy theo cách lấy nhựa, mỗi vết gồm 3~4 đường. Thu hái: Vào tháng 4~5, lúc trời khô ráo. . ANH TÚC SÁC (Kỳ 1) Tên khác: Vị thuốc Anh túc sác còn gọi Cây thuốc phiện, Phù dung, A tử túc, A phiến, Cù túc xác, Anh tử xác, Giới tử xác, Mễ nang, Mễ xác, Oanh túc xác, Túc. lỵ: Anh túc xác (sao), Trần bì (sao), Kha tử (nướng, bỏ hạt), đều 40g Sa nhân, Chích thảo đều 8g. Tán bột. Ngày uống 8~12g với nước cơm (Anh Túc Tán - Phổ Tế Phương). Hiểu thêm về Anh túc sác. Phương). + Trị thủy tả không cầm: Anh túc xác 1 cái, Ô mai nhục, Đại táo nhục đều 10 cái, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống ấm (Kinh Nghiệm Phương). + Trị lỵ: Anh túc xác (bỏ núm trên và dưới,