Những thói quen dẫn tới bệnh tật Thực tế, nhiều thói quen của bà con dẫn tới bệnh tật. Việc mỗi hộ nông dân cần có một tủ thuốc gia đình để đáp ứng nhu cầu sơ cứu khi "tối lửa tắt đèn" là điều tối cần thiết. Không xem thường tình trạng dị ứng Nông dân tuy sống trong môi trường ít ô nhiễm vì khói xăng dầu, nhưng lại phải không ngừng chịu áp lực từ tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời gay gắt, khác biệt về nhiệt độ do phải dầm chân trong nước suốt ngày, hóa chất nông nghiệp với đủ thứ phản ứng phụ khó lường và nguy cơ bội nhiễm từ phế phẩm của ngành chăn nuôi… Do đó, bên cạnh các bệnh lây lan như lao phổi, viêm gan siêu vi… vẫn còn chiếm thế thượng phong, nông dân cần được theo dõi sức khỏe định kỳ qua các mô hình thực tiễn để kịp thời phát hiện các căn bệnh thuộc nhóm bệnh thời đại có liên quan đến độc tố ngoại lai như cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp, cườm mắt… Trong mọi trường hợp, nông dân không nên xem thường tình trạng dị ứng, vì đó là dấu hiệu báo động cho thấy sức đề kháng không còn hữu hiệu như mong muốn. Lưu ý hai bệnh "đầu bảng" dễ mắc Do một số cố tật khó bỏ nên không ít bà con nông dân đang là miếng mồi ngon của hai căn bệnh đang phát tán với vận tốc vượt xa mức báo động. Đó là viêm loét dạ dày tá tràng và tiểu đường. Viêm loét dạ dày tá tràng vì thói quen ăn ngày 3 bữa nhưng khoảng cách giữa các bữa quá xa. Chất chua trong dạ dày nhờ đó có cơ hội tấn công niêm mạc gây viêm loét. Tiểu đường vì quá mạnh miệng với trái cây ngọt hơn đường như sầu riêng, mít, l ồng mứt, xoài… Nói chi các loại trái ngọt đến lịm người, đừng quên lượng đường trong chuối rất cao. Không thiếu nông dân mỗi lần vui miệng xơi chuối cả nải! Uống rượu nhưng cần… cảnh giác Con đường dẫn đến ý thức bao giờ cũng phải qua chặng tri thức. Quả thật không đơn gi ản chút nào nếu muốn khuyên bà con nông dân bớt nhậu, chứ đừng nói chi đến chuyện bỏ nhậu, nếu nguy cơ về bệnh do độ cồn, cụ thể là xơ gan và ung thư gan, vẫn còn là chuyện xa lạ với nhiều đệ tử của Lưu Linh. Giải pháp tương đối là làm sao tiết giảm nguy hại của độ cồn bằng phương án đơn giản, vì nếu quá phức tạp thì cũng bằng không. Để độ cồn, nói chính xác hơn là chất ethanol trong rượu đừng ở lại trong cơ thể quá lâu sau bữa nhậu, chỉ có hai cách: - Pha loãng rượu, bia bằng cách uống thật nhiều nước sau bữa nhậu để mượn đường tiểu đưa ethanol trở về với thiên nhiên. - Giải độc cho cơ thể bằng cách dùng các cây thu ốc có công năng lợi mật, lợi tiểu, hạ acid uric… như atixô, râu bắp, râu mèo… sau bữa nhậu và một cách định kỳ dưới hình thức nhiều ngày trong tháng, ngay cả khi không nhậu. Thêm một điểm quan trọng, tất cả các loại thuốc đang được quảng cáo về tác dụng giải rượu để bợm có thể nhậu nhiều hơn nếu có tốt chỉ tốt cho nhà sản xuất! Cần có tủ thuốc gia đình Việc mỗi hộ nông dân cần có một tủ thuốc gia đình để đáp ứng nhu cầu sơ cứu khi “tối lửa tắt đèn” là điều tối cần thiết. Rất mong cơ quan y tế ở cấp cơ sở hạ tầng sớm giúp dân thiết kế một tủ thuốc gia đình "mẫu" cho đồng bào ở nông thôn, bao gồm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống tiêu chảy, chống dị ứng, sát trùng ngoài da, trị bỏng, bộ săn sóc vết thương phần mềm và bộ trị rắn cắn, đồng thời hướng dẫn thật cụ thể về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh như rửa tay, mang khẩu trang, chống lăng quăng… cũng như thao tác sơ cứu khi trẻ sốt cao, khi có dịch tiêu chảy, khi gặp chấn thương, khi bị rắn cắn… . Những thói quen dẫn tới bệnh tật Thực tế, nhiều thói quen của bà con dẫn tới bệnh tật. Việc mỗi hộ nông dân cần có một tủ thuốc gia đình. hiệu như mong muốn. Lưu ý hai bệnh "đầu bảng" dễ mắc Do một số cố tật khó bỏ nên không ít bà con nông dân đang là miếng mồi ngon của hai căn bệnh đang phát tán với vận tốc vượt. cạnh các bệnh lây lan như lao phổi, viêm gan siêu vi… vẫn còn chiếm thế thượng phong, nông dân cần được theo dõi sức khỏe định kỳ qua các mô hình thực tiễn để kịp thời phát hiện các căn bệnh thuộc