1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Để lành bệnh tự nhiên - Phần 10 pot

25 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 253,68 KB

Nội dung

Để lành bệnh tự nhiên Chương 5 Hệ Thống Lành Lặn Nếu hệ thống lành lặn là vô hình hay khó thấy nếu nhìn từ điểm thuận lợi của phía Y khoa, sự tồn tại của nó lại rõ ràng từ những hướng nhìn khác. Đơn giản như một sự tiến hóa cần thiết, sinh vật cũng có những cơ cấu tự sửa chữa lấy để chống lại những lực vốn gây nên sự thương tổn (injury) hay bệnh tật (illness). Đối với hầu hết sự tồn tại của chúng ta như một loài, chúng ta không cần phải có bác sĩ, cho dù là quy ước (conventional) hay ngoại khoa (altemative) hay cách thức khác. Sự tồn tại của loài riêng thôi đã ngầm nói lên sự tồn tại của hệ thống lành lặn. Mục đích của tôi khi viết cuốn sách này là để thuyết phục nhiều người hơn trong chuyện nên dựa vào tiềm năng tự nhiên của cơ thể trong chuyện duy trì sức khỏe và vượt qua bệnh tật, nhưng tôi không thể dễ dàng gì mà đưa cho bạn một bức tranh của hệ thống này. Vì thiếu thốn sự nghiên cứu có tổ chức, chúng ta chỉ biết một vài chi tiết của những bộ phận và cơ cấu của chúng. Hơn nữa, hệ thống sinh vật con người là một hệ thống phức tạp đến đáng sợ, và khả năng tự sữa chữa của nó là một trong những nhiệm vụ phức tạp nhất. Sự tác động lẫn nhau giữa tâm trí và thân thể có vẻ phù hợp với kinh nghiệm của những người có chuyện lành lặn, nhưng chúng ta thiếu một mô hình kiểu mẫu nói lên chuyện tâm trí được bơm vào thực thể có tính chất luận lý sinh vật (biological reality). Có một câu tục ngữ mà tôi thấy thực dụng trong những trường hợp như thế này, "Trên cũng như dưới, dưới cũng như trên" (As above, so below; as below, so above) Điều này có nghĩa là những kiểu mẫu của sự thật dù được quan sát ở mức độ nào của thực tế cũng là sự thật ở bất cứ mức độ nào của sự thật. Vì thế, nếu chúng ta nhận thức rõ sự hoạt động của hệ thống lành lặn ở bất kỳ mức độ nào của cơ cấu sinh học, chúng ta có thể suy luận ra cái bản chất hoạt động của nó ở những mức độ khác. Tôi sẽ diễn tả những gì mà chúng ta biết về những cơ cấu của sự tự sửa chữa ở một vài điểm trọng yếu của cơ cấu con người, bắt đầu với DNA, là phân tử lớn để hình thành đời sống. Giọng điệu của chương này có vẻ có nhiều tính kỹ thuật hơn những chương trước đây. Đừng chán nản nếu bạn không thể hiểu thấu tất cả những chi tiết ở đây, bởi vì những gì đáng kể là những nguyên tắc chung. DNA có hình thức giống nhau ở tất cả cơ cấu sinh vật, từ con người đến vi khuẩn - là một phân tử lớn với một cấu trúc đôi hình xoắn ốc (double- helix structures) được làm thành bằng hai dãy phân tử đường, xoắn lại với nhau, với "những vòng" nối hai dãy. Những vòng tạo thành giữa những đôi hỗ trợ nhau của những đơn vị chứa chất nitrogen (nucleotides), mà những sự nối tiếp đặc biệt nào đó phân biệt DNA của một cơ cấu bộ phận từ cơ cấu khác. Chỉ có bốn loại tổng hợp cấu tạo bằng cách hydro hóa chất acids ở nhân (nucleiotide) xảy ra ở DNA; chúng là những "chữ" của một mật mã di truyền có thể phát ra "những chữ" của nguồn thông tin vốn hướng dẫn sự xây dựng và điều hành mọi hình thái của sự sống. Cái lý thuyết gọi là Lý thuyết chính của nền thực vật học phân tử hiện đại cho rằng DNA sao lại chính nó để có thể giao những thông tin di truyền từ một tế bào đến một tế bào khác và từ thế hệ này sang thế hệ khác. DNA cũng sao lại lượng thông tin của nó sang một phân tử khác là RNA vốn có thể du hành ra khỏi nhân của tế bào; rồi đến phiên RNA thông dịch lượng thông tin này thành một cơ cấu của một số protein nào đó để quyết định cấu trúc và nhiệm vụ của cơ thể sinh vật. Ba quá trình này- sự sao chép, sự lưu trữ và sự diễn dịch những thông tin di truyền- là những tiến trình căn bản của đời sống. Chúng cũng phức tạp và nguy hiểm đến mức kỳ lạ, bởi vì có quá nhiều điểm mà tại những điểm có những chuyện trật đường rầy xảy ra. Chẳng hạn như để cho DNA có thể tự sao chép nó, cái vòng xoắn đôi phải tháo ra và tách rời, để cho mỗi dây xoắn có thể hành động như một mẫu trên đó một dây mới phụ thuộc có thể được hình thành. Trong tiến trình này, DNA rất dễ bị thương tổn từ một vài hình thức của năng lực (quang tuyến ion hóa (ionizing radiation), ánh sáng cực tím (ultraviolet light) và vật chất (những hóa chất thay đổi). Những lỗi lầm có thể xảy ra trong dây chuyền lắp ráp đường xoắn mới, như chuyện thay thế sự sai lầm của diễn biến trong nhân (nucleotides). Những nguy hại đến với DNA sẽ dẫn đến những hậu quả hủy hoại cho cơ cấu sinh vật. Cho nên, một cơ cấu nhuần nhuyễn đã luân phiên để sữa chữa phân tử này hầu bảo đảm sự chuyển hóa gần như không có lỗi lầm của một lượng thông tin di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, ngay cả những hình thái đơn giản nhất của cuộc sống. Tất cả những kỹ thuật sao chép, lưu trữ và diễn dịch được điều động bởi một loại protein đặc biệt tên là enzyme. Một số những mật mã di truyền chỉ rõ sự hình thành của những phân tử enzymes, và những phân tử này trông nom quan sát những phản ứng hóa học để phát triển những mật mã di truyền thành thực thể sinh học. Nói một cách cảm nhận thì enzymes là "những cánh tay" thi hành những chỉ thị của DNA. Không ai biết rõ điều này cho đến năm 1965, các khoa học gia dùng kỹ thuật quang tuyến X để có thể nhìn cơ cấu ba chiều của một enzyme, nhưng từ đó kiến thức của chúng ta về enzyme tăng trưởng nhanh chóng. Chúng ta càng hiểu biết về chúng thì chúng càng có vẻ thần diệu. Enzymes gây xúc tác cho những phản ứng hóa học trong đời sống - điều đó có nghĩa là, chúng tăng tốc độ để những phản ứng đạt đến sự quân bình nhưng bản thân chất enzymes không thay đổi trong tiến trình phản ứng đó. Enzymes cần thiết vì nếu phản ứng dành riêng cho chúng thì những phản ứng không xảy ra đủ nhanh chóng để hỗ trợ cho sức sống. Những nhà hóa học có thể làm tăng tốc độ những phản ứng chậm chạp bằng cách cho phản ứng nằm dưới nhiệt độ và áp suất cao và bằng cách tạo nên một môi trường thật nhiều độ acid và độ kiềm cao (alkalinity (pH)). Họ cũng có thể bỏ thêm vào những chất hóa học xúc tác cho sự phản ứng, nhưng những phản ứng này chỉ làm việc tốt dưới những điều kiện vật chất đã được dời bỏ từ những tế bào đó, những tế bào này thường sống ở nhiệt độ tương đối thấp, dưới áp suất không khí (atmospheric pressure), và ở gần độ kiềm trung tính (at nearly neutral pH). Ngược lại, enzymes trong tế bào có thể gây xúc tác trong những điều kiện nhẹ nhàng của đời sống và làm như thế với sự hữu hiệu năng lớn hơn so với người bạn đồng hành vô cơ. Chúng có thể coi như là những bộ máy phức tạp và có hiệu quả cao. Enzymes làm việc như thế nào? Câu trả lời phải liên quan đến hình thể ba chiều của nó, vốn cho chúng khả năng buộc với những phân tử khác một cách tuyệt vời - để làm thành chất nền- và làm tăng khuynh hướng của chúng để phản ứng. Sự dính líu xảy ra ở một nơi nào đó trên enzymes, vốn phụ trợ với nhau theo hình học và điện tử đến một phần của chất nền (substrates). Nhiều enzyms chỉ dính chặt với một chất nền và không dính tới một phân tử nào khác, ngay cả một chất có họ hàng gần. Khi đã dính chặt với enzymes, chất nền có thể tìm thấy chúng có sự chung chạ vật chất với một chất phản ứng khác hay nó có thể bị bắt buộc phải vào trong một hình dạng khác làm hao tổn một thứ kết hợp hóa học nào đó, làm cho chúng dễ dàng vỡ ra hay tái tạo theo những cách vốn chiếu cố một phản ứng thuận lợi. Enzymes có những cơ cấu trái ngược để từ đó chúng tạo ra những sự kết nối hóa học của chất nền thay đổi. Nói một cách thực tế, chúng hành động như những bộ máy khéo léo làm thay đổi những phân tử chất nền: cắt chúng ra, kéo chúng lại vào nhau, xén một phần nào của chúng, thêm vào lại phần khác, làm tất cả những điều này với sự chính xác và tốc độ khá kinh ngạc. Có một loại enzymes khá lý thú có bản thân dính chặt vào DNA để điều động sự sao chép từng bước một của thông tin di truyền và bảo đảm rằng không có lầm lỗi. Chẳng hạn như loại enzymes gọi là loại chẻ bổ nhân DNA ở một vào tiến trình nào đó trong khi phần ngoài nhân có thể cắt bỏ những phần cuối của những đường xoắn đơn độc. (Tên của những enzymes thường chấm dứt bằng vần -ase). Vòng xoắn ốc DNA gây xúc tác chuyện "mở" và tháo ra hai đường xoắn để cho sự phân gen (transcription) bắt đầu xảy ra. Một gia đình của enzymes gọi là DNA trùng hợp (DNA polymerase) rồi sẽ điều động dây chuyền của những đường xoắn mới. Loại DNA trùng hợp đầu tiên được nhận diện là loại I, được khám phá từ vi trùng E. coli, vốn được thường dùng rộng rãi trong những nghiên cứu về di truyền học. Các khoa học gia cho rằng loại enzyme này là nhân tố chủ yếu của chuyện sao chép, nhưng mười ba năm sau sự khám phá của nó, một phần sót lại của vi khuẩn lúc phân chia được tìm thấy không có dấu hiệu nào của loại DNA trùng hợp này. Dù chúng tái sinh ở một mức độ bình thường, đề xuất ra sự hiện diện của một loại enzyme khác, loại này dễ bị thụ cảm một cách bất thường đến những ảnh hưởng có tính chất tàn phá của tia quang tuyến UV và những chất hóa học lúc phân chia. Đây là một mẫu bằng chứng đầu tiên cho thấy loại DNA trùng hợp I, góp phần vào trong việc điều động chuyện sao chép, đóng một vai trò chủ động trong chuyện sữa chữa DNA bị thương tổn. Nếu tôi quên đội nón lúc đi từ văn phòng của tôi ra xe trong ngày nắng thì cái đầu hói của tôi sẽ nhận một số tia quang tuyến UV. Nếu mặt trời lên cao và đó là mùa hè, tia UV sẽ có nhiều năng lượng hơn. Ngay cả chỉ trong vòng vài phút, nhiều tia quang tuyến ấy sẽ thấm nhập vào trong những tế bào sống nằm dưới da đầu của tôi, và một số chúng sẽ tấn công sâu vào trong nhân những tế bào. Một số đánh vào phân tử DNA, và một số có thể đánh vào những điểm chủ yếu của phân tử DNA trong quá trình sao chép (replication) hay diễn giải mật mã( transcription), thay đổi nhân theo một cách làm cho nó dính chặt lấy ông bạn xóm giềng của nó theo một cách bất thường. Sự thay đổi này sẽ hình thành một nút thắt trên một dây trên dây xoắn cặp đôi (double helix), và đây là một lỗi phát sinh (genetic error). Lúc bạn xem xét 300 triệu tỷ tế bào trong một thân thể bình thường, có chừng mười triệu tế bào chết đi và được thay thế mỗi giây, bạn có thể có một ý niệm về số lượng tế bào đang ở tình trạng nguy hiểm dù chỉ tiếp xúc ngắn với những yếu tố có thể thay đổi DNA bằng hóa học. Những gì xảy ra trong nhân của một tế bào da mà cơ cấu DNA của nó bị thương tổn từ ánh sáng có chứa tia UV? Có thể và gần như ngay tức khắc cơ cấu trong nhân sẽ phát hiện sự yếu kém và cắt đi đường xoắn bị ảnh hưởng về phía bên bị thương tổn, cất ngay đi phần cuối bị hư hại. Cơ cấu trùng hợp I (polymerase I) sẽ lấp vào khoảng trống với một cái nhân không bị hư hại, và cuối cùng, một loại DNA gây xúc tác sẽ nối lại phần cuối bị đứt. Đây quả là một hình ảnh phân đoạn chi tiết về việc cắt- và- nối phân tử (dù phương cách lành lặn này hữu hiệu như thế, nó cũng không được coi như một thứ dùng để thay thế cho một cái nón dùng để bảo vệ da đầu khỏi bị ánh sáng mặt trời chiếu đến). Nếu trong quá trình sao chép, cơ cấu trùng hợp I (polymerase I) vô tình kết hợp sai lầm với phản ứng hóa học trong nhân vào vòng xoắn đang lớn lên, enzyme có thể phát hiện ra lỗi lầm đó, cắt bỏ bớt đi, và duy trì tiến trình đúng đắn. Cho nên cơ cấu trùng hợp I thật sự đọc và sửa công việc của chính nó, sữa chữa lỗi lầm lúc nó hướng dẫn sự tổng hợp mẫu DNA mới. Có nhiều sự thay đổi trên những đường hướng này, với nhiều enzymes khác nhau sẵn sàng cho sự lành lặn của DNA từ nhiều loại thương tổn mà nó có thể phải chịu đựng. Chúng ta biết nhiều chi tiết của một số bọn chúng; những chi tiết của một số khác còn mù mờ. Có một hệ thống rất chi tiết gọi là "sự đáp ứng S. O. S" (S O. S response), đã được khám phá trong khi đi tìm vi khuẩn E. coli. Những nhân tố làm tổn hại DNA gây nên một loạt những thay đổi phức tạp của những thứ vi khuẩn làm ngưng trệ những tế bào khỏi chia ra và tăng tiến mức sản suất để làm lành lặn enzymes. Đây là những hoạt động căn bản của hệ thống lành lặn, có thể thấy rõ ở dạng phân tử lớn (macromolecules), vốn là một cái chung giữa vấn đề sống và không sống (living and nonliving matter). Ở mức độ này thì không có hệ thống miễn nhiễm, cũng không có những dây thần kinh để mang những thông điệp đến bộ óc. Chúng ta ở dưới xa thế giới của những bộ phận. Cho dù không biết về những chi tiết của sự tự sữa chữa của DNA, chúng ta cũng có thể đề ra một vài kết luận như sau: * Lành lặn là một khả năng vốn có của đời sống. DNA có trong nó tất cả những thông tin cần thiết để chế tạo những enzymes để sữa chữa chính nó. * Hệ thống lành lặn điều hành liên tục và lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng. * Hệ thống lành lặn có một khả năng chẩn đoán (diagnostic), nó có thể phát hiện sự tổn hại. * Hệ thống lành lặn có thể dời đổi một cấu trúc hư hại và thay nó bằng một cấu trúc bình thường. * Hệ thống lành lặn không những chỉ hành động để trung hóa những hậu quả của một vết thương trầm trọng (giống như sự báo động SOS trong E. coli), nó cũng hướng dẫn những sự sữa chữa bình thường, tùy tiện để duy trì cấu trúc và nhiệm vụ thông thường (giống như chuyện đọc và kiểm lại hoạt động của DNA tương đương loại I (DNA polymerase l). * Lành lặn là chuyện tự nhiên. Nó là một khuynh hướng tự nhiên phát ra từ bản chất bên trong của DNA. Sự xuất hiện của một vết thương tổn( như một nút thắt tạo nên bởi một sự kết hợp lầm lỗi (misbonding) như là một kết quả của một sự đụng chạm của tia UV), tự động tác động tiến trình sữa chữa của nó. Trong những mẫu lớn hơn của cơ cấu sinh học trong cơ thể con người, những tính chất giống nhau cũng đạt được như thế. Trên cũng như dưới; dưới cũng như trên; nhỏ cũng như lớn và lớn cũng có những tính chất như nhỏ. Điểm tiếp nối trong chuyến hành trình tìm hiểu của chúng ta là tế bào đơn độc, đặc biệt là màng bao quanh tế bào, màng nguyên sinh (plasma membrane), là màng bao quanh và tiếp xúc với môi trường chung quanh. DNA bây giờ đã quá thấp rồi, cách xa chúng ta cả một khoảng cách hạt nhân, và chúng ta đang ở giữa một thế giới giao tiếp giữa những bề mặt lớn. Lúc tôi học môn sinh vật học tại trường trung học ba mươi lăm năm trước đây, màng nguyên sinh được coi như một túi đựng thụ động để giữ cho những chất của tế bào khỏi chảy ra. Vào lúc tôi vào đại học, những chất màng nhầy có vẻ có nhiều điều thích thú. Chúng có những cấu trúc từng lớp chứa đựng chất béo và protein, và chất protein dính vào một màng dung dịch chất béo. Lúc tôi vào trường đại học Y khoa, những nhà nghiên cứu đã khám phá ta tính chất năng động của màng nguyên sinh. Chúng là những nơi của sự chuyên chở chủ động của những chất từ ngoài tế bào vào bên trong tế bào, với những chỗ nhận nằm bên ngoài bề mặt của chúng, chuyên tạo thành những cấu trúc protein hình thành để bám chặt vào, đặc biệt là hóc môn (hormone) và chất bổ (protein). Hơn nữa, người ta khám phá thêm là những màng nhầy nối với những hệ thống to lớn của những đường dây nhỏ trong những tế bào và như thế chúng giúp tế bào nhận những chất muốn nhận, đẩy ra những chất muốn đẩy. Màng nhầy mới luôn luôn tổng hợp trong tế bào và màng nhầy cũ luôn bị thu hút vào. Một trong những đặc tính năng động nhất của màng nhầy sinh học là một tiến trình gọi là bốc rỡ (endocytosis)- sự bóc màng nhầy trong một tế bào để tạo thành một cấu trúc lõm sâu gọi là những túi nhỏ. Trong những năm gần đây, những nhà điều tra đã duyệt xét những chi tiết của quá trình bốc rỡ này và chuyện bốc rỡ này, ít nhất đối với tôi, là một tiết lộ thêm về một phương diện khác của hệ thống lành lặn. Trường hợp nghiên cứu điển hình nhất của sự bốc rỡ này liên quan đến những túi nhận chất protein ở mật độ thấp LDL (low- density lipoprotein)- một phân tử lưu động vốn mang chất Cholesterol từ máu đến tế bào, cholesterol ở trong một dạng "xấu” có khuynh hướng muốn đóng vào thành động mạch (arterial walls) gây nên chứng vữa xơ động mạch (atherosclerosis) và viêm động mạch (coronary) của tim. Một mức độ cao của chất cholesterol LDL gây nhiều nguy cơ cho sự suy tim, nhưng có nhiều tế bào được trang bị với nhiều túi nhận để trộn lẫn với LDL và mang nó ra khỏi sự tuần hoàn của máu. Khi mà một túi nhận LDL trên bề mặt của một màng nhầy tế bào dính với một phân tử LDL, túi nhận di chuyển tới một cấu trúc đặc biệt trên màng nhầy, chỗ lõm đi với một mẫu protein bao ngoài gọi là "lỗ hõm được bao" (coated pit). Khi đã vào trong lỗ hõm, chỗ nhận được lấp đầy đi qua quá trình bốc rỡ (endocytosis) và đi đến chuyện nằm trong tế bào trong dạng một cái túi để rồi hòa trộn với những túi tương tự khác. Vật liệu trong những túi thống nhất này rồi được sắp loại và gửi đi theo những hướng khác nhau. Khi đã ở trong tế bào rồi, chất cholesterol LDL không thể làm hại động mạch của chúng ta thêm được nữa, những tế bào thật sự cần vài cholesterol trong cơ cấu của chúng và có thể quyết định số dư thừa như thế nào. Trong tiến trình [...]... nữa là khả năng của gan- cơ phận lớn nhất trong thân thể và là bộ phận hoạt động nhất- dùng để tái tạo những mô đã mất Bạn có thể cắt phần lớn lá gan- cho tới tám mươi phần trăm của n - mà phần còn lại sẽ tái lập những thực thể mất mát trong vài giờ, miễn là mô còn bình thường Sự bảo quản của cấu trúc và nhiệm vụ có thể xẩy ra sau sự phá hủy một phần của những tế bào gan bởi bệnh viêm gan hay bởi những... cách hiểu rõ những diễn biến tự nhiên của sự lành lặn về cảm xúc, những nhà điều trị có thể giúp bệnh nhân vượt qua nó, khuyến khích bệnh nhân có những sự biểu lộ thích hợp của xúc cảm để làm thuận lợi cho những bước tiến đến sự hoàn tất chữa bệnh Chúng ta có thể bàn cãi về chuyện nơi nào sự xúc cảm được ứng dụng phù hợp vào đối tượng trong tầm tay Nó cao hay thấp hơn sự lành lặn ở mức độ của hệ thống... ở một số bệnh nhân với nhiều thứ bệnh đã chấm dứt lối sống nuôi dưỡng và làm tăng bệnh và thay đổi theo những lối sống vốn hỗ trợ sự lành lặn tự nhiên Tôi không phải là nhà nghiên cứu Y khoa Tôi là người thực hành Y khoa Nhà nghiên cứu và nhà thực hành có cách nhìn và mục đích khác nhau Là một nhà thực hành, sự quan tâm chủ yếu của tôi là giữ cho người khỏe mạnh được khỏe mạnh và giúp người bệnh bình... yêu cầu để làm, một tiến trình tiến đến sự chấp nhận mất mát và đạt tới một sự quân bình xúc cảm với những hoàn cảnh thay đổi Đau buồn tự nó là sự thay đổi của lành lặn, một hoạt động của hệ thống lành lặn Những chuyên viên chữa trị và những cố vấn khi làm việc với những bệnh nhân đau buồn nhận thấy nhiều giai đoạn khác nhau của tiến trình trị bệnh, có thể xảy ra hay không xảy ra theo thứ tự; có lẽ... sự vận động tiến hành của một hệ thống lành lặn tự nhiên sẵn có, trong một công việc liên tục, có khả năng phát hiện (chẩn đoán) cũng như dọn dẹp và thay thế (trị liệu ) của cơ cấu và nhiệm vụ thiếu kém Ở đây ở mức độ tế bào, chúng ta có thể thấy một khả năng tái tạo một cấu trúc vốn cho phép hệ thống lành lặn tiến hành chuyện bảo trì từng lúc (moment-to-moment) Lành lặn ở mức độ màng nhầy quan trọng... trường hợp một sự lành lặn được đánh giá như là một sự kỳ diệu, có năm tiêu chuẩn cần phải đạt Thứ nhất, nó phải chứng tỏ là căn bệnh tồn tại, và một sự chẩn đoán được thiết lập Thứ hai, nó được chứng tỏ rằng sự dự đoán, có hay không có sự chữa trị, cho biết là bệnh tình yếu kém; thứ ba, rằng căn bệnh trầm trọng và không thể chữa được, thứ tư, sự chữa lành xảy ra không trải qua thời kỳ dưỡng bệnh, có nghĩa... nó, cuối cùng mức độ ô nhiễm sẽ giảm xuống một mức độ mà cơ cấu lành lặn tự nhiên sẽ sống lại Sự ôxy sẽ tăng lên, ánh sáng, mặt trời chiếu xuống ở mức độ sâu hơn, những vật thể có ích lợi trở lại, và rồi con sông sẽ tự tẩy rửa nó Tại sao những hệ thống động mạch lại không hành xử như vậy? Thực ra, bây giờ chúng ta có bằng chứng rõ rệt là bệnh vữa xơ động mạch (atherosclerosis) là có thể thay đổi được,... thường là đầu tiên, là sự chấn động và từ khước ("Không, chuyện này không thể xảy ra được!") Từ khước là một liều thuốc gây mê tự nhiên, và trong khi nó bị thành kiến xấu (và, dĩ nhiên, là không lành mạnh nếu nó cứ tiếp tục), nó có thể hữu ích nếu được dùng như một cơ cấu tạm thời để cho phép một mức độ căn bản của nhiệm vụ khi mà ảnh hưởng toàn diện của sự đau buồn quá sức tệ hại Từ khước có thể được... mô khoẻ mạnh, chứ không chỉ là chuyện sự lành lặn phản ứng đối với sự thương tổn Một lần nữa hệ thống lành lặn có trách nhiệm duy trì sức khỏe từng lúc để thêm vào với những nhiệm vụ đặc biệt của nó vốn được yêu cầu để dàn xếp sự thương tổn và đau ốm Có thêm một trường hợp được nghiên cứu kỹ càng ở mức độ mô là sự sửa chữa một chỗ gãy xương đơn giản Hệ thống lành lặn rất hiệu quả về chuyện này đến nỗi... ta chọn để nhìn vào cơ cấu con người (human organism), từ DNA cho tới tâm trí, những tiến trình lành lặn là bằng chứng hiển nhiên nhất Liệu có những giới hạn ở trong những hệ thống có thể gặt hái được thành quả Có những trường hợp được báo cáo về những chuyện lành lặn phức tạp nêu rõ khả năng sửa chữa và tái tạo đi ra ngoài kinh nghiệm thông thường Sau đây là một ví dụ, lấy từ một chuyện chữa lành kỳ . năng của gan- cơ phận lớn nhất trong thân thể và là bộ phận hoạt động nhất- dùng để tái tạo những mô đã mất. Bạn có thể cắt phần lớn lá gan- cho tới tám mươi phần trăm của n - mà phần còn lại. Để lành bệnh tự nhiên Chương 5 Hệ Thống Lành Lặn Nếu hệ thống lành lặn là vô hình hay khó thấy nếu nhìn từ điểm thuận lợi của. tuyệt vời - để làm thành chất nền- và làm tăng khuynh hướng của chúng để phản ứng. Sự dính líu xảy ra ở một nơi nào đó trên enzymes, vốn phụ trợ với nhau theo hình học và điện tử đến một phần của

Ngày đăng: 08/07/2014, 19:20