1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Taminflu và các thuốc trị cúm pdf

5 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 101,74 KB

Nội dung

Taminflu và các thuốc trị cúm Cúm là một bệnh hay lây do virus. Virus gây bệnh cúm cũng có nhiều loài, loài virus thường gây cúm trên người được chia nhiều phụ loài gọi là virus týp A, B, C Các thuốc trị cảm cúm thông thường có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, kháng dị ứng v.v chỉ là những thuốc trị triệu chứng, giúp cho người uống cảm thấy dễ chịu hơn trong khi bị cảm cúm, chứ không thể tiêu diệt được virus, kể cả các loại kháng sinh. Tuy nhiên, đa số các trường hợp cảm cúm thông thường sẽ tự khỏi nhờ sức đề kháng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh, trừ một vài vụ dịch cúm nặng xảy ra trong lịch sử do những chủng virus lạ, nguy hiểm, đặc biệt như virus H5N1 từ gia cầm lây sang người hiện nay. Những năm gần đây, nhờ sự hiểu biết cụ thể về cấu trúc và cách sinh sản cũng như cơ chế gây bệnh của virus cúm trong cơ thể người, các nhà nghiên cứu đã bào chế ra các loại thuốc thật sự có tác dụng phòng chống hiệu quả một số dạng bệnh cúm thường gặp do virus. Dưới đây là vài nét về các loại thuốc trên: 1. Năm 1976, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép sản xuất thuốc amantadine để phòng và trị bệnh cúm typ A trên người lớn và trẻ em trên 1 tuổi. 2. Năm 1993, FDA lại cho phép sản xuất một chuyển hóa chất của amantadine là rimantadine để phòng và trị bệnh cúm ở người lớn và phòng bệnh cúm cho trẻ em. 3. Năm 1999, FDA chấp thuận cho sản xuất hai loại thuốc trị cúm khác đó là zanamivir (Relenza) và oseltamivir (Tamiflu). Hai loại thuốc amantadine và rimantadine chỉ có tác dụng trên virus typ A trên người mà thôi, đồng thời có nhiều tác dụng phụ nên không được phổ biến nhiều, nhất là ở nước ta, khi virus cúm A bình thường trên người cũng không gây ra dịch nguy hiểm. Zanamivir và oseltamivir có tác dụng trên virus cúm người thuộc cả 2 typ A, B. Hai loại thuốc này thuộc nhóm kháng virus có tác dụng ức chế enzym Neuramidase: Khi virus cúm xâm nhập tế bào người bị nhiễm, nó sử dụng các chất liệu di truyền của tế bào ký chủ để tạo ra những mầm virus mới rồi bung ra trên bề mặt tế bào. Các mầm virus mới sinh ra gắn dính vào màng tế bào bằng những cầu nối protein. Neuramidase là enzym đặc trưng của virus cúm có tác dụng bẻ gãy cầu nối protein này, giúp cho các mầm virus được phát tán trong cơ thể và xâm nhập vào các tế bào khác, cứ thế mà virus sinh sôi nẩy nở. Khi enzym Neuramidase bị hai loại thuốc trên đây ức chế làm cho các cầu nối protein không bị bẻ gãy để phóng thích các mầm virus, do đó hạn chế được sự kết tập và phát tán của các mầm virus trong cơ thể. Zanamivir được cho phép chỉ dùng liều trị bệnh cúm do virus không có biến chứng ở người từ 7 tuổi trở lên trong vòng hai ngày khi bắt đầu có triệu chứng. Oseltamivir được cho phép dùng điều trị bệnh cúm do virus không có biến chứng ở người từ 1 tuổi trở lên trong vòng hai ngày khi bắt đầu có triệu chứng, đồng thời được dùng để phòng ngừa bệnh cúm typ A và B trên người từ 13 tuổi trở lên. Hiện nay, oseltamivir (với tên đặc chế Tamiflu do hãng Roche sản xuất) đang được sử dụng để điều trị và dự phòng có hiệu quả virus H5N1 lây từ gia cầm sang người. Một vài trường hợp virus kháng thuốc lẻ tẻ chưa được xác định. Nhiều nước trên thế giới đặt mua Tamiflu để dự trữ, đề phòng sự lây lan và bùng phát cúm gia cầm H5N1, trong trường hợp virus này có khả năng biến thể để lây từ người sang người. Nhiều quốc gia đang đề nghị hãng dược phẩm Roche cho nhượng quyền sản xuất thuốc có hoạt chất oseltamivir tại chỗ để chủ động trong việc ngăn chặn dịch cúm H5N1 nếu có xảy ra, với giá thành chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều so với thuốc đặc chế Tamiflu chính hãng. Tuần này, Việt Nam cũng đã đạt được thỏa thuận với Roche để sản xuất Tamiflu. Amantadine và rimantadine được bào chế dưới dạng viên. Zanamivir dưới dạng bột để hít qua một dụng cụ gọi là “diskhaler”, mỗi ngày hít 2 lần, trong 5 ngày. Oseltamivir (Tamiflu) có dạng viên cho người lớn, mỗi ngày uống 2 viên chia làm 2 lần, trong 5 ngày. Trẻ em và người lớn không uống được dạng thuốc viên thì dùng dạng nhũ dịch với liều tùy thuộc cân nặng. Cần sử dụng thuốc sớm, trong vòng hai ngày từ khi có triệu chứng cúm hoặc dùng để dự phòng cho những người có nguy cơ lây nhiễm. Các thuốc này tỏ ra kém hiệu quả đối với những trường hợp cúm có biến chứng do nhiễm khuẩn hay nhiễm virus gây viêm phổi. Về các tác dụng không mong muốn amantadine và rimantadine có thể gây bồn chồn, mất ngủ, nôn và không muốn ăn. Một vài trường hợp nặng có thể gây động kinh co giật. Oseltamivir và zanamivir ít gây phản ứng phụ hơn là các thuốc chống cúm cũ. Phản ứng không mong muốn thường gặp ở oseltamivir là nôn mửa. Zanamivir thường có thể gây tiêu chảy, nhức đầu và trên một số bệnh nhân, có thể gây khó thở cần phải có biện pháp cấp cứu. Zanamivir không dùng cho những người có bệnh mạn tính đường hô hấp như hen suyễn, hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Người bị bệnh thận khi dùng oseltamivir cần phải có bác sĩ chuyên khoa theo dõi để điều chỉnh liều cho phù hợp. Mặc dù chưa có đánh giá về tác dụng phụ của các thuốc chống cúm trên đây đối với phụ nữ mang thai, nhưng nếu không thật cần thiết thì tốt nhất là không dùng các thuốc trên cho phụ nữ có thai và cho con bú. Cũng không được dùng cho những người có dị ứng với thành phần của những thuốc trên đây. . Taminflu và các thuốc trị cúm Cúm là một bệnh hay lây do virus. Virus gây bệnh cúm cũng có nhiều loài, loài virus thường gây cúm trên người được chia nhiều. là vài nét về các loại thuốc trên: 1. Năm 1976, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép sản xuất thuốc amantadine để phòng và trị bệnh cúm typ A trên người lớn và trẻ. rimantadine để phòng và trị bệnh cúm ở người lớn và phòng bệnh cúm cho trẻ em. 3. Năm 1999, FDA chấp thuận cho sản xuất hai loại thuốc trị cúm khác đó là zanamivir (Relenza) và oseltamivir (Tamiflu).

Ngày đăng: 08/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN