Nhận diện bệnh suyễn ở trẻ em Có những trẻ em bị ho và khò khè kéo dài, trong một năm, thậm chí một tháng, phải đi khám bệnh nhiều lần. Mỗi lần khám bệnh thường được chẩn đoán viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, phế quản - phế viêm, viêm phế quản dạng khò khè, viêm phế quản dạng suyễn… Thuốc được kê toa thường là kháng sinh, thuốc giãn phế quản (salbutamol) và prednisone. Có trẻ dùng kháng sinh quá nhiều đến mức tiêu chảy, có trẻ bị chậm lớn mà bệnh vẫn không khỏi. Lúc này nên nghĩ đến bệnh suyễn, bởi hiện nay suyễn là một trong những bệnh mạn tính hàng đầu của trẻ em. Bệnh suyễn là tình trạng viêm mạn tính của đường dẫn khí. Đường dẫn khí bị viêm kinh niên sẽ trở nên nhạy cảm, tăng đáp ứng. Mỗi khi gặp các tác nhân kích thích sẽ gây ho, khò khè, khó thở và nặng ngực, đặc biệt là ban đêm hoặc sáng sớm. Có phải đứa trẻ nào khò khè cũng bị suyễn? - Ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi Có hai kiểu khò khè: - Trẻ chỉ bị khò khè mỗi khi nhiễm siêu vi đường hô hấp cấp. Gia đình và bản thân trẻ không có cơ địa dị ứng như chàm, nổi mề đay, lác sữa Các trẻ này thường sẽ hết khò khè trước 6 tuổi và sau đó không bị suyễn nữa. - Nhóm trẻ còn lại bị khò khè và có cơ địa dị ứng trong gia đình, như chàm, nên triệu chứng suyễn của trẻ thường sẽ kéo dài cho đến lớn. - Ở trẻ 6 - 14 tuổi Nếu trẻ khó thở thường xuyên, cha mẹ bị suyễn, trẻ lại có các biểu hiện dị ứng như mề đay, chàm thì thường là trẻ bị suyễn. Ở những trẻ này, những đợt khò khè sẽ nhẹ hơn, mau hết hơn nếu dùng các loại thuốc kháng viêm và giãn phế quản hơn là dùng kháng sinh. Trong những trường hợp này, khi chẩn đoán có bác sĩ gọi là “viêm phế quản dạng suyễn”, nhưng theo Chiến lược toàn cầu về bệnh suyễn thì nên dùng thẳng từ suyễn. - Ngoài ra bác sĩ còn phải loại trừ những bệnh khác trước khi chẩn đoán là suyễn, đó là khò khè do trẻ hít phải sữa vào đường thở, bệnh tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày thực quản, dị tật bẩm sinh làm hẹp đường thở, dị vật đường thở và hạch rốn phổi. Để chẩn đoán cần chụp phim phổi. Những dấu hiệu nào giúp nghi ngờ trẻ bị suyễn? Có tiếng rít hay tiếng như huýt sáo khi thở ra, hay những đợt thở rít tái đi tái lại. Bị ho, đặc biệt là về đêm hoặc gần sáng. Đêm ngủ bị thức giấc vì ho hay khò khè, khó thở. Bị ho hay khò khè sau khi chạy giỡn, vận động nhiều. Có vấn đề về hô hấp theo mùa. Bị ho, thở rít hay khó thở, nặng ngực khi gặp những tác nhân kích thích như lông chó, mèo, các hóa chất dạng xịt, bụi khói, khói thuốc lá, xúc động mạnh, khóc, cười quá mức, thay đổi thời tiết, dùng thuốc Bị cảm nhập vào phổi tái đi tái lại hoặc kéo dài hơn 10 ngày mới hết. Khi có triệu chứng hô hấp thì phải dùng thuốc giãn phế quản mới hết. Càng nên nghĩ nhiều đến bệnh suyễn khi có người thân bị suyễn hoặc có cơ địa dị ứng (chàm, mề đay, lác sữa ). Nếu trẻ bị ho tái đi tái lại, cũng nên nghĩ đến suyễn. Ngoài ra, cũng có những dạng suyễn không rõ ràng như sổ mũi tái đi tái lại hoặc chỉ có đằng hắng. Làm sao xác định là trẻ có bị suyễn hay không? Thầy thuốc có thể định bệnh suyễn bằng việc: - điều trị giống như suyễn mà trẻ dứt các triệu chứng. - đối với trẻ hơn 5 tuổi, làm xét nghiệm hô hấp ký với test giãn phế quản có kết quả dương tính. - theo dõi lưu lượng khí thở ra tối đa với lưu lượng đỉnh kế. Điều trị suyễn như thế nào? Bác sĩ sẽ tùy theo triệu chứng của trẻ xuất hiện ban ngày hay ban đêm và xét nghiệm về chức năng hô hấp (nếu thực hiện được) để phân độ nặng nhẹ của suyễn và cho thuốc phù hợp. . Nhận diện bệnh suyễn ở trẻ em Có những trẻ em bị ho và khò khè kéo dài, trong một năm, thậm chí một tháng, phải đi khám bệnh nhiều lần. Mỗi lần khám bệnh thường được. đến bệnh suyễn, bởi hiện nay suyễn là một trong những bệnh mạn tính hàng đầu của trẻ em. Bệnh suyễn là tình trạng viêm mạn tính của đường dẫn khí. Đường dẫn khí bị viêm kinh niên sẽ trở nên. chứng suyễn của trẻ thường sẽ kéo dài cho đến lớn. - Ở trẻ 6 - 14 tuổi Nếu trẻ khó thở thường xuyên, cha mẹ bị suyễn, trẻ lại có các biểu hiện dị ứng như mề đay, chàm thì thường là trẻ bị suyễn.