Ngăn ngừa biến chứng thần kinh ở bệnh tiểu đường Rất nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh rằng bệnh tiểu đường có những vùng đường huyết nguy hiểm - quá thấp hoặc quá cao. Đường huyết xuống thấp dưới 60 mg/dL có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí tử vong, còn đường huyết tăng cao hơn 180 mg/dL có thể gây tổn thương nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim mạch, mắt, thận và thần kinh. Điều trị tiểu đường là phòng ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của chính bệnh tiểu đường và các biến chứng bằng cách giữ đường huyết trong vùng an toàn. Biến chứng của tiểu đường được chia làm hai loại: biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ. - Biến chứng mạch máu lớn mà hậu quả là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và loét chân có thể dẫn đến cắt cụt chân. - Biến chứng mạch máu nhỏ đưa đến bệnh lý mắt, suy thận và bệnh lý thần kinh. HỆ THẦN KINH Hệ thần kinh gồm 4 phần chính: - Thần kinh sọ (đi từ não đến mắt, miệng, tai ). - Thần kinh trung ương (não và tủy sống). - Thần kinh ngoại biên. - Thần kinh tự chủ (đi đến nội tạng). Khi hệ thần kinh bị tổn thương Bệnh tiểu đường chủ yếu gây tổn thương thần kinh ngoại biên, hiếm khi bị tổn thương thần kinh tự chủ và thần kinh sọ. * Tổn thương thần kinh ngoại biên: Thần kinh ngoại biên (TKNB) đi đến cánh tay, bàn tay, cẳng chân và bàn chân, nên khi thần kinh ngoại biên bị tổn thương có thể gây ra tê nhức, mỏi, đau cánh tay, bàn tay, cẳng chân và bàn chân. - Thường gia tăng về đêm. Bệnh nhân thường bị viêm đa TKNB hai bên. * Tổn thương thần kinh tự chủ: - Thường diễn tiến âm thầm (có thể làm mất đi các triệu chứng báo hiệu hạ đường huyết): run rẩy, vã mồ hôi, hoa mắt, ù tai do đó người bệnh không biết và khi phát hiện thì đã quá nặng. - Có thể gây loạn nhịp tim, dẫn đến thiếu máu cơ tim tiềm ẩn và nhồi máu cơ tim, nhưng không thấy đau. - Làm cho huyết áp của người bệnh không thích ứng kịp thời khi thay đổi tư thế, chóng mặt do tụt huyết áp thế đứng. - Có thể làm cho thức ăn qua hệ tiêu hóa quá chậm hay quá nhanh, gây buồn nôn, ói mửa, táo bón hay tiêu chảy. - Làm dương vật không cương cứng khi giao hợp (bất lực). - Làm âm đạo không tiết dịch khi giao hợp hay làm giảm khoái cảm. - Làm cho bệnh nhân không có cảm giác mắc tiểu khi bọng đái đầy nước tiểu, thường làm bọng đái ứ đọng nước tiểu, bí tiểu, tiểu không hết, đưa đến nhiễm trùng. Cần tự ép bọng đái để tiểu cho hết. - Làm thay đổi hình dạng bàn chân, do đó cần chọn giày phù hợp. * Tổn thương thần kinh sọ não: Có thể gặp tổn thương thần kinh sọ ở dây III, IV, VI và VII. - Liệt thần kinh III do tiểu đường thường làm sụp mí mắt bên trái, nhìn đôi, đau hố mắt trái, xảy ra đột ngột và có thể phục hồi trong một thời gian ngắn. - Liệt thần kinh VII đi đến mặt, thường làm xệ một bên mặt, cũng thường xảy ra đột ngột và có khuynh hướng tự điều chỉnh. * Biện pháp ngăn chặn tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường: Để ngăn ngừa những biến chứng thần kinh kể trên, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết. Cần lưu ý: - Tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý do bác sĩ đề ra. - Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, theo cách hiệu quả và an toàn nhất. - Dùng thuốc trị tiểu đường (uống và/hoặc tiêm) đúng cách. - Kiểm tra đường huyết hằng ngày bằng máy đo đường huyết cá nhân và ghi lại kết quả. - Kiểm tra kỹ bàn chân hằng ngày trước khi đi ngủ, phát hiện mọi bất thường như vết cắt, vết phỏng, chỗ bị đau, sưng, đỏ - Chải răng và lợi hàng ngày. - Bỏ hút thuốc lá và hạn chế uống rượu. . Ngăn ngừa biến chứng thần kinh ở bệnh tiểu đường Rất nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh rằng bệnh tiểu đường có những vùng đường huyết nguy hiểm - quá thấp hoặc quá cao. Đường. chính bệnh tiểu đường và các biến chứng bằng cách giữ đường huyết trong vùng an toàn. Biến chứng của tiểu đường được chia làm hai loại: biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ. - Biến. hệ thần kinh bị tổn thương Bệnh tiểu đường chủ yếu gây tổn thương thần kinh ngoại biên, hiếm khi bị tổn thương thần kinh tự chủ và thần kinh sọ. * Tổn thương thần kinh ngoại biên: Thần kinh