1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KỸ THUẬT TRỒNG NHÃN ppsx

10 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 199,8 KB

Nội dung

KỸ THUẬT TRỒNG NHÃN Nhãn là cây ăn quả có tính thích ứng rộng, dễ trồng, được trồng khắp nơi trong cả nước. Nhãn có giá trị kinh tế cao và là một loại quả quý trong tập đoàn giống cây ăn quả ở nước ta. Nhãn có thể dùng ăn tươi, làm đồ hộp, sấy khô Long nhãn là thuốc bổ điều trị suy nhược thần kinh, chứng sút kém trí nhớ, mất ngủ hay hoảng hốt. Hạt nhãn, vỏ quả nhãn đều dùng làm thuốc trong đông y, hoa nhãn là nguồn hoa góp phần quan trọng tạo ra mật ong có chất lượng cao. I/ MỘT SỐ GIỐNG NHÃN PHỔ BIẾN. Các giống nhãn được phân theo chất lượng quả như sau: Nhãn cùi, nhãn nước. 1. Nhãn cùi: - Tên giống: Nhãn lồng, nhãn hương chi, nhãn bàm bàm, nhãn đường phèn, nhãn cùi, nhãn cùi điếc, nhãn cùi hoa nhài, nhãn cùi gỗ. - Đặc điểm chung: Lá thường xanh đậm ít đến không bóng, phiến lá dầy, gợn sóng, mép lá quăn ít đến quăn nhiều. Quả thường to, cùi dầy, giòn, ít nước, dễ tách cùi với hạt, tỷ lệ cùi/quả khoảng 63 %. 2. Nhãn nước: - Tên giống: Nhãn nước, nhãn đầu nước cuối cùi, nhãn thóc, nhãn trơ. - Đặc điểm chung: Lá thường xanh sáng, từ ít bóng đến bóng, phiến lá mỏng, ít gợn sóng đến phẳng, mép lá quăn ít đến không quăn. Quả nhỏ cùi quả thường mỏng, nhão nhiều nước cùi và hạt khó tách, tỷ lệ cùi/quả khoảng 34,2 % (Tỷ lệ cùi thấp hơn nhãn cùi). 3. Một số giống nhãn khác: - Tên giống: Nhãn tiêu da bò, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn tiêu lá bầu, nhãn long, nhãn giống da bò. Hiện nay ở một số nơi đã trồng đã trồng một số giống nhãn nhập của Trung Quốc, Thái Lan có triển vọng về chất lượng. II/ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH. 1. Nhiệt độ: Nhãn thích hợp nhiệt độ bình quân từ 20 0 C trở lên. Thời kì hoa nở nhiệt độ thích hợp là 20 0 C - 27 0 C, nếu gặp nhiệt độ thấp việc thụ tinh sẽ gặp trở ngại dẫn đến năng suất thấp. Khi thu hoạch, nhiệt độ cao phẩm chất quả sẽ tốt hơn. 2. Nước: Nhãn rất cần nước, nhất là thời kì phân hoá mầm hoa, quả phát triển. Lượng mưa hàng năm cần từ 1.300 - 1.600 mm. 3. Ánh sáng: Nhãn không chịu được ánh sáng gay gắt, thích hợp với ánh sáng tán xạ hơn là ánh sáng trực xạ, so với vải nhãn thích râm hơn. 4. Đất đai. Nhãn là cây thích ứng rộng trên nhiều loại đất. Thích hợp nhất là đất phù sa nhiều màu, ẩm mát, không bị ngập úng. III/ KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC. 1. Làm đất, đào hố và bón lót: - Làm đất, đào hố, bón phân lót tốt nhất trước khi trồng một tháng với kích thước và lượng phân như sau: Kích thước hố và lượng phân bón Lo ại đất Kích thước hố (cm) Lượng phân bón (kg/hố) S âu Rộ ng H ữu cơ L ân K ali V ôi Đấ t bằng 3 0-50 60 30 -50 1, 0-1,5 0, 5 0, 5 Đấ t đồi 8 0-100 60- 100 30 -50 1, 5-2,0 0, 5 0, 5-1,0 2. Thời vụ trồng: Vụ xuân: Từ tháng 4 đến tháng 8, tốt nhất từ tháng 5-7. 3. Khoảng cách và mật độ: Loại đất Khoảng cách (m) Mật độ (cây/ha ) Đất đồi dốc 7 x 7 hoặc 6 x 7 200 - 240 Đất vườn, bằng phẳng 8 x 8 50 4. Cách trồng: Đặt bầu xuống chính giữa hố đã đào, lấp kín mặt bầu sao cho mặt bầu thấp hơn mặt đất trong hố một chút cố định cây trồng vào một cọc để tránh đổ, sau đó phủ rơm rạ hoặc cỏ khô vào gốc cây rồi tưới nước giữ ẩm. 5. Chăm sóc sau trồng: - Trồng dặm những cây bị chết, tưới nước giữ ẩm, xới xáo làm cỏ, trồng xen cây họ đậu. - Bón thời kỳ cây nhãn cho quả: + Lần 1: Đầu tháng khi cây trồng phân hoá mầm hoa, dùng nước phân chuồng pha loãng, phối hợp với lân và ka li, không bón đạm quá nhiều để tránh mọc các cành vượt. + Lần 2: Cuối tháng 3 đầu tháng 4, mỗi cây bón 0,5 - 0,7 kg urê tuỳ tuổi và sinh trưởng của cây. + Lần 3: Cuối tháng 6, mục đích bón thúc quả, mỗi cây bón 0,5 - 1,0 kg urê, 0,3 - 0,3 Kg Sunfat Kali hoặc bón 2 -3 kg phân NPK. + Lần 4: Sau thu hoạch (Tháng 8 - 9 ), mỗi gốc cây bón 50 -60 kg phân chuồng + 0,5 kg urê + 5 kg Lân + 0,5 kg Kali. Chú ý lần bón 1 và lần bón 4. Phương pháp bón phân: + Nếu bị hạn, hoà phân với nước tưới cho cây, nếu có mưa chỉ cần rắc phân lên mặt đất dưới tán cây là được. + Bón phân hữu cơ sau kì thu hoạch vào rãnh đào dưới tán cùng với phân vô cơ và lấp đất lại. 6. Phòng trừ một số sâu bệnh và cỏ dại chính: Bọ xít: Biện pháp phòng trừ: Tháng 12 - 1 bắt bọ xít qua đông vào những đêm tối trời, ngắt đốt các lá có ổ trứng. Phun Sherpa 0,2 - 0,3%, Trebon 0,1 - 0,2% vào cuối tháng 4 và tháng 8 - 9. Sâu tiêu hại nhãn: Sâu thường gây hại vào vụ Xuân - Thu. Biện pháp phòng trừ: Dùng gai mây hay sợi thép cho vào trong lỗ ngoáy và kéo sâu ra. Bơm Polytrin 0,2 %, Sumicidin 0,2 % vào các vết đùn trên thân cây hoặc lấy bông thấm nước nhét vào các lỗ bị sâu đục. Sau khi thu hoạch quả tiến hành cắt tỉa, vệ sinh vườn, dùng nước vôi đặc quét lên gốc cây ngăn không cho sâu trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ hở trên thân cây. Rệp hại hoa quả non: Rệp thường xuất hiện khi giò hoa vươn dài đến quả non ổn định, gây rụng hoa và quả non hàng loạt. Biện pháp phòng trừ: Dùng Sherpa 0,1 - 0,2 %, Trebon 0,1 - 0,2 % phun 2 lần: Lần thứ nhất khi thấy rệp xuất hiện, lần thứ 2 phun sau đợt phun đầu 5 - 7 ngày. Bệnh mốc sương, sương mai. Bệnh sương mai hại hoa là loại bệnh nguy hiểm, bệnh xuất hiện khi cây bắt đầu ra giò hoa cho đến lúc đậu quả non (từ tháng 1 - 3). Bệnh làm cho cả chùm hoa bị hỏng. Bệnh lan truyền nhờ gió tạo thành các vết dịch. Bệnh phát triển mạnh khi có mưa phùn, ẩm độ không khí cao, trời âm u. Biện pháp phòng trừ. + Vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa thông thoáng vào mùa đông. + Dùng Boocđô 1 %, Riđômil - MZ 0,2 %, Score 0,05 %, Anvil 0,2 %, có thể dùng hỗn hợp Riđômil - MZ 0,2 % + Anvil 0,2 % để phun. Phun 2 lần: Lần thứ nhất khi cây ra giò, lần thứ 2 khi giò hoa nở 5 - 7 ngày. IV/ THU HOẠCH - BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN. . Thu hoạch: - Khi chín vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng, hạt chuyển từ màu nâu sang màu đen nhánh là nhãn chín, thu hoạch quả từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8 hoặc hết tháng 9. - Thu hoạch vào ngày tạnh ráo và tránh thu hoạch khi trời nắng nóng. Dùng kéo để cắt không làm xước cành ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của cây. - Cắt ở gốc chùm quả (tối đa chỉ cắt thêm 1- 2 lá). Không làm ảnh hưởng tới khả năng nảy lộc của cành thu. Để quả nơi râm mát, không nên xếp quả thành đống. . Bảo quản: Muốn bảo quản quả được lâu, giữ được phẩm chất và quả đẹp cần ngừng tưới nước trước khi thu hoạch khoảng 7 ngày. Giống vỏ quả dày, cùi khô bảo quản lâu hơn, hái đúng độ chín, loại bỏ quả bị sâu bệnh, nứt. Có thể dùng hoá chất, thùng các tông hay thùng gỗ, kho lạnh để bảo quản quả. . thấp hơn nhãn cùi). 3. Một số giống nhãn khác: - Tên giống: Nhãn tiêu da bò, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn tiêu lá bầu, nhãn long, nhãn giống da bò. Hiện nay ở một số nơi đã trồng đã trồng một. cùi, nhãn nước. 1. Nhãn cùi: - Tên giống: Nhãn lồng, nhãn hương chi, nhãn bàm bàm, nhãn đường phèn, nhãn cùi, nhãn cùi điếc, nhãn cùi hoa nhài, nhãn cùi gỗ. - Đặc điểm chung: Lá thường xanh. KỸ THUẬT TRỒNG NHÃN Nhãn là cây ăn quả có tính thích ứng rộng, dễ trồng, được trồng khắp nơi trong cả nước. Nhãn có giá trị kinh tế cao và là một

Ngày đăng: 08/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN