Huấn luyện viên quyền anh và kinh nghiệm của nhà quản lý giỏi docx

8 527 1
Huấn luyện viên quyền anh và kinh nghiệm của nhà quản lý giỏi docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Huấn luyện viên quyền anh và kinh nghiệm của nhà quản lý giỏi Đó là những chia sẻ của ông giám đốc người Scotland đang làm việc tại châu Á. Ông đã học rất nhiều từ lời người thầy dạy của mình truyền lại: “Hãy hạ thấp cằm xuống và nâng găng tay cao lên." Frank Boyland, giám đốc của Công ty phát triển Quốc tế Scotland, tại châu Á. Frank Boyland, giám đốc của Công ty phát triển Quốc tế Scotland, tại châu Á, đã học những kỹ năng quản lý tại trường thể thao thuộc thị trấn cảng Glasgow của Scotland. Từng là nhà vô địch môn quyền anh, hiện ở tuổi 43, đã giành chiến thắng ở cuộc thi đấu quyền anh hạng nặng ở tuổi 25 và bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh khi 26 tuổi. Ông làm việc cả ngày ở vị trí người thiết kế trong một công ty chất bán dẫn National Semiconductor Corp – của Mỹ tại Scotland. Động cơ thúc đẩy bản thân và những thành tựu thu được từ khi còn là vận động viên quyền anh để mài giũa kỹ năng về con người của Boyland. Vốn có kỹ năng về thiết kế và xây dựng chất bán dẫn từ tổng hợp kiến thức mà không có kỹ năng về phần mềm sử dụng hiện nay đã khiến Boyland gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất chip bán dẫn cũng như công việc thiết kế. Bằng sự hiểu biết và ham học hỏi, ông đã trở thành người dẫn đầu vị trí quản lý thiết kế máy tính và sau đó được ủy quyền điều hành nhóm phát triển kinh doanh tại công ty chuyên sản xuất chất bán dẫn. Tại Singapore, nơi ông đứng đầu một đội gồm 20 nhà nghiên cứu và những kỹ sư phát triển. Vào năm 2005, ông bắt đầu nâng cấp việc kinh doanh của công ty ở Nhật Bản với tên là Scottish Development International – SDI, một tổ chức đầu tư chính phủ thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại Scotland và giúp những công ty nước này trở thành hội nhập quốc tế. Nhật Bản hiện nay là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Scotland, ước tính chiếm 5% xuất khẩu của nước này. Có khoảng 65 công ty Nhật Bản hoạt động ở Scotland bao gồm như công ty về kỹ thuật số Fujifilm Holdings Corp., công ty điện tử Mitsubishi Electric Corp và Suntory Holdings Ltd…. Vào tháng 8, ông Boyland được thăng cấp lên giám đốc của SDI ở khu vực châu Á Thái Bình Dương có các chi nhánh tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore và Australia. Kể từ năm 2001, SDI đã liên quan trực tiếp tới thương vụ đầu tư hấp dẫn trị giá 212.5 triệu USD, tạo ra hơn 2000 việc làm trong lĩnh vực đầu tư rủi ro cao như thiết kế công nghệ và R&D. Ông Boyland đã tốt nghiệp trường đại học James Watt của Scotland, ông đã được đào tạo khá kỹ trong lĩnh vực điện, kỹ thuật điện cũng như về marketing, kinh tế và quảng cáo. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của PV tờ Nhật báo Phố Wall với ông Boyland tại Tokyo về kinh nghiệm lãnh đạo cũng như thành công của ông. - Công việc đầu tiên của ông là gì và bài học lớn nhất mà ông học là từ đâu? - Tôi bắt đầu học việc ở xưởng đóng tàu Scott Lithgow ở cảng Port Glasgow. Những năm 1950, đất nước Scotland có mật độ dân số thấp và ngành công nghiệp chưa mấy phát triển đã cung cấp khoảng 80% số tàu cho thuyền cho thế giới, nhưng thời điểm đó tôi khởi nghiệp là vào đầu những năm 1980, ngành công nghiệp đóng tàu đã chuyển tới Hàn Quốc và Nhật Bản. Do đó tôi có thể thấy cơ hội đầu tiên trên thị trường thế giới và cách những kỹ năng, kỹ thuật được chuyển giao từ phương Tây sang phương Đông. Học được một chút ở điều này là sau 20 năm tôi đã trở thành một nhà quản lý tại châu Á, đào tạo lại như người chuyển giao công nghệ với một công ty chất bán dẫn Mỹ đầu tư ở Scotland. - Nếu ông không trong lĩnh vực này, ông sẽ làm trong ngành nào? - Trước khi rời Scotland tới Singapore vào năm 1999, tôi đã là một huấn luyện viên quyền anh không chuyên trong lúc thời gian rảnh rỗi. Đấm bốc có ý nghĩa rất nhiều cho cộng đồng nơi tôi đến và tôi thực sự trưởng thành từ phòng tập quyền anh, lứa tuổi đấm bốc ở đây là từ 7 đến 25 tuổi. Nhiều bài học quan trọng từ sự tự kỷ luật mà những người trẻ tuổi nhất có thể học từ chuẩn bị cho các cuộc kiểm tra để phục vụ cho thi đấu, những bài học đó có thể áp dụng cho tất cả các con đường trong cuộc sống. - Ai cho ông lời khuyên kinh doanh tốt nhất? Người thầy dạy môn đấm bốc đầu tiên của tôi luôn nói: “Hãy hạ thấp cằm xuống và nâng găng cao lên.” Theo một nghĩa khác thì đừng cao ngạo và luôn sẵn sàng mạo hiểm ở bất kỳ hoàn cảnh nào và bạn có thể tạo ra sức mạnh từ vị trí phòng thủ. - Ông có khuyên gì những người đang ở vị trí như ông hiện nay? - Giống như phương pháp tiếp cận của môn quyền anh, ở điều kiện thị trường khắc nghiệt những điều bạn cần là kỹ năng, nhanh nhẹn, tốc độ và thu hút bằng những đòn đánh mạnh, mở đường cho các vòng đấu tiếp theo. - Cuốn sách kinh doanh nào thú vị nhất đối với ông? - Tôi là một người hâm mộ lớn của "The 7 Habits of Highly Effective People." – tác giả Stephen Covey. Ngoài ra tôi cũng đang đọc "Exit Music," một tiểu thuyết của tác giả Scotland tên là Ian Rankin. - Hiện phương tiện kỹ thuật nào là quan trọng nhất với ông? - Tôi đang có một chiếc xe moto địa hình mới để dùng khám phá nhiều vùng tươi đẹp của Scotland. - Ông có ví dụ nào khi ông thất bại liên quan tới công ty hay đồng nghiệp không? - Tôi một lần đã mắc lỗi là đồng ý phát biểu trong một cuộc diễn thuyết ở Singapore ngay sau khi tôi đi một chuyến hành trình dài từ Scotland. Tôi đã ngủ mê mệt và không tới tham dự. Nhưng may mắn mọi người đã thông cảm và tôi học được bài học về kinh nghiệm họp hành. - Ông đã từng bao giờ có một ông chủ tồi? - Tôi nghĩ tôi may mắn với những ông chủ mà tôi gặp. Có một vài đặc điểm của họ trái với quan điểm của tôi như là sự vượt quá tầm cỡ của ông chủ lớn khi tôi ở vị trí một kỹ sư thiết kế và với những ông chủ khác, họ đã cho tôi kinh nghiệm trong việc đối xử, những hành động không thích đáng, lời khuyên từ nghề nghiệp chuyên môn của tôi. - Điều gì là khó khăn nhất mà ông từ gặp ở vị trí quản lý? - Không phải là một quyết định cụ thể, nhưng nó luôn là khó khăn phải có để loại bỏ một ai đó của một nhóm bởi họ phạm sai lầm mặc dù phù hợp với huấn luyện viên và nỗ lực cá nhân tốt. Một vài người cũng thấy bản thân họ sai sót trong công việc và điều này có thể là thảm họa đối với cá nhân và đội của họ nếu không nhanh chóng quan tâm. - Điều gì ông thấy hài lòng nhất trong quyết định của nhà quản lý? - Đó có thể là quyết định chuyển tới châu Á 10 năm trước đây. Đó là một quyết định lớn ở thời điểm đó và nó đã thay đổi cuộc sống của tôi và công việc theo cách mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới. - Theo ông, điều gì là đặc điểm quan trọng nhất của một vị quản lý tốt? - Trong công việc kinh doanh của chúng ta, chúng ta cần những nhà quản lý là người hiểu biết kinh doanh, đáng tin về công nghệ và có hiểu biết về địa lý và văn hóa của thị trường bản địa. - Ông có bình luận gì về việc một ai đó bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực của ông bằng việc tham gia vào một trường dạy kinh doanh hoặc học bằng MBA? - Tôi có một lộ trình mở, nhưng tôi không bao giờ có qui tắc trong việc học những công cụ mới bởi việc lấy một bằng MBA, do đó tôi không chắc là tiết lộ với ai về điều này. Nguồn nguoilanhdao . Huấn luyện viên quyền anh và kinh nghiệm của nhà quản lý giỏi Đó là những chia sẻ của ông giám đốc người Scotland đang làm việc tại châu Á. Ông đã học rất nhiều từ lời người thầy dạy của. nhất của một vị quản lý tốt? - Trong công việc kinh doanh của chúng ta, chúng ta cần những nhà quản lý là người hiểu biết kinh doanh, đáng tin về công nghệ và có hiểu biết về địa lý và văn. hợp với huấn luyện viên và nỗ lực cá nhân tốt. Một vài người cũng thấy bản thân họ sai sót trong công việc và điều này có thể là thảm họa đối với cá nhân và đội của họ nếu không nhanh chóng

Ngày đăng: 08/07/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan