Sáu lỗi gặp phải trong phỏng vấn Khó mà tránh những cái bẫy trong cuộc phỏng vấn nếu bạn không biết rõ về chúng. Sau đây là sáu lỗi bạn cần lưu ý: 1. Lẫn lộn giữa Phỏng vấn và Thẩm vấn. Hầu hết các ứng viên đều chờ đợi một cuộc thẩm vấn, tức là tình huống mà chỉ có một người đặt câu hỏi từ đầu đến cuối và người còn lại chỉ biết trả lời. Trong khi đó, cuộc phỏng vấn là một dạng giao tiếp trong kinh doanh mà cả hai bên tham gia đều hỏi và trả lời. Ứng viên chờ đợi được thẩm vấn thường né tránh đặt câu hỏi, khiến người phỏng vấn bất đắc dĩ trở thành nhân viên điều tra. 2. Làm cho cái gọi là nhược điểm trông có vẻ tích cực. Người phỏng vấn thường hỏi ứng viên: "Nhược điểm của anh/chị là gì?". Thông thường, bạn được khuyên đề cập đến những nhược điểm theo kiểu: "Tôi là một người cầu toàn" và khiến nó nghe có vẻ tích cực. Người phỏng vấn sẽ không có ấn tượng về câu trả lời này vì có thể họ đã nghe câu trả lời như thế hàng trăm lần rồi. Nếu được hỏi như vậy, hãy nhấn mạnh đến những khía cạnh bạn mong muốn sẽ cải thiện và mô tả bạn đang làm gì để nâng cao kỹ năng của mình trong lĩnh vực ấy. Người phỏng vấn không để tâm tới nhược điểm của bạn là gì đâu. Họ chỉ muốn biết bạn xử lý câu hỏi như thế nào và câu trả lời cho biết được gì về bạn. 3. Không thể đặt câu hỏi Mỗi cuộc phỏng vấn đều kết thúc bằng việc người phỏng vấn hỏi liệu bạn còn thắc mắc gì nữa không. Điều tệ hại nhất là bạn trả lời rằng mình không có gì để hỏi. Điều này cho thấy bạn không quan tâm và thiếu chuẩn bị. Người phỏng vấn thường ấn tượng với những câu hỏi bạn đặt ra hơn là những luận điểm bạn muốn thuyết phục họ. Trước mỗi cuộc phỏng vấn, hãy lập ra danh sách năm câu hỏi bạn sẽ hỏi. Theo Kent Kirch, giám đốc tuyển trạch toàn cầu của Deloitte, "Tôi nghĩ câu hỏi hay là "Ông/bà có thể cho tôi biết về sự nghiệp của mình không?". "Ai cũng thích nói về mình, cho nên câu hỏi này tương đối an toàn". 4. Nghiên cứu về công ty mà không xem xét bản thân. Các ứng viên thường bỏ thời gian chuẩn bị bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty. Hầu hết người tìm việc không chịu nghiên cứu bản thân bằng cách rà soát lại kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng. Lập ra một danh mục năng lực bản thân giúp bạn chuẩn bị để sẵn sàng trả lời ngay những câu hỏi về kinh nghiệm. Bạn phải chuẩn bị để thảo luận bất kỳ khía cạnh nào về nhân thân của mình. Khi lập ra danh mục năng lực cá nhân, bạn sẽ có dịp lục lại bộ nhớ và giúp bạn ngay lập tức nhớ ra những kinh nghiệm mà nếu thiếu khâu chuẩn bị này, bạn có khả năng quên trong buổi phỏng vấn. 5. Mở máy điện thoại di động. Có thể chúng ta đang sống trong một xã hội được kết nối và yêu cầu sự hiện diện liên tục nhưng trong buổi phỏng vấn, chiếc điện thoại di động reo inh ỏi thật không phù hợp. Hãy tắt nó ngay khi bạn bước vào công ty. 6. Chờ đợi điện thoại. Sau buổi phỏng vấn, thời gian là kẻ thù của bạn. Sau khi gửi thư cảm ơn cho mỗi người phỏng vấn, vài ngày sau bạn có thể liên hệ để đặt thêm câu hỏi hoặc bổ sung thông tin. Nguồn: HRVietnam. . Sáu lỗi gặp phải trong phỏng vấn Khó mà tránh những cái bẫy trong cuộc phỏng vấn nếu bạn không biết rõ về chúng. Sau đây là sáu lỗi bạn cần lưu ý: 1. Lẫn lộn giữa Phỏng vấn và Thẩm vấn. . khả năng quên trong buổi phỏng vấn. 5. Mở máy điện thoại di động. Có thể chúng ta đang sống trong một xã hội được kết nối và yêu cầu sự hiện diện liên tục nhưng trong buổi phỏng vấn, chiếc điện. được thẩm vấn thường né tránh đặt câu hỏi, khiến người phỏng vấn bất đắc dĩ trở thành nhân viên điều tra. 2. Làm cho cái gọi là nhược điểm trông có vẻ tích cực. Người phỏng vấn thường