1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de tai mon ky thuat

18 828 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 121,5 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập –Tự Do –Hạnh Phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN DẠY TỐT MÔN KĨ THUẬT LỚP 4, LỚP 5” I/ Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lý luận: Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Giáo dục về việc đánh giá sâu môn Thủ công, Kĩ thuật ở cấp Tiểu học, qua ý kiến của các tỉnh ,thành phố trên cả nước , ý kiến các cấp quản lý, phụ huynh, học sinh đại diện cho vùng, miền ,thực trạng dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học .Hầu hết ý kiến các địa phương đều thống nhất nhận định: Mục tiêu của môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học là đúng đắn, phù hợp, góp phần đạt mục tiêu chung của giáo dục tiểu học bởi vì: Môn Thủ công, Kĩ thuật có vị trí quan trọng trong nhà trường: Được dạy có hệ thống từ tiểu học đến trung học .Cũng như các môn học khác, môn Thủ công, Kĩ thuật góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản khác của học sinh. Là một bộ phận của kĩ thuật phổ thông .Môn Thủ công, Kĩ thuật giúp cho học sinh tập áp dụng những kiến thức đã học từ các môn học khác như: Toán, Tự nhiên & Xã hội v.v…vào quá trình làm ra sản phẩm, qua đó củng cố và vận dụng kiến thức đã học góp phần nâng cao chất lượng các môn học khác .Môn Thủ công, Kĩ thuật, góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề, góp phần phát triển tư duy sáng tạo. Nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất của người lao động mới như: cần cù,cẩn thận,có ý thức vượt khó,làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học. Môn Kĩ thuật lớp 4, lớp 5 là một trong các môn học trong kế hoạch giáo dục Tiểu học. Mục tiêu của môn Kĩ thuật lớp 4, lớp 5: Kiến thức: giúp cho học sinh hiểu được những tri thức cần thiết và tối thiểu về kĩ thuật cắt, khâu, thêu, nấu ăn trong gia đình; kĩ thuật trồng cây, nuôi vật nuôi trong gia đình và kĩ thuật lắp ghép mô hình. Trên cở sở đó, bước đầu cho các em làm quen với các lĩnh vực hoạt động dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp. Kĩ năng: Hình thành ở học sinh kĩ năng lao động đơn giản; khâu, thêu, nấu ăn, trồng cây, lắp ghép được một số mô hình kĩ thuật, chăn nuôi và sử dụng các dụng cụ thông thường (kéo, kim khâu, thước, cuốc, ) trong quá trình lao động. Bước đầu hình thành ở học sinh tư duy sáng tạo, thói quen lao động có kĩ thuật theo quy trình công nghệ và bồi dưỡng năng lực làm việc hợp tác với người khác. Thái độ: giáo dục học sinh yêu lao động, kính trọng người lao động, biết quý sản phẩm lao động.Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và thói quen làm việc theo quy trình. Có ý thức tự phục vụ, hợp tác với bạn bè, giữ gìn môi trường sạch đẹp. Chương trình môn thủ công, kĩ thuật nhìn chung khá hợp lý. Các mạch kiến thứchệ thống đảm bảo sự cân đối hài hòa trong mục tiêu đề ra. Việc cần thiết là người giáo viên cần có phương pháp dạy học nào để đạt được mục tiêu.Nó đòi hỏi người thầy phải có những phương pháp và tổ chức dạy học môn Thủ công đặc biệt là môn kĩ thuật lớp 4 và lớp 5 như một hoạt động giáo dục kĩ năng sống, đạo đức cho học sinh. Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này trong quá trình dạy học một số giáo viên chú ý liên hệ thực tiễn và hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung đã học trong điều kiện thực tiễn cụ thể.Trong thực tế khi lên lớp giáo viên đã sử dụng nhiều hình thức dạy học đạt kết quả cao ,nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế nhất định, nên sản phẩm các em làm ra chưa đạt như ý muốn, một số học sinh yếu chưa làm ra được sản phẩm, chính vì vậy tổ Kĩ thuật chọn đề tài “ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN DẠY TỐT MÔN KĨ THUẬT LỚP 4, LỚP 5” 2. Cơ sở thực tiễn: .Tìm hiểu những khó khăn thuận lợi của giáo viên khi dạy môn kĩ thuật lớp 4, lớp 5: Qua các buổi họp khối, họp trường, dự giờ giáo viên trong huyện, trong trường mình phụ trách. Giáo viên đã cho biết những thuận lợi khó khăn của giáo viên khi dạy môn Kĩ thuật: Thuận lợi: Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, không ngại khó. - Học sinh có sách giáo khoa đầy đủ, thích tìm hiểu điều mới lạ. - Thư viện trường được cấp thêm một số :bộ dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật -Sĩ số lớp đủ chuẩn,có trường sĩ số học sinh ít so với chuẩn của bộ Giáo dục & Đào tạo Khó khăn: - Không có tranh quy trình như lớp 2, lớp 3. - Không có tranh phục vụ kĩ thuật nuôi gà. - Nhiều chương khó đối với học sinh như nuôi vật nuôi, khâu thêu, nấu ăn, - Học sinh không ham thích học môn kĩ thuật như các môn học khác. - Một số phụ huynh là người có “ảnh hưởng” không tốt bắt con học hai môn Toán và Tiếng việt. - Lúng túng khi dạy chương lắp ghép kĩ thuật do không có thời gian tháo các chi tiết. - Không có giáo viên chuyên như môn mĩ thuật, thể dục - Một số giáo viên xem nhẹ môn học này( cho đó là môn học phụ) II/ Khảo sát thực trạng Toàn huyện có 17 trường Tiểu học, các thành viên trong tổ phân công nhau dự giờ được 12 tiết, trong đó có 5 tiết chương cắt, khâu,thêu, gấp hình ; 5 tiết lợi ích của việc nuôi gà( khối 5); 2 tiết lắp ghép ( khối 5). Trong các tiết dạy giáo viên đã giới thiệu khái quát một số kĩ năng sử dụng một số thiết bị của các bộ đồ dùng, quan sát vật thật, bài mẫu, quy trình trồng một cây, nuôi một con, nhưng nhìn chung tiết dạy học sinh còn chán một phần bởi giáo viên đang làm cho môn học trở nên “nặng” hơn.Lẽ ra đây là môn học để học sinh thư giãn thì ngược lại, học sinh phải chịu áp lực làm ra sản phẩm .Vì vậy phương pháp dạy học của giáo viên giữa các trường chúng tôi thấy bất cập. @ Giáo viên: - Một số bài không có tranh quy trình giáo viên phải làm thêm tranh quy trình quá phức tạp và mất nhiều thời gian do một số giáo viên vẽ không đẹp, do đó còn gặp khó khăn trong việc hướng dẫn cho học sinh trước đối với một số bài có những bước làm khó. -Giáo viên còn bám sát sách giáo viên ,chưa chủ động trong việc soạn giảng cho phù hợp với chuẩn kiến thức-kĩ năng của Bộ quy định( nhất là chương lắp ráp). -Giáo viên chưa mạnh dạn tổ chức cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để hoàn thành sản phẩm, thường hỏi – đáp gây mất thời gian thực hành của học sinh. - Giáo viên nam dạy chương khâu thêu và giáo viên nữ dạy chương lắp ráp điện chưa phù hợp. - Không có bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5, giáo viên phải sử dụng bộ của lớp 4 nên có vài linh kiện bị thiếu. -Nhiều tiết ĐDDH của giáo viên kích thước nhỏ, đường khâu thêu chưa rõ ràng, học sinh chưa gọi tên, nhận dạng được các chi tiết, dụng cụ một cách chính xác trong Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. @ Học sinh: -Bộ lắp ráp Kĩ thuật học sinh quá cao ( 45.000 đ/bộ) nên học sinh khó có thể mua được. -Một số em sử dụng chưa thành thạo dụng cụ Cờ lê,tua vít để lắp, tháo các bộ phận chi tiết -Nội dung thêu chưa phù hợp với học sinh nam, - Học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ và làm lại theo sự làm mẫu của giáo viên. Sau khi dự giờ xong cùng trao đổi với giáo viên những ưu điểm, tồn tại và những khó khăn trong quá trình giảng dạy môn Kĩ thuật lớp 4 +5 , tổ chúng tôi họp bàn biện pháp giúp giáo viên dạy môn Kĩ thuật lớp 4+ 5 ngày càng tốt hơn, “giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc Trung học cơ sở” ( Điều 25 Luật giáo dục) III/Nội dung và biện pháp thực hiện. 1/Nội dung: • Nội dung chương trình Kĩ thuật lớp 4+5 + Kĩ thuật lớp 4: - Cắt, khâu, - Thêu - Trồng rau, hoa - Lắp ghép mô hình cơ khí. + Kĩ thuật lớp 5: ( 35/70 tiết) - Khâu,thêu - Nấu ăn - Nuôi gà - Lắp ghép mô hình cơ khí - Lắp ghép mô hình điện. Điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học được hướng dẫn trong công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10 tháng 9 năm 2009 .Nội dung điều chỉnh căn cứ vào đối tượng học sinh và điều kiện thực tế, các địa phương chủ động lựa chọn, điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học môn Thủ công-Kĩ thuật phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học các vùng miền . 1.1. Biện pháp giải quyết những khó khăn: 1.1.1 Bồi dưỡng cho GV những kiến thức về tâm sinh lí học sinh lứa tuổi tiểu học: Ở lứa tuổi từ 6 đến 11, sinh lí của não vẫn tiếp tục hình thành. Việc dạy học sẽ kích thích mạnh mẽ sự phát triển các chức năng của não. Nhờ đó, đã xuất hiện các điều kiện để chuyển dần từ tư duy hình tượng – đồ vật sang tư duy trừu tượng – lời. Nhưng cũng cần chú ý rằng, ở lứa tuổi này , trẻ lúc nào cũng tìm chỗ dựa ở kinh nghiệm cảm tính, ở những biểu tượng, ấn tượng của bản thân, những tri thức gần với cuộc sống của các em. Học sinh tiểu học rất dễ đãng trí trong công việc mà các em chưa hứng thú, khó tập trung chú ý đến những tài liệu thiếu hấp dẫn về cảm xúc trực tiếp. Hơn nữa học sinh tiểu học rất hăng hái và ham thích vận động. Vừa hiếu động, vừa chưa biết điều khiển hoàn toàn hành vi của mình, thường dẫn đến hiện tượng dễ bị kích động, thiếu kiềm chế và vô tổ chức Tuy nhiên, cần nhấn mạnh ba nét đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học mà các nhà quản lí giáo dục tiểu học cần đặc biệt quan tâm: - Mỗi học sinh tiểu học là một chỉnh thể, một thực thể hồn nhiên. - Trong mỗi học sinh tiểu học tiềm tàng khả năng phát triển. - Mỗi học sinh là một nhân cách đang hình thành và phát triển. 1.1.2. Bồi dưỡng cho GV những định hướng chính trong đổi mới phương pháp dạy học. - Đổi mới theo hướng phát huy cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. - Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các PPDH khác nhau sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của trường, lớp. - Đổi mới PPDH theo hướng phát triển khả năng tự học của HS. - Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân. - Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành. - Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học. - Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cả PP kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS. - Đổi mới PPDH theo hướng đổi mơí cách thiết kế bài học và xây dựng mục tiêu bài học. SƠ ĐỒ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PPDH môn Kĩ thuật PP trình bày trực quan (Quan sát mẫu) PP làm mẫu PP luyện tập PPDH dùng ngôn ngữ SƠ ĐỒ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.1.3 Lưu ý giáo viên những dấu hiệu cơ bản của việc thực hiện PPDH tích cực khi dạy môn kĩ thuật lớp 4 – lớp 5. - Dạy học thông qua các hoạt động học tập của học sinh: nội dung của bài học thông qua các hoạt động như hoạt động quan sát nhận xét mẫu, hoạt động hướng dẫn thao tác mẫu, hoạt động thực hành. Trong các hoạt động này, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho HS tham gia vào các hoạt động như hoạt động quan sát, đàm thoại, thực hiện các thao tác làm ra sản phẩm Qua đó khám phá Hình thức tổ chức dạy học Trong lớp Ngoài lớp (tại hiện trường) Cá nhân Nhóm Cả lớp ra những điều chưa biết và thu nhận những kiến thức, kĩ năng cần thiết theo mục tiêu bài học. - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Khi dạy môn kĩ thuật, giáo viên không dạy theo kiểu “rót” kiến thức từ thầy sang trò, giảng giải mọi vấn đề mà cần tập trung hướng dẫn cho học sinh “ học cách học”, học cách phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề theo cách riêng của các em. Hướng dẫn cho học sinh cách đọc SGK để bước đầu làm quen với phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác: học tập hợp tác trong giờ kĩ thuật được tổ chức dưới hình thức học tập theo nhóm khi học sinh thực hành, trưng bày, trang trí sản phẩm hoặc khi thảo luận những vấn đề kĩ thuật do giáo viên đặt ra trong giờ học. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: HS phải được tham gia tự đánh giá dựa trên sự hướng dẫn và các gợi ý về tiêu chí đánh giá của giáo viên . Khi giáo viên tổ chức trưng bày, đánh giá sản phẩm thực hành thì khuyến khích, động viên học sinh tham gia đánh giá. Việc kết hợp đánh giá của học sinh với đánh giá của GV không những tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, hứng thú mà còn góp phần hình thành năng lực đánh giá cho học sinh ngay ở cấp tiểu học. 1.1.4 Giúp giáo viên giải quyết những khó khăn bằng cách: - Tham mưu với hiệu trưởng tăng cường trang thiết bị phục vụ cho việc dạy môn kĩ thuật lớp 4, lớp 5. - Khuyến khích giáo viên sưu tầm tranh ảnh, tải từ internet các hình ảnh có liên quan. - Thư viện mua sắm thêm nhiều bộ lắp ghép kĩ thuật, bộ thực hành khâu thêu cho các em khó khăn về kinh tế mượn khi học. - Với chương lắp ghép kĩ thuật: hướng dẫn cho giáo viên có thể dạy theo hướng bổ ngang (dạy lắp ghép hoàn chỉnh từng chi tiết) trong từng tiết học. Tiết cuối của bài sẽ lắp ráp hoàn chỉnh thành sản phẩm. Tuy nhiên lưu ý giáo viên tránh không dạy theo kiểu “thầy nói đến đâu trò làm đến đó”. • Phân công thể nghiệm đề tài như sau: -Tháng 12: Tuần 15 –Buổi sáng dự lớp 4,5 trường Tân Nghĩa 2 - Buổi chiều dự lớp 2-3 trường Tân Nghĩa 1 -Tháng 1: Tuần 21 –Buổi sáng dự lớp 1,5 trường Sơn Mĩ 2 - Buổi chiều dự lớp 4-5 trường Tân thắng 1 Thời gian bắt đầu từ tháng 12/2009 đến tháng 4/2010. 1. 2/ Quy trình và phương pháp dạy học môn Kĩ thuật lớp 4+5 - Chương : cắt, khâu, thêu: + Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét vật liệu + Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm sử dụng kéo + Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét một số vật liệu, dụng cụ khác. Trong quá trình dạy học môn Kĩ thuật lớp 4+ 5 một việc không thể thiếu được, nó giúp cho người giáo viên thành công trong tiết dạy, nhưng giáo viên lại thờ ơ ít ai chú ý tới Bộ dụng cụ, do vậy khi hướng dẫn học sinh học chưa đạt như mong muốn, giáo viên lúng túng khi dạy, một số học sinh yếu khi thực hành chưa hoàn thành sản phẩm như mong muốn .Nhưng thực sự nó đem đến hiệu quả rất cao trong tiết học, tác dụng giáo dục rất thiết thực gần gũi với học sinh tiểu học. Vậy muốn cho tiết dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc soạn giảng giáo viên cần nghiên cứu kĩ Bộ dụng cụ . Sau đây tổ chúng tôi sẽ hướng dẫn thêm khi sử dụng :bộ dụng cụ kĩ thuật lớp 4+5 @ Đối với Bộ dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu. [...]... cắt chỉ Cầm kéo bên tay phải, lưỡi kéo có đầu vát và to ở trên, lưỡi kéo thon nhỏ hơn ở dưới , kéo luôn được mài sắc, giữ 2 lưỡi kéo vừa khít Dùng kéo xong phải để đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra + Kim khâu, thêu: Kim có nhiều loại, nhiều số to, nhỏ khác nhau.Khi thực hành khâu, thêu phải chọn loại kim phù hợp với độ dày, mỏng từng loại vải Nên dùng kim có mũi nhọn, sắc, thon... ở dưới , kéo luôn được mài sắc, giữ 2 lưỡi kéo vừa dễ cắt vải bằng những nhát cắt sắc gọn và chính xác, đầu kéo sắc nhọn ( không bị quăn lại ) Dùng kéo xong phải để đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra ( Phần này đã nêu mục hướng dẫn trên) Ví dụ 2 Bài: Cắt vải theo đường vạch dấu ( tiết 2 ) –Lớp 4 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thao tác kĩ thuật a) Mục tiêu: Học sinh nắm được các... vải, sau đó vẽ Khi cắt tay phải cầm kéo, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên, đưa lưỡi kéo cắt theo đường vạch dấu, trong khi cắt không được đùa nghịch.Dùng kéo xong phải để đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra ( Phần này đã nêu mục hướng dẫn trên) Chương : Lắp ghép mô hình Để sử dụng hiệu quả Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật , cụ thể là các em học sinh có thể lắp, tháo được các mô hình kĩ thuật . vậy khi hướng dẫn học sinh học chưa đạt như mong muốn, giáo viên lúng túng khi dạy, một số học sinh yếu khi thực hành chưa hoàn thành sản phẩm như mong muốn .Nhưng thực sự nó đem đến hiệu quả rất. được mài sắc, giữ 2 lưỡi kéo vừa khít. Dùng kéo xong phải để đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra. + Kim khâu, thêu: Kim có nhiều loại, nhiều số to, nhỏ khác nhau.Khi thực. đầu kéo sắc nhọn ( không bị quăn lại ) .Dùng kéo xong phải để đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra. ( Phần này đã nêu mục hướng dẫn trên) Ví dụ 2 Bài: Cắt vải theo đường vạch

Ngày đăng: 08/07/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w