“Nghệ thuật” làm mẹ kế potx

5 199 0
“Nghệ thuật” làm mẹ kế potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Nghệ thuật” làm mẹ kế Cả khu tập thể ai cũng ngưỡng mộ và nể phục chị Thảo, bởi hai đứa con chồng của chị hư là thế, ghê gớm là thế mà rồi cuối cùng cũng yêu kính chị như mẹ đẻ của mình. Trước đây, anh Lâm (chồng chị Thảo), sau khi ly dị người vợ cả, tưởng chừng chuyện tình duyên của anh cũng kết thúc luôn từ đó, vì ai cũng “ngại” hai đứa con của anh. Nhưng vượt lên tất cả, chị Thảo đã quyết định đi trên con đường mà chính chị cũng nhìn thấy trước những khó khăn, chông gai. Giờ đây, chị Thảo đã có một gia đình tràn ngập hạnh phúc với những đứa con chồng ngoan ngoãn, rất yêu thương mẹ kế như mẹ đẻ. Khi được hỏi “bí quyết” nào giúp chị thành công như vậy, chị Thảo cười hiền: “Đơn giản tôi coi chúng là những đứa con do mình mang nặng đẻ đau”. Nghe thật dễ dàng, nhưng chỉ mình chị hiểu được những nỗi khó nhọc của người làm mẹ kế. Với cô con gái út của chồng mới 3 tuổi, lứa tuổi được coi là dễ “chinh phục”, chị Thảo cũng gặp không ít khó khăn. Đầu tiên bé út rất khó gần, không chịu cho ai chăm sóc ngoài bố và chị gái, người lạ mà bế là bé khóc thét lên. Không ít lần chị Thảo bị bé đẩy ra, thậm chí còn dứt tóc, cào mặt chị. Song bằng sự kiên trì và tình yêu thương, chị Thảo dành nhiều thời gian cho bé út, chị thực sự hòa mình vào thế giới trẻ thơ của bé, cùng bé chơi những trò chơi thú vị, dạy bé múa hát… Dần dần bé gần gũi, gắn bó với chị hơn, bé luôn muốn có “mẹ Thảo” ở bên. Còn với Hương, con gái lớn của anh Lâm đã 15 tuổi nên có phần khó gần hơn. Thời gian đầu Hương tỏ thái độ “chống đối” chị Thảo ra mặt, cháu ăn nói rất hỗn láo, không chịu gọi chị bằng “mẹ” hay “cô” mà gọi là “bà” xưng “tôi”. Hương gây hết khó khăn này đến khó khăn khác cho chị trong sinh hoạt hàng ngày. Từ những trò lặt vặt như làm hỏng các món ăn chị làm, bày bừa đồ đạc cho chị phải vất vả dọn dẹp, hay đến những việc hệ trọng hơn như gây hiểu lầm giữa chị và anh Lâm để mong bố ghét dì ghẻ của Hương đều không qua nổi mắt chị. Song chị Thảo thường trách phạt Hương bằng thái độ bao dung chứ không tỏ ra tức giận hoặc sợ hãi, cam chịu. Hương là đứa trẻ bướng bỉnh nhưng cũng rất sợ bố, tuy nhiên chị Thảo không bao giờ “hỏi tội” Hương trước mặt bố Lâm. Điều này khiến Hương có phần nể sợ “dì”. Song cũng chưa bao giờ để được lòng Hương mà chị Thảo lại dung túng cho những việc làm sai trái của cháu. Bằng sự nhắc nhở nhẹ nhàng và có phần cảm thông, chị đã khiến Hương phải nhìn nhận lại hành động của mình và biết xấu hổ. Chị đã có những chia sẻ thực sự cần thiết, tế nhị, đúng lúc dành cho Hương khiến Hương rất đỗi kinh ngạc và thầm biết ơn chị. Dần dần Hương nhận thấy “dì ghẻ” rất tôn trọng mình, dì thực sự coi Hương là người lớn, mọi lời nói, việc làm và thế giới riêng của Hương đều được dì xem trọng. Hương rất cảm kích trước cách cư xử này của dì, bởi chính bố và mẹ đẻ của cháu trước đây cũng chưa từng làm được điều đó. Hương ngày càng gần gũi với “dì ghẻ”, coi dì như một người bạn, chia sẻ với dì nhiều hơn bởi dì rất hiểu Hương, dì còn là người biết giữ bí mật và luôn cho Hương những lời khuyên đúng đắn. Và một điều nữa khiến Hương rất nể phục “dì ghẻ”, đó là thái độ công bằng của chị Thảo đối với mẹ đẻ của Hương. Khi bé út có chiều quên mẹ đẻ, thiên hẳn về phía mình, chị Thảo thường khéo léo “điều chỉnh” bằng cách nhắc với bé là bé có hai mẹ, bé phải yêu thương cả hai mẹ như nhau. Chưa bao giờ chị Thảo có một lời lẽ nào chỉ trích, nói xấu mẹ đẻ của Hương, và còn khuyến khích chị em Hương thường xuyên liên lạc với mẹ đẻ (mặc dù mẹ đã có gia đình khác), tránh cho chị em Hương sự giằng xé về tình cảm. Hương không khỏi xúc động khi nghe dì tâm sự: “Mẹ không bao giờ có thể hoàn toàn thay thế được hình ảnh mẹ đẻ trong mắt các con. Mẹ chỉ mong các con hãy coi mẹ như một người mẹ xuất hiện thêm trong cuộc đời các con và được các con chấp nhận…”. Bằng tấm lòng nhân hậu, tình thương bao la và một phương pháp vô cùng đúng đắn, chị Thảo đã làm nên điều kỳ diệu là xóa được định kiến đã ăn sâu vào quan niệm của nhiều người: “Mấy đời bánh đúc có xương/Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Câu chuyện của chị Thảo cho thấy, xây dựng mối quan hệ tốt với con riêng của chồng không phải là việc khó đến mức không thể làm nổi. . “Nghệ thuật” làm mẹ kế Cả khu tập thể ai cũng ngưỡng mộ và nể phục chị Thảo, bởi hai đứa con chồng của chị hư là thế, ghê gớm là thế mà rồi cuối cùng cũng yêu kính chị như mẹ đẻ. xúc động khi nghe dì tâm sự: Mẹ không bao giờ có thể hoàn toàn thay thế được hình ảnh mẹ đẻ trong mắt các con. Mẹ chỉ mong các con hãy coi mẹ như một người mẹ xuất hiện thêm trong cuộc đời. đối với mẹ đẻ của Hương. Khi bé út có chiều quên mẹ đẻ, thiên hẳn về phía mình, chị Thảo thường khéo léo “điều chỉnh” bằng cách nhắc với bé là bé có hai mẹ, bé phải yêu thương cả hai mẹ như

Ngày đăng: 08/07/2014, 15:20