1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi học kì II Văn 11

4 744 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

Sở GD ĐT Hà NộiTrờng THPT Trung văn Đề kiểm tra học kỳ II Môn: Ngữ Văn 11 Thời gian: 90 phút đề bài Cõu 1: 4 điểm Cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận

Trang 1

Sở GD ĐT Hà Nội

Trờng THPT Trung văn

Đề kiểm tra học kỳ II Môn: Ngữ Văn 11 Thời gian: 90 phút

đề bài

Cõu 1: (4 điểm)

Cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Tràng giang” của Huy

Cận

“Lớp lớp mõy cao đựn nỳi bạc Chim nghiờng cỏnh nhỏ búng chiều sa

Lũng quờ dợn dợn vời con nước Khụng khúi hoàng hụn cũng nhớ nhà”

Cõu 2: (6 điểm)

Phõn tớch bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

Trường THPT Trung Văn

Trang 2

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11 Câu 1: (4 điểm)

Cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Tràng giang” của Huy

Cận

MB: (0,5 điểm)

- Giới thiệu đôi nét về hồn thơ Huy Cận và vị trí của bài Tràng giang trong thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám

- Giới thiệu khái quát về nội dung bao trùm trong bài thơ và vị trí, ý nghĩa của khổ thơ cuối

TB: 1 Hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ qua 2 câu thơ (1,5 điểm)

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”

- Hình ảnh hùng vĩ, sống động, rợn ngợp Hình ảnh mang phong vị thơ Đường

- Hình ảnh cánh chim nhỏ gợi sự nhỏ bé, cô đơn, bất lực, cánh chim chở nặng tâm trạng => đối lập với cảnh ở câu trên

Cảnh vật buồn nhưng mang vẻ đẹp kì vĩ, ẩn chứa tâm trạng nhà thơ buồn, cô đơn

2 Nỗi nhớ quê hương da diết của một cá nhân đang lạc lõng bơ vơ

(1,5 điểm)

- Trước cảnh hoàng hôn buông xuống sông nước mênh mang nỗi buồn càng thêm da diết, gợi nỗi nhớ quê hương

Trang 3

- “Dợn dợn” không chỉ gợi không gian mà còn diễn tả sự rợn ngợp của lòng người, tâm trạng thời thế

- Câu cuối mang phong vị thơ Đường, liên hệ tới câu thơ của Thôi Hiệu

=> Thể hiện nỗi buồn của Huy Cận, “nhớ nhà ” vừa cụ thể, vừa trừu tượng, đó không chỉ là một mái nhà, một quê hương mà còn là nỗi khát khao tìm một chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống vắng của tác giả

KL: Nhận xét chung về khổ thơ (0,5 điểm)

- Thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, thể hiện tình yêu nước thầm kín

- Khổ thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại

Câu 2: (6 điểm)

Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.

MB: Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Tố Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Từ ấy.

TB: 1.Phân tích nhan đề “Từ ấy”: Thời điểm quan trọng, bước ngoặt

trong cuộc đời nhà thơ

2 Khổ thơ 1:Niềm vui khi được giác ngộ lí tưởng Cộng sản

- Phân tích các hình ảnh:

+ Nắng hạ.

+ Mặt trời chân lí.

=>Ánh sáng kì diệu của cách mạng soi sáng tâm hồn nhà thơ, đó là ánh sáng của lý tưởng Cộng sản

- Phân tích các động từ: Chói, Bừng

Trang 4

=> sự tác động mạnh mẽ tới tâm hồn nhà thơ.

- So sánh: “ hồn tôi là một vườn hoa lá rất đậm hương và rộn tiếng chim”

=> Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản

Những câu thơ tự sự như Tố Hữu như tự giãi bày lòng mình, kể lại ngày đến với lí tưởng Cộng sản

3 Khổ 2: Sự nhận thức về lẽ sống:

- Phân tích: + “Tôi buộc” => Sự tự nguyện

+ “Trăm nơi”, “trang trải”=> sự sẻ chia chân thành, đến với những con người cụ thể

- Tự nguyện cái tôi với cái ta, cá nhân với quần chúng gắn bó, 2 câu thơ đầu khẳng định lẽ sống mới mẻ

- Hai dòng sau thể hiện tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp, đặc biệt quan tâm tới quần chúng lao khổ

Phân tích câu: “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” => ý thức về

sức mạnh tổng hợp của quần chúng

4 Khổ 3: Sự chuyển biến về tình cảm

- Cấu trúc câu thơ khẳng định, điệp từ => khẳng định, nhấn mạnh tình cảm đầm ấm ,thiết tha của nhà thơ, tự thấy mình đã trở thành thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ

- Tố Hữu đã vượt qua tình cảm ích kỉ, tầm thường để vươn tới một tình yêu trọn vẹn to lớn

- Thể hiện một quyết tâm cống hiến, góp phần giải phóng dân tộc KL: Khái quát lại giá trị của bài thơ

Ngày đăng: 08/07/2014, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w