KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ẤU ppsx

6 2.1K 16
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ẤU ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ẤU 1- Đặc điểm và nguồn gốc: Cây ấu có tên khoa học là Trapa natans var bicomis, thuộc họ Trapacae, là loại cây thủy sinh nồi, gốc dính vào bím, lá xanh đậm, mặt dưới có lông dày, nâu, cuống dài 5-20 cm hơi phù màu đỏ nhạt. Hoa trắng dài 1,5 cm, điã mật vàng, 4 tiểu nhụy. Trái ở dưới nước mọc ở nách đầu cuống, trái có hai sừng cong nhọn hoặc sừng tà, có một tử diệp to, một tử diệp nhỏ, có lớp vỏ dày khoảng 0,8 mm, lúc non màu vỏ đỏ tươi, khi đúng độ chín màu hơi đỏ nâu, lúc già trái rụng xuống bùn màu vỏ nâu đen. Cây ấu có nguồn gốc ở Việt Nam, có nhiều ở Trung Quốc và Đài Loan, tại Trung Quốc có 3 loại, dạng ấu hai sừng cong nhọn; loại 3 sừng đều cạnh, nhọn và dạng 4 sừng tà. Giống ấu nguồn gốc tại Việt Nam có 2 dạng, 1 dạng có sừng tà và dạng kia sừng dẹp nhọn, vỏ dày, nhân nhỏ. Năm 1996, các công ty Đài Loan đã mang giống ấu của họ phổ biến cho nông dân trồng và tổ chức thu mua. Giống ấu Đài Loan đã nhanh chóng phát triển trên đất ruộng thành hệ thống canh tác lúa Đông Xuân-ấu Hè thu và trở thành loại cây trồng sống chung với lũ tuyệt vời, đây là giống ấu có 2 sừng cong nhọn, có vỏ mỏng, nhân dày lớn, nhiều tinh bột khi đúng độ chín và có hàm lượng đường tương đối cao khi trái ấu còn non. Ấu được nhân giống bằng trái, sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân đem cây ấu giâm đã đủ sức cấy xuống ruộng, khoảng cách 1,5 m 2 bụi, sau khi cấy khoảng 3 tháng bắt đầu thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 2 - 2,5 tháng. Với năng suất bình quân 10- 15 tấn/ha, giá bình quân 1,7 triệu đồng/tấn, cây ấu đã trở thành cây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nông dân. 2. Các biện pháp kỹ thuật trong canh tác ấu: a. Kỹ thuật làm đất: tùy theo điều kiện đất đai. khí hậu, mùa vụ để xác định phương pháp làm đất thích hợp, đảm bảo độ sâu thích hợp, nhuyễn bùn, phẳng và sạch cỏ dại. Trục xới đất thành một nền bùn dày khoảng 20- 30 cm, cho nước vào ruộng khoảng 10- 15 cm sau đó tiến hành cấy giống xuống. b. Mật độ và kỹ thuật trồng: Ngâm giống: mỗi ngày thay nước 2 lần, đến khi trái ấu nảy mầm( từ khi ngâm đến nảy mầm khoảng 21 ngày), sau khi nảy mầm được khoảng 15 ngày thì tiến hành cấy (giâm) giống xuống ruộng, khoảng 15 ngày sau khi giâm, cây ấu ra lá nhiều thì tiến hành cấy ra ruộng. Mật độ: Hàng cách hàng 2 -3 m, cây cách cây 1 - 2,5 m. c. Giống: sử dụng trái để làm giống, trái ấu giống phải căng tròn đầy đặn, không có mầm bệnh hoặc dị tật. d. Kỹ thuật bón phân: bón đầy đủ, cân đối NPK đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng suốt trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ấu. Quá trình bón phân được chia làm 4 giai đoạn, lượng phân bón cho 1 ha thay đổi tùy theo từng loại đất, phải làm cỏ trước khi bón phân. Lượng phân bón tham khảo cho 1 ha trên vùng đất có độ phì nhiêu trung bình như sau: Urea : 250 kg. NPK (15:15:7): 250 kg. DAP (18:46:O) : 250 kg. + Lần 1: sau khi cấy được 3 ngày, tiến hành rải phân với số lượng 10 kg Urea +10 kg DAP (rải trong gốc), kết hợp phun Decis, Alpha, Fastac với liều lượng 50ml/5bình. . + Lần 2: 30 ngày sau khi cấy, tiến hành rải phân với số lượng 25 kg Urea + 25kg DAP, kết hợp phun Decis, Alpha, Fastac với liều lợng 50 ml/5bình. + Lân 3: sau khi cấy 45 ngày, tiến hành làm sạch cỏ, rải phân với l- ượng 50 kg Urea + 50 kg DAP, kết hợp phun thuốc trừ sâu như trên. + Lần 4:. khi cây ấu chuẩn bị ra hoa, tiến hành làm sạch cỏ xung quanh bờ ruộng, sau đó rải 60 kg Urea + 60 kg DAP + 100 KG NPK. Sau đó, cứ mỗi đợt thu hoạch xong, bón 35 kg Urea + 35kg DAP + 50 kg NPK. Chú ý:. Nếu thấy lá ngả màu ngà thì tiến hành bón thêm cả 3 loại phân DAP, Urea, NPK để dưỡng trái, nếu thấy lá bị thối thành từng đốm thì phải giảm bón phân Urea. e. Tưới nước: là khâu quan trọng trong canh tác ấu, cây ấu ưa sống dưới nước nên ruộng ấu không thề để cạn nước, nếu đề cạn nước trong thời gian ngắn cây ấu sẽ chết. Sau mỗi đợt thu hoạch phải tiến hành thay nước từ 2 -3 lần để rửa ruộng vì lá ấu rụng xuống, kết hợp trái ấu sót lại trong ruộng làm thối nước ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ấu. f. Phòng trừ sâu bệnh hại: cứ 10 ngày thì tiến hành phun ngừa bệnh, cua, ốc, sâu cắn ngọn, ăn lá, ăn trái bằng các loại thuốc Fujione, carbenzim, kết hợp Decis. g. Thu hoạch và bảo quản:đây là một trong những khâu quan trọng nhằm đảm bảo sản lượng và chất lượng. Loại 1: đạt trọng lượng 65 - 70 trái/1 kg. Loại 2 đạt trọng lượng 75-85 trái/ lkg. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 2 – 2,5 tháng và chia thành 5 đợt, mỗi đợt hái từ 1 -2 ngày và cách nhau 12 - 15 ngày tiến hành hái đợt tiếp theo Diễn biến sản lượng ấu mỗit từ 2.000 - 3.000 kg. Lần 5: từ 1.000 - 2.000 kg. Năng suất đạt từ 10.000 - 15.000 kg/ha. . KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ẤU 1- Đặc điểm và nguồn gốc: Cây ấu có tên khoa học là Trapa natans var bicomis, thuộc họ Trapacae, là loại cây thủy sinh nồi, gốc dính. giá bình quân 1,7 triệu đồng/tấn, cây ấu đã trở thành cây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nông dân. 2. Các biện pháp kỹ thuật trong canh tác ấu: a. Kỹ thuật làm đất: tùy theo điều kiện. ấu của họ phổ biến cho nông dân trồng và tổ chức thu mua. Giống ấu Đài Loan đã nhanh chóng phát triển trên đất ruộng thành hệ thống canh tác lúa Đông Xuân -ấu Hè thu và trở thành loại cây trồng

Ngày đăng: 08/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan