1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thai nghén và bệnh đái tháo đường ppsx

3 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 119,03 KB

Nội dung

Thai nghén và bệnh đái tháo đường Trong quả trình mang thai, người phụ nữ có thể mắc một số bệnh như đái tháo đường (tiểu đường) thai nghén, thai chết lưu, các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản… Trong đó, bệnh tiểu đường thai nghén là bệnh đang rất được quan tâm, bởi theo thống kê của các chuyên gia 50% số người mắc tiểu đường thai kỳ đã trở thành tiểu đường thực sự trong vòng 20 năm với những biến chứng như béo phì, con cái của họ cũng có nguy cơ bị tiểu đường cao. Cung cấp cho các bà mẹ những hiểu biết về căn bệnh này sẽ giúp họ mang thai an toàn. Ngày nay, do mức sống tăng, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nên chế độ dinh dưỡng của các ba mẹ mang thai cũng cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết trong cách ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi nên tỷ lệ các bà mẹ mắc tiểu đường trong thời kỳ mang thai. cũng tăng lên. Bệnh tiểu đường là gì? Tiểu đường là một bệnh mà trong đó mức glucoza máu trên mức bình thường. Người mắc bệnh tiểu đường có các vấn đề về chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Sau một bữa ăn, thức ăn được phân tích thành một loại đường gọi là glucoza, đường này được mang vào trong máu tới các tế bào khắp cơ thể. Các tế bào sử dụng insuiin - một hocmon được tuyến tụy sản xuất ra để chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Có 3 dạng tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thời kỳ thai nghén. Tiểu đường type 1, trước đây được gọi là tiểu đường ở tuổi vị thành niên, thường được chẩn đoán lần đầu tiên ở trẻ em, thiếu niên và những người trưởng thành còn trẻ. Trong loại tiểu đường này, các tế bào beta của tuyến tụy không còn dịch của cơ thể đã tấn công và hủy diệt chúng. Tiểu đường type 2, trước đây được gọi là tiểu đường tấn công ở người lớn, là dạng phổ biến nhất. Con người có thể tiến triển dạng tiểu đường này ở bất kỳ lứa tuổi nào, th ậm chí từ trong thời thơ ấu. Dạng tiểu đường này thường bắt đầu bằng sự kháng lại insulln, một tình trạng trong đó cơ, gan và các tế bào mỡ không sử dụng insulin đúng mức. Đầu tiên, tuyến tụy cố gắng tiếp tục duy trì đáp ứng nhu cầu tăng thêm insulin của cơ th ể bằng cách sản xuất thêm insulin. Tuy nhiên, sớm hay muộn sự “gắng sức” này của tuyến tụy cũng sẽ không thể tồn tại được lâu và khi đó bệnh tiểu đường type 2 sẽ xuất hiện. Tiểu đường thời kỳ thai nghén. Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, và họ có thể mắc dạng tiểu đường này. Do vậy mọi phụ nữ mang thai nên kiểm tra để phát hiện tiểu đường trong tháng thứ 6 của thai kỳ (tuần thứ 24 - 28). Các thống kê cho thấy, có khoảng 2 - 5% thai phụ bị tiểu đường thời kỳ thai nghén. Tiểu đường thai nghén hay xảy ra ở phụ nữ béo phì. hoặc “cứng” tuổi. Khoảng 35 - 50% bệnh nhân tiểu đường thời kỳ thai nghén về sau sẽ mắc tiểu đường type 2. Duy trì chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục và giảm trọng lượng cơ thể có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. Ảnh hưởng của thai nghén đối với bệnh tiểu đường Khi mang thai, người phụ nữ có những thay đổi quá trình chuyển hóa trong cơ thể nên có thể coi thai nghén là một yếu tố sinh bệnh tiểu đường. Ngoài ra, với người đã bị tiểu đường truớc lúc mang thai thì bệnh dễ bị nặng thêm. Tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ngay từ những tháng thai nghén đầu tiên do tình tr ạng thai nghén: ăn uống kém, nôn mửa, nhất là đối và những người đang điều trị bằng insulin. Tình trạng toan hóa cũng dễ xảy ra vào những tháng giữa và cuối kỳ thai nghén. Khi chuyển dạ, do ăn uống kém, các cơ tử cung và cơ bắp của cơ thể lại vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng thì nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Khi đó có thể ngừng hẳn việc điều trị bằng insulin và có khi còn phải truyền thêm dung dịch có đường cho sản phụ. Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với thai nghén Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có ảnh hưởng xấu đến mẹ và con. Đối với bà mẹ nếu mẹ bị tiểu đường kèm theo thai nghén sẽ dễ dẫn đến bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật), bà mẹ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng, có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó); sau khi sinh, tình tr ạng tiểu đường có thể trầm trọng hơn. Với những người trước đó không bị tiểu đường, nhưng bị tiểu đường khi thai nghén, thì có khoảng 5 - 20% sau khi sinh vấn tiếp tục bị bệnh. Đối với thai nhi, thai nhi của các bà mẹ này có tỷ lệ tử vong chu sinh cao. Thai có thể bị dị tật. Sơ sinh khi sinh ra cũng dễ bị tiểu đường. Tâm thần kinh của trẻ thường chậm phát triển. Sự trưởng thành về phổi của thai trong dạ con bà mẹ bị tiểu đường thường chậm hơn so với thai nhi của các bà mẹ không bị bệnh. Do vậy, nếu những trẻ này sinh non thì dễ bị suy hô hấp. Con của các bà mẹ bị tiểu đường thường có cân nặng lớn hơn, to con hơn và to cả các bộ phận nội tạng trừ não (cân nặng thường từ 4kg trở lên), vì thế thường gây đẻ khó, có tỷ lệ mổ cao, nếu đẻ đường tự nhiên cũng dễ bị sang chấn. Thai tuy to, nhưng lại kém về chức năng và phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ và tinh thần. Tóm lại, để tránh được những rủi ro, tai biến do bệnh tiểu đường, các bà mẹ khi có thai cần đi khám thai cẩn thận để phát hiện ra những bất thường. Trường hơp phát hiện ra bệnh tiểu đuờng trong thời gian mang thai, thai phụ cần được theo dõi và chăm sóc bởi các bác sĩ sản và bác sĩ nội tiết. . Thai nghén và bệnh đái tháo đường Trong quả trình mang thai, người phụ nữ có thể mắc một số bệnh như đái tháo đường (tiểu đường) thai nghén, thai chết lưu, các bệnh nhiễm khuẩn đường. bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có ảnh hưởng xấu đến mẹ và con. Đối với bà mẹ nếu mẹ bị tiểu đường kèm theo thai nghén sẽ dễ dẫn đến bị nhiễm độc thai. mang thai nên kiểm tra để phát hiện tiểu đường trong tháng thứ 6 của thai kỳ (tuần thứ 24 - 28). Các thống kê cho thấy, có khoảng 2 - 5% thai phụ bị tiểu đường thời kỳ thai nghén. Tiểu đường thai

Ngày đăng: 08/07/2014, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN