1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bé bị hăm ppt

3 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bé bị hăm Hăm là hiện tượng khá phổ biến ở bé nhưng lại rất dễ chữa trị và phòng tránh. Vấn đề quan trọng nhất để ngăn ngừa tình trạng này là việc chăm sóc và vệ sinh bé phù hợp. Bé sơ sinh có làn da mỏng manh, nhạy cảm sẽ dễ bị viêm nhiễm vùng da mông hơn các bé nhiều tháng tuổi. Với những bé bú bình, độ pH trong nước tiểu và phân của bé cao hơn so với bé bú mẹ hoàn toàn, nên cũng dễ bị hăm đít h ơn. Dấu hiệu hăm ở bé - Vùng da mông của bé ửng đỏ, mọc nốt lấm tấm (có thể kèm theo sưng tấy). - Bé có thể bị đau, rát và khóc khi bạn chạm vào. - Mùi khai bốc lên từ vùng mông bé. Nếu không được điều trị kịp thời, da bé có thể bị nhiễm trùng (nổi mụn, mủ). Nguyên nhân - Tã của bé bị bẩn (hoặc nhiễm khuẩn) từ khi bé tè dầm hoặc đi ị mà không được mẹ vệ sinh kịp thời. Hiện tượng này phổ biến ở những bé đeo tã thường xuyên. - Bạn tắm rửa hoặc vệ sinh cho bé xong nhưng chưa kịp lau khô vùng da mông đã vội vã quấn tã ngay. - Bé bị dị ứng với bột giặt (hoặc thuốc tẩy, nước xả vải) bạn dùng khi giặt tã. - Bé bị mắc chứng ban đỏ: Chứng bệnh này sẽ gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ ở miệng, cơ thể và cả vùng da gần khu vực hậu môn của bé. - Bé bị nấm miệng: Nếu bạn phát hiện những đốm trắng trong miệng bé đồng thời với dấu hiệu hăm đít, có thể bé đang mắc phải hội chứng nấm miệng. Cách phòng tránh - Bạn nên thường xuyên thay tã, vệ sinh sạch sẽ vùng da mông của bé. Chú ý đến khu vực rãnh giữa hai mông bé và những nếp gấp ở vùng háng. Nên kiểm tra tã cho bé khoảng 2 giờ đồng hồ một lần. - Nếu thời tiết ấm áp, thi thoảng bạn có thể cởi tã và đặt bé nằm trên tã để vùng da mông của bé được thoáng khí, dễ chịu. - Chỉ quấn tã cho bé trong những trường hợp cần thiết, nếu không, bạn chỉ nên mặc quần rộng để bé được dễ chịu. - Nếu sử dụng tã vải cho bé, bạn nên chọn loại vài có độ thấm hút tốt, tránh những loại được sản xuất bằng chất liệu nilon. Không nên dùng nước xả vải để giặt tã cho bé vì vùng da mông của bé có thể bị dị ứng. Bạn nên giặt tã bằng nước sạch nhiều lần (cho hết bọt xà phòng). Nên phơi tã dưới nắng cho thật khô. Tốt nhất, bạn nên dùng bàn là, là khô tã bé một lần nữa trước khi sử dụng. - Nếu sử dụng tã giấy, bạn nên chọn loại chất lượng tốt, đúng kích cỡ (không nên quấn tã chật làm cho vùng da mông của bé bị bí). - Tránh sử dụng phấn rôm: Phấn rôm có thể làm bít các lỗ chân lông và khiến tình trạng hăm đít ở bé càng nghiêm trọng hơn. Chữa trị: Sử dụng kem chống hăm dành cho bé. Nên xoa kem nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh làm tổn thương đến vùng da bé. Chỉ nên sử dụng một lượng kem vừa phải sau khi da bé được vệ sinh sạch và lau khô (tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra lo ại kem bôi cho bé vì bé cõ thể bị dị ứng với các loại kem bạn tùy ý sử dụng). Lưu ý: Các trường hợp hăm đít nhẹ ở bé có thể tự nhiên khỏi mà không cần sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, bạn chỉ nên vệ sinh và giữ cho vùng da mông của bé được thông thoáng. Trường hợp cần đưa bé đi khám - Chứng hăm đít kéo dài, có khuynh hướng lan rộng. - Bé bị nấm miệng. - Sốt. - Nổi nhiều mụn mủ. - Bé bị tiêu chảy. Bác sĩ có thể dùng các loại kem kháng sinh nếu vùng da mông của bé bị nhiễm trùng hoặc dùng kem trị nấm nếu bé bị nấm miệng. Trường hợp bé bị tiêu chảy hoặc các chứng bệnh khác, bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. . Bé bị hăm Hăm là hiện tượng khá phổ biến ở bé nhưng lại rất dễ chữa trị và phòng tránh. Vấn đề quan trọng nhất để ngăn ngừa tình trạng này là việc chăm sóc và vệ sinh bé phù hợp. Bé. nhạy cảm sẽ dễ bị viêm nhiễm vùng da mông hơn các bé nhiều tháng tuổi. Với những bé bú bình, độ pH trong nước tiểu và phân của bé cao hơn so với bé bú mẹ hoàn toàn, nên cũng dễ bị hăm đít h ơn hăm đít kéo dài, có khuynh hướng lan rộng. - Bé bị nấm miệng. - Sốt. - Nổi nhiều mụn mủ. - Bé bị tiêu chảy. Bác sĩ có thể dùng các loại kem kháng sinh nếu vùng da mông của bé bị

Ngày đăng: 08/07/2014, 10:22

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN