6 bệnh thường xuất hiện vào ban đêm ở trẻ nhỏ Các triệu chứng nguy hiểm thường xuất hiện vào ban đêm, thời điểm mà bạn khó có thể để ý đến bé. Hãy cẩn trọng khi thấy bé gặp 1 trong các triệu chứng sau: 1. Hen suyễn Hàm lượng cortisol (một chất hóa học có khả năng làm dịu các cơn hen) trong cơ thể đột ngột giảm xuống vào ban đêm, khiến bé khó thở. Ngoài ra, ban đêm là thời điểm hàm lượng histamine tăng cao, khiến các cơn hen ở bé kéo dài và dữ dội hơn bình thường. Cách giải quyết: Nếu bạn phát hiện trẻ có các triệu chứng hen vào ban đêm, ngay lập tức cho trẻ hít corticosteroid liều thấp (giúp mở rộng khí quản). Ngoài ra bạn cũng nên cho bé dùng thêm các loại thuốc ngăn ngừa như chất ức chế leukotriene hay steroid, giúp chống viêm đường hô hấp. Nếu bé có các triệu chứng của hen suyễn nhiều hơn 2 lần/tuần, dù chỉ là ho khan hay hắt xì, hoặc bé không có phản ứng dễ chịu khi sử dụng ống hít, bạn cần đưa bé tới bác sĩ để được kiểm tra. 2. Bệnh bạch hầu thanh quản Nguyên nhân gây bệnh: do một số virus xâm nhập vào trong khí quản và thanh quản, gây nhiễm trùng. Bé rất dễ mắc phải bệnh này khi bị cảm lạnh. Khi mắc bệnh, các cơn ho thường kèm theo thở gấp, thở khò khè. Bệnh thường trở nặng vào ban đêm, bởi lượng máu chảy về cơ quan hô hấp thay đổi khi bé nằm xuống, kết hợp với không khí khô hanh ở bên ngoài. Cách giải quyết: Cho bé uống một liều ibuprofen để giảm sự sưng tấy ở khí quản, đồng thời giảm ho (nếu con bạn dưới 12 tháng tuổi, chỉ được sử dụng ibuprofen khi được bác sĩ cho phép). Sau đó bỏ tã hoặc quần nhỏ của bé ra, ngâm bé trong nước ấm khoảng 15 phút. Tiếp đến là bước quan trọng nhất: lau khô người, mặc ấm cho bé rồi bế bé ra ngoài để hưởng không khí lạnh. Tắm nước ấm giúp giảm sưng khí quản và dây thanh âm, trong khi không khí lạnh giúp giảm các cơn ho. Sự kết hợp này sẽ kiểm sóat được các triệu chứng của bệnh. 3. Nhiễm trùng tai Nằm ngủ sẽ làm tăng áp suất của chất lỏng bên trong tai lên những bộ phận bị nhiễm trùng, khiến bệnh trở nặng vào ban đêm. Cách giải quyết: Ibuprofen (cho trẻ trên 12 tháng tuổi) hay acetaminophen giúp giảm các cơn đau. Ngoài ra, nếu bé bị nhiễm trùng tai giữa, bạn có thể áp dụng phương thuốc dân gian sau để giảm đau cho bé: đun nóng một thìa nhỏ dầu ôliu trong lò vi sóng với nhiệt độ vừa phải, sau đó đợi nó bớt nóng thì nhỏ 2-3 giọt dầu vào tai bé. 4. Sốt Nhiệt độ cơ thể thường tăng vào ban đêm, khiến bé sẽ sốt cao hơn. Sốt thường kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, ỉa chảy, phát ban. Cách giải quyết: Đầu tiên, đo nhiệt độ cơ thể bé. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu nhiệt độ cơ thể trên 38 độ, bạn cần đưa con tới bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, b ạn có thể cho bé uống một liều acetaminophen, đợi nửa giờ, sau đó kiểm tra lại thân nhiệt của bé một lần nữa. Ibuprofen cũng có tác dụng y hệt như acetaminophen, nhưng chỉ được dùng cho trẻ trên 1 tuổi. Hơn nữa, ibuprofen chỉ được uống 6-8 tiếng/lần. 5. Phát ban, ngứa trên da Nguyên nhân gây bênh có thể là do: bị côn trùng đốt, mắc bệnh eczema, hay thậm chí là nóng trong người. Cách giải quyết: Trước khi cho bé ngủ, dùng sữa tắm dưỡng ẩm tắm cho bé. Sau đó mát xa bằng loại kem dưỡng cho da khô. 6. Nghẹt mũi Bé sẽ cảm thấy khó thở, thở khò khè mỗi khi nằm xuống ngủ. Cách giải quyết: Ngay lập tức dùng thuốc nhỏ mũi hay nước mũi nhỏ cho bé. Cách này giúp làm ẩm màng mũi, giảm bớt sự bài tiết bên trong mũi, khiến bé cảm thấy dễ thở h ơn. Một số loại ống hít giúp thông mũi (hương bạc hà) cũng có thể giúp bé bớt khó thở, tuy nhiên một số bác sĩ nghi ngờ rằng nó có thể gây hại cho bé. . 6 bệnh thường xuất hiện vào ban đêm ở trẻ nhỏ Các triệu chứng nguy hiểm thường xuất hiện vào ban đêm, thời điểm mà bạn khó có thể để ý đến bé các cơn ho thường kèm theo thở gấp, thở khò khè. Bệnh thường trở nặng vào ban đêm, bởi lượng máu chảy về cơ quan hô hấp thay đổi khi bé nằm xuống, kết hợp với không khí khô hanh ở bên ngoài vào ban đêm, khiến bé khó thở. Ngoài ra, ban đêm là thời điểm hàm lượng histamine tăng cao, khiến các cơn hen ở bé kéo dài và dữ dội hơn bình thường. Cách giải quyết: Nếu bạn phát hiện trẻ