Một số thông tin tham khảo về giáo dục Mỹ 1. Tổng quát địa lý nước Mỹ Bao quanh là Canada, Đại Tây Dương, Mexico và Thái Bình Dương, Mỹ bao gồm 51 bang với diện tích khoảng 9.629.047km 2 , là đất nước được coi là phát triển nhất trên thế giới về mọi mặt: kinh tế, giáo dục, công nghệ khoa học là đất nước rộng lớn, khí hậu thay đổi khác biệt rõ rệt đối với từng vùng khác nhau trải dài từ sa mạc cho đến các vùng cực. Mỹ đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư cho giáo dục. Nhờ có đội ngũ các nhà tri thức được đào tạo cơ bản cùng với công nghệ tiên tiến, các ngành công nghiệp của Mỹ có những bước tiến dài và đạt những thành tựu cao. 2. Cấu trúc hệ thống giáo dục của Mỹ a.Giáo dục phổ thông: Bậc giáo dục phổ thông của Mỹ chia làm 2 cấp: tiểu học từ lớp 1 đến lớp 6; trung học từ lớp 7 đến lớp 12; cấp trung học được chia làm 2 bậc phổ thông cơ sở lớp 7, 8 và phổ thông trung học lớp 9 – 12. Người Mỹ rất tự hào về hệ thống trường lớp của mình và ai cũng muốn cho con em mình được hưởng những điều kiện tốt nhất về giáo dục. Hiện nay còn khoảng 1% dân số chưa biết đọc, biết viết. Trên 99% trẻ em ở độ tuổi từ 6 – 13 hiện nay đều được đến trường đi học. Những mục tiêu cơ bản của giáo dục bao gồm: mở rộng thêm những kỹ năng đã được dạy ở gia đình; tăng cường giao lưu văn hoá đồng thời gìn giữ những giá trị của cộng đồng địa phương; rèn luyện cho trẻ tự lập, sáng tạo và biết tư duy để làm cơ sở cho việc phát triển khoa học và công nghệ sau này. b. Hệ thống đại học: Hệ thống đại học của Mỹ được coi là một trong những hệ thống đại học tốt nhất trên thế giới, vì thế sinh viên nhiều nơi trên thế giới đều muốn được đến học ở Mỹ. Vì sao các trường đại học của Mỹ lại có tính thu hút như vậy? Có thể lý giải trên cơ sở xem xét các đặc thù sau đây của nền đại học Mỹ: - Mỹ có một nền đại học đa dạng, phong phú, mềm dẻo, có tính thích nghi cao và gắn chặt với thực tiễn sản xuất và xã hội. - Giáo dục đại học ở Mỹ chịu ảnh hưởng của thị trường lao động nhiều hơn là việc lập kế hoạch. Nền đại học của Mỹ chịu nhiều ảnh hưởng của các trường đại học Anh về các ngành học nhân văn và của các trường đại học Đức về việc nghiên cứu, đào tạo sau đại học và đào tạo chuyên ngành. - Đặc điểm của giáo dục đại học Mỹ là trong chương trình đào tạo bao gồm phần giáo dục đại cương, các môn tự chọn, các môn học bắt buộc và hệ thống tín chỉ xuyên suốt trong hệ thống đào tạo. Việc áp dụng hệ thống tín chỉ trong đào tạo là một sáng kiến quan trọng cho phép sinh viên có thể chủ động và linh hoạt trong các chương trình và cơ sở đào tạo. - Đại học của Mỹ có 2 loại trường: University và College, cả 2 loại trường này đều có nghĩa tiếng việt là đại học và cấp bằng Bachelor. 3. Chất lượng giáo dục Nhiều người nhất trí rằng ở các bậc đào tạo cao như Thạc sỹ, Tiến sỹ, nghiên cứu và đào tạo chuyên môn thì các trường đại học ở Mỹ là một trong những nơi tốt nhất thế giới. Trong khi đó, ở một số lĩnh vực của giáo dục phổ thông và bậc đại học thì kết quả chưa thực tương xứng. Do vậy, vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, nhiều trường đại học đã tiến hành đánh giá kết quả đầu ra của giáo dục và tìm cách nâng cao hiệu quả bên trong và tinh thần trách nhiệm của các trường. Khái lược về Giáo dục Anh 1. Tổng quát địa lý. - Tên nước: Vương quốc Anh - Diện tích: 243.000 km2 - Tên thủ đô: Luân Đôn - Dân số: 59.756 triệu người - Vị trí địa lý: Nằm ở phía Tây Châu Âu, được bao bọc bởi biển Đại Tây Dương. - Vương quốc Anh là một đảo quốc hoà bình, người dân ở đây rất hiếu khách, đời sống văn hoá rất phong phú. Tại đây,nhu cầu về tôn giáo được tôn trọng và đáp ứng. Anh Quốc luôn chào đón những vị khách thuộc các màu da và các chủng tộc khác nhau trên thế giới. 2. Cấu trúc hệ thống giáo dục. Tại Anh Quốc, tất cả trẻ em từ 5 đến 16 tuổi đều phải đi học, hoặc là trường công hoặc là trường tư phải đóng tiền. Ban đầu là nhà trẻ, trường cấp 1, sau đó là trường cấp 2 hay còn gọi là trường phổ thông hỗn hợp có nhiều chương trình và thời gian học khác nhau. Các em từ 7 đến 13 tuổi sẽ học tại các trường nội trú, hay còn gọi là trường trung học cơ sở và sẽ chuyển lên học trung học phổ thông khi đến độ tuổi 11 đến 13. Học sinh sẽ học nhiều môn để chuẩn bị cho kỳ thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học (GCSE) hoặc chứng chỉ Scottish Standard Grade vào năm 16 tuổi. Sau khi kết thúc các khoá học này, các em có thể học tiếp khoá học lấy chứng chỉ A (A-level), học dự bị đại học hoặc theo học 2 năm (không bắt buộc) tại các trường theo hướng học nghề học thuật hay còn gọi là các trường “6 th form” trước khi vào đại học. Thông thường học đại học ở Anh là 3 năm, sinh viên sẽ nhận được bằng Cử nhân về các môn khoa học xã hội (BA) cho các ngành như ngôn ngữ, nghệ thuật, khoa học xã hội; Cử nhân Khoa học (BSC) cho các bộ môn khoa học và Cử nhân Kỹ thuật (BEng) cho các ngành liên quan đến kỹ thuật và công nghệ. Có hơn 20.000 khoá đào tạo sau đại học ở Anh Quốc về rất nhiều chuyên ngành khác nhau, các khoá học thường có thời gian ngắn, từ chín tháng đến hai năm. Các chương trình Thạc sỹ nghiên cứu nguyên lý (Mphil), thạc sỹ khoa học xã hội (MA) và Khoa học nghiên cứu (MSc) có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm. Khoá tiến sỹ là một chương trình nghiên cứu từ 3 năm trở lên. 3. Chất lượng giáo dục. Vương quốc Anh tự hào là một quốc gia có nền giáo dục chất lượng hàng đầu trên thế giới hàng thế kỷ nay. Bạn sẽ yên tâm khi biết được rằng nước Anh là nơi đầu tiên mà rất nhiều phụ huynh đã chọn khi cân nhắc cho con em mình đi du học nước ngoài. Để có được hệ thống giáo dục như ngày nay, chính phủ Anh Quốc đã vượt qua được tính thủ cựu đặc trưng của đất nước mình. Kể từ năm 1945, hệ thống giáo dục ở Anh Quốc được coi là một hệ thống giáo dục chỉ dành riêng cho tầng lớp giầu có, gây lãng phí nguồn nhân lực tiềm tàng và là nguyên nhân dẫn đến việc tụt hậu so với hệ thống giáo dục của các nước phát triển cùng thời gian đó. Những năm 80, Đảng Bảo thủ ở Anh Quốc đã quyết tâm cải tổ hệ thống giáo dục của đất nước mình. Vài nét về giáo dục hiện đại của Trung Quốc 1. Tổng quát địa lý của Trung Quốc: Tên nước: Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa Diện tích: 9,6 triệu km 2 diện tích đất liền và 1,2 triệu km 2 diện tích mặt biển. Tên thủ đô: Bắc Kinh Dân số: 1,3 tỷ người Nằm ở khu vực Đông Á với dân số 1,3 tỷ người, Trung Quốc được biết đến là một đất nước rộng lớn có dân số đông nhất thế giới. Đất nước này còn nổi tiếng với nền văn hoá lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc trên 5 nghìn năm được ghi lại bằng văn tự và là nền văn minh duy nhất trong bốn nền văn minh cổ của nhân loại vẫn còn được duy trì và phát triển liên tục đến tận ngày nay. Giờ đây, bên cạnh niềm tự hào về những thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong quá trình đổi mới, người Trung Quốc vẫn luôn tự hào về nền văn hoá và truyền thống giáo dục mấy nghìn năm của dân tộc mình. Bạn biết gì về nền giáo dục hiện đại của Trung Quốc? Sự nghiệp giáo dục hiện đại của Trung Quốc đã được bắt đầu từ trước khi xoá bỏ chế độ khoa cử phong kiến vào năm 1905, nhưng sự phát triển toàn diện và quy mô mang tính toàn dân của nền giáo dục Trung Quốc chỉ được bắt đầu khi đất nước Trung Quốc mới được thành lập vào năm 1949. Trong hơn 50 năm qua, Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục phát huy truyền thống chú trọng phát triển giáo dục từ ngàn xưa. Mỗi năm, ngân sách tài chính được cấp cho ngành giáo dục chiếm đến gần 14% tổng chi tài chính nhà nước, tương đương gần 3% GDP. - Mẫu giáo: 3 năm - Bậc tiểu học: 6 năm - Bậc trung học cơ sở: 3 năm - Bậc trung học phổ thông: 3 năm - Cao đẳng và đại học: 4-5 năm - Cao học: 2-3 năm - Tiến sỹ: 3 năm Hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện trên quy mô toàn diện chính sách giáo dục bắt buộc 9 năm. Hiện có 99,08% trẻ em trong độ tuổi đi học đã được cắp sách đến trường; 95,45% trong số đó đã bước vào các trường trung học cơ sở. Ngoài ra, 59% học sinh trung học cơ sở đã vào học tại các trường cao hơn. Các trường tiểu học của Trung Quốc dạy các môn ngôn ngữ, toán học, lịch sử, mỹ thuật, âm nhạc, tự nhiên, kiến thức cơ bản, thể thao, ngoại ngữ, đạo đức, Các trường trung học dạy các môn ngôn ngữ, ngoại ngữ, toán, lịch sử, địa lý, sinh vật, vật lý, hoá học, triết học, chính trị, thể thao, Đến đầu năm 2002, Trung Quốc có 1911 trường đại học và cao đẳng; có 1.388.200 giáo viên, trong đó trường đại học và cao đẳng phổ thông là 1.255 trường với 1.214.400 giáo viên. Các trường đại học và cao đẳng phổ thông hàng năm tuyển khoảng 2,7 triệu học sinh sinh viên. Số người đang học đại học chiếm 11% số thanh niên trong cùng độ tuổi. Bên cạnh việc chú trọng đầu tư phát triển giáo dục trong nước, chính phủ Trung Quốc xưa nay luôn khuyến khích việc giao lưu giáo dục quốc tế. Nhằm khuyến khích sinh viên nước ngoài sang lưu học tại Trung Quốc, chính phủ đã xây dựng chính sách tiếp nhận lưu học sinh và có những quy định rõ ràng cho các trường Trung Quốc xin tuyển sinh nước ngoài. Hàng năm, Trung Quốc thiết lập học bổng Chính phủ để tài trợ cho những học sinh, học giả được Chính phủ hoặc các tổ chức khác giới thiệu sang Trung Quốc thực tập, theo học các bậc đại học, thạc sỹ, tiến sỹ hoặc nghiên cứu các đề tài. Nhằm đảm bảo chất lượng cho việc đào tạo sinh viên nước ngoài tìm hiểu về chính sách lưu học, về tình hình các trường của Trung Quốc và làm các thủ tục du học, Chính phủ Trung Quốc đã cho ra đời Ban quản lý quỹ du học nhà nước và Trung tâm thông tin giáo dục Trung Quốc. Trang chủ của hai đơn vị này được xây dựng khá công phu bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Trang chủ của ban quản lý quỹ du học nhà nước (http:// www.csc.edu.cn) không chỉ giới thiệu chính sách du học của nhà nước Trung Quốc, các văn bản pháp quy mà còn có tất cả các địa chỉ trang chủ liên hệ của các trường đại học có tuyển sinh nước ngoài của Trung quốc. Đồng thời, Đại Sứ Quán Trung Quốc tại các nước cung cấp thông tin và giúp đỡ tư vấn cho những người cần đi du học Trung Quốc. Đến năm 2002, với con số hơn 50 nghìn sinh viên nước ngoài theo học tại Trung Quốc, nước này được xếp trong nhóm 10 nước có lưu học sinh nước ngoài nhiều nhất thế giới. Riêng đối với Việt Nam, do tình hữu nghị láng giềng lâu bền giữa hai nước, hàng năm Chính phủ Trung quốc dành cho phía Việt Nam 130 suất học bổng toàn phần, tức là mỗi năm có 130 học sinh Việt Nam ở các trình độ khác nhau được hưởng học bổng của Chính phủ Trung Quốc. Số người này được tuyển chọn qua một kỳ thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Đại Sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc phối hợp tổ chức. Những năm gần đây, ngoài những học sinh đi du học theo các suất học bổng của Chính phủ, ngày càng có nhiều học sinh Việt Nam đi du học và có nhu cầu đi du học Trung Quốc. Học phí của các trường Đại học Trung Quốc khác nhau tuỳ theo từng khu vực, chuyên ngành nhưng nhìn chung nằm trong khoảng 2500USD – 4500 USD/1 năm học. Theo điều tra, số học sinh trở về từ các trường đại học Trung quốc phần lớn đều đã trang bị cho mình một số vốn kiến thức thiết thực, thích ứng được với nhu cầu của xã hội và có thể tìm được cho mình một việc làm vừa ý. Sự thật cho thấy rằng, bất kể về chi phí hay về hiệu quả học tập, du học Trung Quốc đều là sự lựa chọn phù hợp cho các gia đình Việt Nam. . thống giáo dục của Mỹ a .Giáo dục phổ thông: Bậc giáo dục phổ thông của Mỹ chia làm 2 cấp: tiểu học từ lớp 1 đến lớp 6; trung học từ lớp 7 đến lớp 12; cấp trung học được chia làm 2 bậc phổ thông. Một số thông tin tham khảo về giáo dục Mỹ 1. Tổng quát địa lý nước Mỹ Bao quanh là Canada, Đại Tây Dương, Mexico và Thái Bình Dương, Mỹ bao gồm 51 bang với diện tích. hệ thống giáo dục như ngày nay, chính phủ Anh Quốc đã vượt qua được tính thủ cựu đặc trưng của đất nước mình. Kể từ năm 1945, hệ thống giáo dục ở Anh Quốc được coi là một hệ thống giáo dục chỉ