630 giây_ gấp 7 lần update timer. Mỗi lần tuyến được được update thì những thông số thời gian này được khởi động lại. Nếu như invalid timer trôi qua mà tuyến đường đó không nhận được một update thì tuyến đường đó sẽ bị đánh dấu là không đến được. Tuyến đường đó sẽ được giữ trong routing table và quảng bá với thông tin là tuyến đó không đến được cho đến khi flush timer trôi qua, tuyến đó sẽ được xoá khỏi routing table. Update timer của IGRP gấp 3 lần RIP, điều đó chứng tỏ IGRP tốn it băng thông hơn cho việc gửi update. Nhưng thời gian hội tụ của IGRP sẽ lớn hơn RIP. b/ IGRP Metrics Metric của IGRP là tổ hợp của các thành phầ n sau: bandwidth, delay, load, reliability. Mặc định của metric là bandwidth và delay, bạn hãy tưởng tượng liên kết dữ liệu (data link) như là một cái ống thì bandwidth như là chiều rộng của ống còn delay như là chiều dài của ống. Nói cách khác bandwidth là thước đo khả năng mang thông tin và delay độ trễ cần thiết để một bít truyền đến đích. Bandwidth: được biểt diễn với đơn vị là kbps, là một thông số được sử dụng để IGRP sử dụng để chạy thuật toán Bellman-Ford. Nó là một thông số tĩnh có thể thay đổi bởi người quản trị không liên quan gì đến bandwidth thật của đường truyền. BW = [10000000/(bandwidth in Kbps)] Delay: giống như bandwidth là một thông số tĩnh có thể được cấ u hình bằng tay. Delay = [Delay in 10s of microseconds] Reliability: là một thông số động, được biểu diễn bởi một số 8bit. được tính số lượng gói tin đến đích mà không bị hỏng. Reliability có giá trị 255 có nghĩa là 100% gói tin không bị hỏng, giá trị nhỏ nhất là 1. Load: là một phần băng thông sử dụng trên đường truyền, được biểu diễn bởi một số 8 bit. Load có giá trị là 255 nghĩa là sử dụng 100%, 1 là giá trị nhỏ nhất. Mặc định: K1 = 1, K2 = 0, K3 = 1, K4 = 0, K5 = 0. Các hăng số trên có thể được thay tuỳ theo mục đích của người quản trị. c/ IGRP Packet Format Định dạng gói tin IGRP được biểu diễn như hình sau: Error! Như ta th ấy bản tin IGRP update mang nhiều thông tin hơn so với RIP. Mỗi bản tin IGRP update có thể chứa tối đa 104 muc nhập (entry) với mỗi mục nhập có kích thước 14octet và header củ a IGRP update là 12 octet. Ta có maximum của IGRP packet là 12 + 104*14 = 1468 byte. Các trường của IGRP có ý nghĩa là: Version: luôn luôn có giá trị bằng 1. Opcode: có giá trị là 1 cho IGRP Request packet và có giá trị là 2 cho IGRP Update packet. Chú ý Request packet không chứa mục nhập (entry). Edition: giá trị được tăng lên bởi nơi gửi bất cứ khi nào có một thay đổi về thông tin định tuyến. Giá trị này giúp cho router tránh update nhầm thông tin update cũ sau khi nhận thông tin update mới. Autonomous System Number: là ID number củ a IGRP process. Thông số này cho phép multiple IGRP process trao đổi thông tin định tuyến qua một liên kết dữ liệu chung. Number of Interior Routes: là số mục nhập trong update, là những subnet của những network nối trực tiếp. Number of System Routes: số tuyến đường tới những mạ ng mà không nối trực tiếp. Hay nói cách khác, là những tuyến đường đã được summary b ở i router biên. Number of Exterior Routes: là số tuyến đường tới những mạng mà được học bởi default route. Checksum: được tính trên IGRP header và tất cả các mục nhập. Destination: là trường đầu tiên của mỗi mục nhập. Có một chú ý là trường destination chỉ có 3 octet trong khi địa chỉ IP có 4 octet. Điều này được thực hiện do những nguyên nhân sau. Nếu mục nhập là một interior route thì ít nhất octet đầu tiên của địa chỉ IP luôn luôn được xác định từ đị a chỉ IP của interface mà nó nhận được update. Tương tự như vậy nếu mục nhập là system hay external route thì route sẽ bị summary và ít nhất là octet cuối cùng là toàn zero. Do đó trường destination chỉ cần biểu diễn 3 octet đầu là đủ. Delay: trường này bao gồm 24 bit. Bandwidth: trường này bao gồm 24 bit. MTU: là Maximum Transmission Unit nhỏ nhất của bất kỳ link nào trong tuyến đường đến đích. Mặc dù đây là một thông số nhưng không bao giờ được sử dụng để tính route. Reliability, Load: có giá trị biến đổi từ 0x01 đến 0xFF. Hop Count: có giá trị biến đổi từ 0x01 đến 0xFF cho biết số hop của tuyến đường đến đích. d/ Unequal-Cost Load Balancing Load balancing là cách router gửi lưu lượng qua nhiều đường để đến cùng đích. Nó được sử dụng để giảm lưu lượng qua single path. Không giống như RIP, IGRP không những chỉ hỗ trợ equal-cost balancing mà còn hỗ trợ cả unequal-cost balancing. Điều này được thực hiện nhờ sử dụng thông số variance. Những route nào có metric nhỏ hơn hoặc bằng metric*variance sẽ được chọn là feasiable route (metric tốt nhất). Thông số Maximum Paths xác định tối đa có bao nhiêu route tham gia load balancing. MPLS Traffic Engineering Tác giả: Nguyễn Tuấn Vũ I. Tổng quan về quản lý lưu lượng MPLS Quản lý lưu lượng là quá trình điều khiển các tắt nghẽn trong mạng, xử lý, tính toán, kiểm soát lưu lượng, tối ưu hóa các tài nguyên mạng theo yêu cầu cho các mục đích khác nhau. Trước khi MPLS ra đời, người ta thực hiện quản lý lưu lượng trên mạng IP và ATM. IP traffic engineering điều khiển lưu lượng dựa trên đơn giá của đường truyền, không điều khiển được lưu lượng đến (traffic from), mà chỉ điều khiển được lưu lượng đi (traffic to). ATM traffic engineering sử dụng các PVC để truyền cho phép quản lý lưu lượng tốt hơn. Tuy nhiên cần phải xây dựng full-mesh PVC và phải điều chỉnh kích cỡ, vị trí của các PVC tuỳ vào loại traffic tại mỗi thời điểm, khi một kết nối bị down sẽ tạo ra flooding rất lớn. MPLS traffic engineering kết hợp những lợi điểm của ATM TE với tính linh hoạt, mềm dẻo của mạng IP cho phép xây dựng đường chuyển mạch nhãn LSP (còn gọi là TE tunnel) để truyền lưu lượng. MPLS TE tránh được vấn đề flooding mà ATM gặp phải do MPLS TE sử dụng cơ chế gọi là autoroute để xây dựng bảng định tuyến thông qua các tunnel mà không cần dựa vào full-mesh of routing như ATM. II. Yêu cầu để cấu hình MPLS TE - Router và IOS có hỗ trợ MPLS TE. - Mạng có hỗ trợ Cisco Express Forwarding (CEF). - Giao thức định tuyến link-state: OSPF hay IS-IS - Kích hoạt traffic engineering ở global mode và ở interface mode Router(config)#mpls traffic-eng tunnels Router(config-if)#mpls traffic-eng tunnels - Interface loopback để làm routerID (RID) trong MPLS TE int lo0 ip address 10.1.1.1 255.255.255.255 - Cấu hình TE tunnel, ví dụ: int Tunnel0 ip unnumbered Loopback0 tunnel mode mpls traffic-eng tunnel destination <địa chỉ IP đích> … III. Hoạt động của MPLS TE Gồm 3 quá trình: Phân phối thông tin tài nguyên hiện có, thiết lập đường truyền và vận chuyển lưu lượng theo các tunnel. 1 Information Distribution Ta cần giải quyết 3 vấn đề: thông tin gì được phân phối, khi nào thì thực hiện phân phối thông tin và thông tin được phân phối như thế nào? (What/When/How information is distributed) 1.1 What information is distributed? MPLS TE sử dụng OSPF/IS-IS để phân phối thông tin về tài nguyên hiện có. Các thông tin phân phối bao gồm: - Thông tin về băng thông hiện có trên interface Router(config-if)# ip rsvp bandwidth <kbps> - Độ ưu tiên của tunnel Tunnel có priority mang giá trị từ 0 đến 7, giá trị càng thấp thì càng ưu tiên, chia làm 2 loại Setup priority và Holding Priority. Setup priority quyết định khi nào thì chấp nhận 1 tunnel. Setup priority của tunnel mới được dùng để so sánh với Hold Priority của tunnel cũ để ra quyết định sẽ chọn tunnel nào. Router(config-if)# mpls traffic-eng priority 1 7 Ví dụ ta có tunnel1 và tunnel2 cùng yêu cầu sử dụng băng thông, cả 2 đều có SP = 1 và HP = 7. Khi đó: 1. Tunnel1 đến trước và chiếm dụng băng thông với HP=7. 2. Tunnel2 đến sau, so sánh SP của tunnel 2 (1) <HP của tunnel 1(7) nên sẽ ưu tiên cho tunnel2 và đẩy Tunnel1 ra khỏi đường truyền, tunnel2 chiếm dụng băng thông với HP=7. 3. Tunnel1 đến, so sánh SP> HP của tunnel 2 nên sẽ đẩy tunnel2 ra khỏi đường truyền và chiếm dụng băng thông với HP=7. . link-state: OSPF hay IS-IS - Kích hoạt traffic engineering ở global mode và ở interface mode Router(config)#mpls traffic-eng tunnels Router(config-if)#mpls traffic-eng tunnels - Interface loopback. vào full-mesh of routing như ATM. II. Yêu cầu để cấu hình MPLS TE - Router và IOS có hỗ trợ MPLS TE. - Mạng có hỗ trợ Cisco Express Forwarding (CEF). - Giao thức định tuyến link-state:. priority mang giá trị từ 0 đến 7, giá trị càng thấp thì càng ưu tiên, chia làm 2 loại Setup priority và Holding Priority. Setup priority quyết định khi nào thì chấp nhận 1 tunnel. Setup priority