Nấm mỡ là vị thuốc quý pptx

5 261 0
Nấm mỡ là vị thuốc quý pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nấm mỡ là vị thuốc quý Nấm mỡ - Agaricus bisporus (Lange) Imbach, thuộc họ nấm tán - Agaricaceae. Mũ nấm hình cầu khi non, về sau dạng nón, chuông, rồi dạng bán cầu, đến phẳng hay lõm xuống, mép cuộn vào trong. Mũ nấm có đường kính 5 - 10 cm, có màu nâu nhạt với mép sáng màu hơn. Phiến nấm lúc đầu màu hồng sau chuyển sang màu nâu đen. Cuống nấm hình trụ, cao 3 - 6 cm, rộng 1 - 2 cm, nhẵn, màu trắng. Trên cuống nấm có vòng nấm, khi nguyên vẹn thì dày, hai lớp, có nguồn gốc từ bao riêng ở mặt trên và bao chung ở mặt dưới. Thịt nấm nạc, chắc, màu trắng, có sắc thái hồng. Nấm mọc trên đồng cỏ tự nhiên ở nước ta từ Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn vào tới Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận và Tây Ninh. Nấm mỡ được nuôi trồng từ thế kỷ trước và đang phát triển mạnh trên thế giới. Có thể trồng nấm trong nhà chứa phân, nhà kính. Ở nước ta, cũng đã trồng vào mùa lạnh ở Đà Lạt. Công dụng: nấm mỡ có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 g nấm tươi chứa 3,70 g protein, 0,2 g lipid, 30 g glucid, 0,35 g cellulose, còn chứa 10 mg phosphor, 9 mg calcium, 0,6 mg sắt, 0,8 mg tro, 0,1 mg vitamin B1 và 0,35 mg B2. Nấm mỡ không chỉ là thực phẩm được sử dụng nhiều trên thế giới mà còn là vị thuốc quý. Nó có tác dụng tiêu thực, thanh thần, làm tiết sữa, chống ung thư, giáng huyết áp và làm giảm cholesterol. Thường được dùng trị tiêu hóa bất thường, cao huyết áp, sữa xuống không đều, phòng chống ung thư và các bệnh về gan. Nấm ăn bổ dưỡng & phòng trị bệnh Thứ tư, 14/11/2007, 11:13 GMT+7 Nấm là cơ thể không có diệp lục, không có khả năng quang hợp, thường sống trên những chất hữu cơ hoai mục (nấm hoại sinh) hoặc sống nhờ các động vật và thực vật (nấm ký sinh). Ở nước ta, có tới 2.200 loài nấm với hình dạng và kích thước khác nhau. Nhiều loài nấm có ích như các loại men, một số dùng làm nguyên liệu để sản xuất thuốc trị bệnh. Nấm có vị thơm ngon, giàu protein và lipid, tạo ra các loại thực phẩm có giá trị. Nấm chứa lượng nước cũng như rau và một lượng chất đường bột còn nhiều hơn các loại rau và thịt. Tỷ lệ cellulose cũng khá cao, nhưng nấm chứa ít vitamin. Giá trị dinh dưỡng của nấm được đánh giá ở khoảng trung gian giữa thịt và rau, gần tương đương với giá trị của các loại hạt đậu (thường gọi là rau khô). Một số ít nấm có cơ thể hình tròn hay hình bầu dục, có kích thước hiển vi sống riêng lẻ hoặc ghép lại với nhau như các loại men (men rượu, men bia, men bánh mì), còn phần lớn nấm có cơ thể bao gồm những sợi phân nhánh sinh trưởng ở đỉnh và phát triển rất nhanh tạo thành một khối chằng chịt các sợi, mà người ta gọi là hệ sợi nấm. Hệ sợi nấm phát triển trong đất, xác thực vật, gỗ và cả trên cây còn sống, chỉ có các thể quả và cơ quan sinh sản mang bào tử mới ở trên bề mặt của cơ chất. Nấm sinh sản bằng bào tử. Các bào tử nấm được phát tán nhờ gió, vì vậy, trong không khí và trong đất luôn có các bào tử nấm. Khi gặp môi trường thuận lợi, các bào tử sẽ nẩy mầm thành những nấm non. Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã sử dụng nhiều loại nấm để ăn như mộc nhĩ, nấm hương, nấm mối, nấm dắt, nấm cỏ… Gần đây trên thị trường có nhiều loại nấm đã được nuôi trồng thành công như nấm sò, nấm kim châm, nấm hầu thủ, nấm măng… Nhiều loại nấm ăn được đánh giá là ngon như nấm cục (khối khuẩn), nấm bụng dê (dương đỗ khuẩn), nấm mỡ gà (kê du khuẩn), nấm gan bò hay nấm thông (mỹ vị ngưu can khuẩn), nấm mối (kê tung khuẩn)… Cũng có nhiều loại nấm độc gây nên các rối loạn dạ dày và thần kinh, một số nấm có độc tố cao gây tử vong cho người. Cần lưu ý là để tránh nấm độc, chỉ nên ăn những loại nấm đã biết chính xác là nấm ăn được. Chỉ nên ăn những nấm được nuôi trồng đã được bảo quản hoặc nấm thật tươi (còn đủ mũ nấm gắn với cuống nấm). Cũng cần chú ý là một số nấm quá già ăn cũng có độc, nên cần thu hái khi thể quả nấm còn non hoặc chưa già. Có nhiều loại nấm cần nấu chín mới ăn được. Nấm ăn xuất hiện ngày càng nhiều ở các chợ, siêu thị. Chúng được chế biến thành các món ăn ở nhà hàng cùng với các loại thực phẩm khác. Tại đây, có nhiều loại nấm tươi cũng có ở nước ta, lại có những nấm tươi được nhập từ Trung Quốc, mang đến cho người ăn cảm giác đặc biệt với hương vị riêng của nó. Nhiều nhà hàng đã giới thiệu nấm có những công dụng chung như: thanh nhiệt, giải độc, chống ung thư, chống lão hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm cholesterol trong máu, bổ âm cường dương, mát gan, hạ huyết áp, kích thích tiêu hóa, giúp cho giấc ngủ ngon hơn. Chúng tôi lựa chọn những loài nấm ăn được và ngon, thường thấy ở các tỉnh phía nam của nước ta để giới thiệu trong chuyên đề này, với hy vọng bạn đọc có tài liệu để biết về nấm ăn và công dụng của chúng. B . như nấm sò, nấm kim châm, nấm hầu thủ, nấm măng… Nhiều loại nấm ăn được đánh giá là ngon như nấm cục (khối khuẩn), nấm bụng dê (dương đỗ khuẩn), nấm mỡ gà (kê du khuẩn), nấm gan bò hay nấm. Nấm mỡ là vị thuốc quý Nấm mỡ - Agaricus bisporus (Lange) Imbach, thuộc họ nấm tán - Agaricaceae. Mũ nấm hình cầu khi non, về sau dạng nón, chuông,. mg B2. Nấm mỡ không chỉ là thực phẩm được sử dụng nhiều trên thế giới mà còn là vị thuốc quý. Nó có tác dụng tiêu thực, thanh thần, làm tiết sữa, chống ung thư, giáng huyết áp và làm giảm

Ngày đăng: 08/07/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan