Bé đau bé không chịu đi học! pdf

4 266 0
Bé đau bé không chịu đi học! pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bé đau bé không chịu đi học! Sáu giờ sáng… Cả nhà thức dậy ăn sáng, chuẩn bị đi học hoặc đi làm việc. Bé Hạnh nói: “Mẹ ơi, con đau bụng lắm” hoặc “mẹ ơi, con đau họng, đau đầu”. Mẹ phải làm thế nào đây? Đo nhiệt độ cho bé hay giả vờ như không nghe? Mà nếu bé Hạnh không đi học thì ai sẽ giữ bé ở nhà? Đau thật hay đau giả? Bà mẹ nào cũng đã từng có kinh nghiệm về cảnh này. Có thể xem sự than vãn của trẻ như là nhu cầu được gia đình chú ý hoặc chỉ muốn ngủ nướng trên giường, hoặc không thích đi học? Đây là lần thứ 3 trong tuần, bé Hạnh kêu đau bụng để được ở nhà. Bác sĩ khám cho biết trẻ không có gì và cha mẹ cũng ngại ép con đến trường vì không biết có nên làm thế không? Làm thế nào biết trẻ có bệnh thật không? Trước khi quyết định xem bé có bệnh và nên để bé ở nhà hay không, cha mẹ nên tự hỏi về những triệu chứng của trẻ. Một số dấu hiệu mơ hồ và đơn độc như đau đầu mà không sốt, đau bụng mà không tiêu chảy. Nhưng những dấu hiệu khác có thật và cần để bé ở nhà. Dưới đây là một số nguyên tắc: - Tiêu chảy có thể gây đau bụng và lây nhiễm, đó là lý do cho bé ở nhà. - Cảm và sổ mũi rõ ràng thì cần trang bị cho bé khăn lau mũi trong cặp. Nhưng nếu có thêm đau đầu hoặc đau tai, viêm kết mạc mắt hay ho đàm thì cần đưa bé đến để bác sĩ khám. - Đau họng không kèm theo triệu chứng khác thì chỉ cần được theo dõi kỹ. - Chấm xuất huyết và sốt cao cần được đưa đi khám để theo dõi bệnh sốt xuất huyết. - Nếu trẻ sốt quá 380C thì nên cho trẻ ở nhà, uống nhiều nước và dùng paracetamol nếu sốt trên 38,50C. Những trẻ than đau mà không có nguyên nhân y khoa thì sao? Than đau để được cha mẹ chú ý. Có những trẻ than đau không phải vì thiếu tình cảm hoặc muốn trục lợi. Nhưng nếu màn đó cứ tái diễn, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân. Trẻ không giả vờ: trẻ bộc lộ khó khăn với cách của mình. Nói chuyện với trẻ là cách đầu tiên để thử tìm hiểu về nguyên nhân của hành vi. Có phải vì trẻ từ chối đến trường? Một vấn đề nào đó ở trường mà trẻ ngại nói ra? Cha mẹ cần gặp giáo viên để trao đổi. Sau cùng, trẻ có thể sống trong một giai đoạn tâm lý khó khăn. Đau bụng có thể là một cách để than phiền về một điều khác: cha mẹ thiếu thời gian dành cho con vì bận làm việc suốt ngày và giao phó trẻ cho trường hoặc người vú nuôi, hoặc trẻ thiếu thời gian để chơi vì sức ép của học tập, trẻ ganh tị với em được mẹ chăm sóc kỹ hơn. Những nỗi đau khổ đó khó có thể được đánh giá nhưng cha mẹ không thể cho đó là hài kịch trẻ muốn diễn. Cha mẹ cần quan tâm, đặt câu hỏi và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của trẻ. Tại đơn vị tâm lý, Bệnh viện nhi đồng 1, chuyên viên tâm lý đã tiếp nhận nhiều trẻ được nhập viện, thậm chí nhiều lần tại các khoa điều trị vì đau bụng, đau đầu, đau ngực, đau khớp. Sau khi bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ, làm đủ mọi loại xét nghiệm mà không tìm ra được nguyên nhân thể chất, trẻ được giới thiệu đến đơn vị tâm lý. Tại đây, chuyên viên tâm lý khuyến khích trẻ nói bằng lời, hoặc vẽ hình, dùng trò chơi để diễn tả những nỗi bức xúc. Không thiếu những trẻ đau buồn vì cảnh chia tay của cha mẹ, nếu được ở với mẹ thì vắng cha, nếu được ở với cha thì vắng mẹ. Chỉ khi trẻ lâm bệnh và nằm tại bệnh viện thì trẻ mới có cơ may gặp được cả cha lẫn mẹ, được cả cha lẫn mẹ chăm sóc tận tình. O . Bé đau bé không chịu đi học! Sáu giờ sáng… Cả nhà thức dậy ăn sáng, chuẩn bị đi học hoặc đi làm việc. Bé Hạnh nói: “Mẹ ơi, con đau bụng lắm” hoặc “mẹ ơi, con đau họng, đau đầu” đầu”. Mẹ phải làm thế nào đây? Đo nhiệt độ cho bé hay giả vờ như không nghe? Mà nếu bé Hạnh không đi học thì ai sẽ giữ bé ở nhà? Đau thật hay đau giả? Bà mẹ nào cũng đã từng có kinh nghiệm. giường, hoặc không thích đi học? Đây là lần thứ 3 trong tuần, bé Hạnh kêu đau bụng để được ở nhà. Bác sĩ khám cho biết trẻ không có gì và cha mẹ cũng ngại ép con đến trường vì không biết có

Ngày đăng: 08/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan