Y học hiện đại: Nghiên cứu dược tính của nhân sâm (Kỳ 3) Trị chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài do tỳ vị hư nhược: dùng phối hợp với bạch truật, bạch linh. Tứ quân tử thang: nhân sâm 4 g, bạch truật 12 g, bạch linh 12 g, cam thảo 4 g, sắc uống. Trị các loại bệnh phổi: như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn, dùng bài nhân sâm định suyễn thang: nhân sâm 8 g (gói sắc riêng), thục địa 20 g, thục phụ phiến 12 g, hồ đào nhục 16 g, tắc kè 8 g, ngũ vị tử 8 g, sắc uống. Nhân sâm hồ đào thang: nhân sâm 4 g, hồ đào nhục 12 g, sắc uống trị chứng hư suyễn. Trị bệnh cảm ở người vốn khí hư: dùng bài sâm tô ẩm (cục phương): nhân sâm 4 g (sắc riêng), tô diệp 12 g, phục linh 12 g, cát căn 12 g, tiền hồ 4 g, bán hạ (gừng chế) 4 g, trần bì 4 g, chỉ xác 4 g, cát cánh 4 g, mộc hương 3 g (cho sau), cam thảo 3 g, sinh khương 3 lát, đại táo 2 quả, sắc uống nóng cho ra mồ hôi. Trị chứng thiếu máu: dùng các bài bổ huyết như tứ vật thang, đương quy bổ huyết thang, gia thêm nhân sâm kết quả tốt hơn. Trị tiểu đường: thường dùng các thuốc tư âm bổ thận như: thục địa, kỷ tử, thiên môn, sơn thù nhục, dùng bài tiêu khát ẩm: cát lâm sâm 8 g (sắc riêng), thục địa 24 g, kỷ tử 16 g, thiên môn đông 12 g, sơn thù nhục 12 g, trạch tả 16 g, sắc uống. Dùng độc vị nhân sâm uống: theo một nghiên cứu dùng cao lỏng nhân sâm mỗi lần uống 0,5 ml, ngày 2 lần, liệu trình tùy tình hình bệnh, nếu bệnh nhẹ kết quả rõ, có thể làm hạ đường huyết 40 - 50 mg%, ngưng thuốc có thể kéo dài thời gian ổn định trên 2 tuần, đối với thể trung bình tác dụng hạ đường huyết không rõ, nhưng triệu chứng chung được cải thiện như khát nước giảm, đỡ mệt mỏi. Trị liệt dương: một nghiên cứu đã dùng nhân sâm trị 27 bệnh nhân, chức năng tình dục được hồi phục hoàn toàn ở 15 bệnh nhân, 9 bệnh nhân chuyển biến tốt, 3 bệnh nhân không kết quả. Ngoài ra, có thể dùng uống nước chiết xuất 500 mg mỗi ngày để trị các trường hợp: liệt dương, tảo tiết, phóng tinh yếu, tình dục giảm, đều có kết quả nhất định. Trị cao huyết áp và xơ vữa động mạch: các nhà khoa học Nga dùng cồn 20% nhân sâm, mỗi lần 20 giọt điều trị cho nhiều bệnh nhân, ngày 2 lần, đối với các chứng huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đau thắt tim, thần kinh tim và hở van tim, đều có kết quả nhất định như cảm giác dễ chịu, bớt khó thở, bớt đau thắt tim, bớt đau đầu, ngủ tốt, điện áp sóng T và R được nâng cao. Ngưng thuốc 6 - 9 tháng, bệnh tình vẫn ổn định. Nhân sâm có tác dụng làm giảm mỡ trong máu ở người già, nhất là đối với triglycerid, 80% người được thử nghiệm cảm thấy thể lực và trí lực đều tăng, 54% mất ngủ được cải thiện, 40% chứng tinh thần trầm cảm giảm, rối loạn sắc tố da ở người già được cải thiện, bớt rụng tóc. Dùng trị chứng suy thượng thận (addison): do nhân sâm có tác dụng kháng lợi niệu, nên ảnh hưởng tới chuyển hóa của nước muối như hormon vỏ thượng thận gluco-corticoid. Theo báo cáo của Vương Bản Tường, theo dõi 18 ca, bệnh nhân addison được cho uống cồn chiết xuất thân lá nhân sâm 20% (tương đương 0,5 g thuốc sống/ml); liều 20 - 30 ml, mỗi ngày uống 3 lần và tăng dần liều đến 150 - 300 ml mỗi ngày. Liệu trình bình quân 121 ngày. Sau điều trị, bệnh nhân lên cân, huyết áp được nâng lên, lực nắm bàn tay mạnh hơn, đường huyết lên, natri huyết thanh tăng. Thử nghiệm nước corticoid và ACTH đều được cải thiện, giảm lắng đọng sắc tố ở da, đối với bệnh nhân sớm và ở giai đoạn bù trừ có kết quả tốt, có thể hồi phục khả năng bù trừ, cần dùng kết hợp với corticoid có giảm liều. Dùng trị tỳ hư trẻ em: theo báo cáo của Từ Hỷ Mai, dùng hồng sâm chữa cho 10 trẻ em nằm viện có các triệu chứng đần độn, ra mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, vàng bủng. Điều trị theo phác đồ chung, dùng hồng sâm theo liều: trẻ dưới 3 tuổi: hồng sâm 3 g sắc được 30 ml; trẻ trên 3 tuổi: sắc lấy 60 ml dùng thêm đường mía, chia 2 lần uống trong ngày, một liệu trình 7 - 14 ngày. Thuốc có tác dụng làm trẻ ăn ngon, hết mồ hôi, lên cân, sắc mặt tươi hơn. Trị bệnh động mạch vành: theo báo cáo của BS. Dụ Hương Quần, dùng hồng sâm chế thành dịch, tiêm hàm lượng 200 mg/2 ml/ống; dùng 6 - 10 ml thuốc trộn với 40 ml gluco 10% tiêm tĩnh mạch, ngày 1 - 2 lần. Tác giả theo dõi 31 ca: đau thắt tim có kết quả 93,54%, điện tâm đồ được cải thiện Trị chứng giảm bạch cầu: chiết xuất saponin từ thân, rễ, lá nhân sâm chế thành viên, mỗi lần dùng 50 - 100 mg, ngày uống 2 - 3 lần. Một thử nghiệm trị 38 ca hạ bạch cầu do hóa liệu, tỷ lệ kết quả 87%, trên súc vật thực nghiệm cũng chứng minh thuốc có tác dụng tăng bạch cầu rõ rệt và có khả năng kích thích. Trị viêm gan cấp: theo báo cáo của các nhà khoa học Nga, uống cao lỏng nhân sâm có khả năng làm cho chức năng gan hồi phục nhanh hơn và làm giảm khả năng bệnh chuyển thành mạn tính. . Y học hiện đại: Nghiên cứu dược tính của nhân sâm (Kỳ 3) Trị chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu ch y kéo dài do tỳ vị hư nhược: dùng phối hợp với bạch truật, bạch linh. Tứ quân tử thang: nhân. 8 g, sắc uống. Nhân sâm hồ đào thang: nhân sâm 4 g, hồ đào nhục 12 g, sắc uống trị chứng hư suyễn. Trị bệnh cảm ở người vốn khí hư: dùng bài sâm tô ẩm (cục phương): nhân sâm 4 g (sắc riêng),. nhân sâm 4 g, bạch truật 12 g, bạch linh 12 g, cam thảo 4 g, sắc uống. Trị các loại bệnh phổi: như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn, dùng bài nhân sâm định suyễn thang: nhân sâm