Động kinh và các nguyên nhân ppsx

6 284 0
Động kinh và các nguyên nhân ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Động kinh và các nguyên nhân Nguyên nhân của các cơn co giật được xác định với khoảng 28% bệnh nhân động kinh cục bộ. Tuy nhiên, động kinh là tự phát, nghĩa là nguyên nhân không được biết. Độ tuổi khởi phát cơn co giật có thể là dấu hiệu nhận biết. Thật sự, động kinh tự phát hiếm khi xảy ra ở trẻ em và thiếu niên, chỉ chiếm khoảng 1% trường hợp. Cơn co giật được khởi phát do những bất thường trong não gây ra bởi các tế bào thần kinh ở vỏ não đồng thời bị kích hoạt, khởi phát thình lình và đột ngột của năng lượng điện dẫn đến co giật. Nó phụ thuộc vào vị trí trên não, nơi xảy ra sự tăng hoạt động điện. Những cơn co giật có ảnh hưởng lớn trên những bệnh nhân, từ cơn lú lẫn ngắn đến cơn co giật nhỏ, mất ý thức. Yếu tố di truyền đại diện cho sự đa dạng của cơn co giật, có thể hình thành những dạng khác nhau của bệnh động kinh. Những triệu chứng sau đây bị gây ra bởi khiếm khuyết gen đơn: l Động kinh thùy trán về đêm nhiễm sắc thể trội (ADNFLE) bị gây ra bởi sự thay đổi của các thụ thể trên não, gọi là neuronal nicotine acetylcholin. l Sự rối loạn bẩm sinh lành tính có tính chất gia đình (BFNC) gây ra bởi sự khiếm khuyết về gen, ảnh hưởng lên các kênh ion trong các tế bào thần kinh mang kali. Nguyên nhân mang tính di truyền được chứng minh chiếm ít trong động kinh co giật cơ ở trẻ thành niên, chỉ hiện diện trong 10% số trường hợp. Co giật ở trẻ em Sốt cao co giật: xảy ra ở độ tuổi từ 3 tháng đến 5 tuổi. Khoảng 10 - 15% trẻ động kinh có tiền căn sốt cao co giật trước khi phát bệnh. Tất cả ảnh hưởng của bệnh thường ngắn và không kéo dài. Tiêm chủng: ở trẻ em, sốt cao do tiêm chủng có thể xảy ra nhưng hiếm khi co giật, nếu có thường tạm thời và hậu quả không nặng. Người ta cho rằng, vaccin DTP (bạch hầu, ho gà, uốn ván) có thể là nguyên nhân khởi phát cơn động kinh hoặc những bệnh thần kinh khác. Những chuyên gia cũng khuyên rằng: trẻ có nghi ngờ về vấn đề thần kinh nên hoãn việc tiêm vaccin cho đến khi tình trạng thần kinh được làm rõ. Chấn thương: trẻ em có nguy cơ cao về chấn thương đầu. Nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ em bị nứt sọ với máu tụ có thể là nguy cơ gây tổn thương não. Nhiễm siêu vi: theo một nghiên cứu năm 2001, trong 22 trẻ bị động kinh, test siêu vi phát hiện sự hiện diện của nhiều siêu vi trùng thường gặp ở trẻ em, trong đó có Human herpesvirus 6 gây ban đỏ có liên quan với cơn co giật nặng. Đây là bệnh cấp tính có thể dẫn đến sốt cao và nổi ban nhưng thường lành tính. Bệnh não úng thủy: bệnh đầu nước là tình trạng bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em, trong đó dịch não tủy tích tụ trong não dẫn đến căng quá mức những khoang trong não (não thất). Áp lực này sẽ dẫn đến hủy mô não. Bệnh đầu nước được xem là nguyên nhân không thường gặp gây co giật. Điều trị trong trường hợp này, đặt thiết bị dẫn lưu dịch (shunt) quá mức từ não đến những phần khác của cơ thể. Một nghiên cứu năm 2001 ghi nhận khoảng 20 - 50% trẻ em được đặt shunt có thể bị động kinh, đặc biệt nếu shunt được đặt trước 2 tuổi. Loạn sản vỏ não trung tâm: là một bất thường trong sự phát triển của bào thai, có thể gây động kinh trầm trọng và rất khó điều trị. Những nguyên nhân khác: những cơn co giật ở trẻ em có thể do những khiếm khuyết bẩm sinh, sinh khó hay ngộ độc. Co giật ở người trưởng thành Nghiện rượu: là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của những cơn co giật ở người trưởng thành. Những cơn co giật, thường là cơn co giật lớn (tonic - clonic) toàn thể, xảy ra ở khoảng 10% người trưởng thành khi cai rượu. Cơn co giật đầu tiên xảy ra trong khoảng từ 7 - 48 giờ sau uống rượu, thời gian giữa cơn đầu và cơn cuối thường trong khoảng 6 giờ. Chấn thương đầu: có thể gây co giật, đặc biệt là khi bị chấn thương đầu nặng. Cơn co giật đầu tiên liên quan đến tổn thương có thể xảy ra vài năm sau đó. Những bệnh nhân chấn thương đầu nhẹ bị mất ý thức dưới 30 phút, nguy cơ bị co giật sẽ ít hơn và kéo dài khoảng 5 năm sau chấn thương. Rối loạn giấc ngủ: ở một số người bị rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ hay chứng ngủ rũ (narcolepsy) cũng có thể dẫn đến co giật. Ngưng thở lúc ngủ và động kinh thùy trán về đêm mang tính di truyền có triệu chứng tương tự (cảm giác ngột ngạt, vận động thần kinh bất thường trong khi ngủ, ngủ suốt ngày). Trong một nghiên cứu năm 2000, 1/3 bệnh nhân động kinh không đáp ứng với thuốc được chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn lúc ngủ. Một số nghiên cứu cho rằng, những bệnh nhân động kinh và bệnh nhân rối loạn giấc ngủ nếu được điều trị ngưng thở lúc ngủ thì cơn co giật sẽ giảm. Đột quỵ: co giật cũng là một triệu chứng của đột quỵ. Khoảng 15 - 23% các trường hợp tổn thương tại não ở những bệnh nhân đột quỵ nhẹ có thể gây co giật. Những nguyên nhân khác: + Nghiện thuốc hay cai thuốc. + Ngưng đột ngột các thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu. + Có nghề nghiệp phải tiếp xúc với hóa chất. Một nghiên cứu các công nhân trong nhà máy tại Đan Mạch năm 2000 cho thấy, có mối liên quan giữa điện từ trường và nguy cơ gia tăng cơn động kinh và bệnh thần kinh ảnh hưởng đến việc điều hòa thần kinh tự động. + Bệnh Alzheimer và thoái hóa não ở người già cũng gây co giật. + Ở những nước đang phát triển, nhiễm trùng hệ thần kinh bởi ấu trùng sán dây là nguyên nhân quan trọng gây động kinh. Co giật có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi Nhiễm trùng não và hệ thần kinh trung ương: nhiễm trùng não có thể gây co giật trong suốt thời kỳ nhiễm trùng cấp tính, đặc biệt khi mô não bị phá hủy thì co giật sẽ tái phát. Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương thường gặp nhất là viêm não và viêm màng não. Viêm não là tình trạng não bị viêm gây ra bởi nhiễm trùng, lây truyền bởi muỗi. Viêm màng não là tình trạng viêm hay nhiễm trùng của màng bao quanh não hay quanh tủy sống. Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa co giật động kinh và nhiễm siêu vi Herpes simplex ở hệ thần kinh trung ương. Hạ đường huyết: cơn co giật có thể xảy ra khi hạ đường huyết, một biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường trẻ em và người lớn. U não: do ung thư hay không do ung thư cũng gây co giật ở cả trẻ em và người lớn. U mạch máu hang: là những mạch máu phát triển bất thường và giống u, gây tăng áp lên mô thần kinh. Giả động kinh: khoảng 20 - 45% trường hợp co giật không điều trị được có nguồn gốc tâm lý hơn là nguồn gốc thể chất. Dạng co giật này được gọi là giả động kinh hay co giật có nguồn gốc tâm lý, bệnh nhân này co giật không mất ý thức hay có hành vi tình cảm không bình thường, hoặc dấu hiệu hysteria. Cơn giả động kinh có thể phân biệt với động kinh thật sự qua điện não đồ. Nguyên nhân của giả động kinh tới nay vẫn chưa xác định được. O . Động kinh và các nguyên nhân Nguyên nhân của các cơn co giật được xác định với khoảng 28% bệnh nhân động kinh cục bộ. Tuy nhiên, động kinh là tự phát, nghĩa là nguyên nhân không. cứu năm 2000, 1/3 bệnh nhân động kinh không đáp ứng với thuốc được chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn lúc ngủ. Một số nghiên cứu cho rằng, những bệnh nhân động kinh và bệnh nhân rối loạn giấc ngủ. cứu các công nhân trong nhà máy tại Đan Mạch năm 2000 cho thấy, có mối liên quan giữa điện từ trường và nguy cơ gia tăng cơn động kinh và bệnh thần kinh ảnh hưởng đến việc điều hòa thần kinh

Ngày đăng: 08/07/2014, 08:20