Kiến trúc lưu trữ dữ liệu Xét trên khía cạnh công nghệ thông tin (CNTT), điều cốt lõi trong hoạt động của doanh nghiệp là các quá trình lưu trữ, xử lý và trao đổi dữ liệu. Liên quan đến các quá trình này là hệ thống lưu trữ – một trong những thành phần quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng CNTT. Vì thế, các giám đốc CNTT (CIO) luôn tìm mọi cách để đơn giản hóa hệ thống lưu trữ của công ty nhằm tiết giảm tối đa chi phí điều hành và xử lý dữ liệu có hiệu quả hơn. Khi Marty Garrison đảm nhận chức vụ giám đốc công nghệ của ChoicePoint Inc. – một công ty chuyên về tích hợp dữ liệu có trụ sở ở Alpharetta, bang Georgia (Mỹ) – cách nay ba năm, việc lưu trữ dữ liệu ở đây khá hỗn độn. Công ty phải quản lý hơn hai triệu gigabyte dữ liệu của 16 tỷ bản ghi. Garrison nhớ lại: “Việc lưu trữ lúc bấy giờ gia tăng theo từng dự án, và nó không được quản lý về mặt chi phí. Chúng tôi có 8-10 mạng lưu trữ (Storage Area Network – SAN) hoạt động độc lập với nhau. Vì thế, chúng tôi không thể chia sẻ không gian lưu trữ giữa các mạng này cũng như phân cấp dữ liệu.” Để quản lý một cách thống nhất và giảm số lượng nhân viên điều hành, Garrison đã thiết lập một kiến trúc lưu trữ tập trung, kết hợp các SAN hiện hữu thành một SAN duy nhất. Việc phân cấp dữ liệu cho phép ông sử dụng những ổ đĩa rẻ tiền hơn cho những dữ liệu không đòi hỏi tốc độ truy cập cao. Ông cũng chỉ ký hợp đồng với hai nhà cung cấp thiết bị. Nhờ vậy ông đã giảm được 40 % chi phí lưu trữ ở cả khâu mua sắm thiết bị lẫn công tác quản lý. Các chuyên gia trong ngành cho biết doanh nhgiệp phải hướng đến một kiến trúc lưu trữ đơn giản để giảm tổng chi phí sở hữu (Total Cost of Ownership – TCO). Theo Steward Buchanan, chuyên viên phân tích của hãng nghiên cứu thị trường Gartner, cho dù chi phí lưu trữ thông tin mới giảm đến 34 % mỗi năm, chi phí để đáp ứng các yêu cầu về mức độ dịch vụ và mở rộng khả năng lưu trữ có thể vượt quá 60 %. Ông nói: “Các doanh nghiệp cần có nhiều quy định hơn về việc quản lý thiết bị lưu trữ.” Kiến trúc phân cấp dữ liệu So với cách nay vài năm thì các CIO hiện có nhiều chọn lựa hơn về mặt công nghệ lưu trữ. Một trong những công nghệ phổ biến là dùng đĩa thay cho băng từ để lưu dự phòng những dữ liệu quan trọng. Tuy nhiên, theo Buchanan, kiến trúc phân cấp (tiered architecture) mang lại nhiều lợi ích. Nó không chỉ cho phép bạn gia tăng mức độ sử dụng các loại thiết bị lưu trữ rẻ tiền dành cho những dữ liệu ít quan trọng hay ít được truy xuất mà còn buộc bạn phải hiểu cấp độ dịch vụ của tất cả các dữ liệu, quản lý lưu trữ theo vòng đời dữ liệu (Information Lifecycle Management – ILM). Nhờ vậy, bạn có thể giảm chi phí bằng cách xóa hoặc không lưu dự phòng những dữ liệu không cần thiết. Bạn cũng có thể chuyển những dữ liệu ít sử dụng sang khu vực lưu trữ ngoại tuyến (offline storage) để kiểm soát luồng lưu thông của dữ liệu trên mạng. Ông nói: “Tiering cho phép bạn nhìn thấy được tổng chi phí sở hữu của mạng lưu trữ.” Hệ thống lưu trữ là gì? Hệ thống lưu trữ là tập hợp tất cả tài nguyên trong m ột tổ chức, sử dụng cho mục đích lưu trữ dữ liệu của hệ thống. Nó bao gồm: • Các thiết bị lưu trữ, như băng từ, đĩa CD, các ổ đĩa cứng trong các máy chủ và các tủ đĩa ngoài. • Các phần mềm quản lý, Tiered architecture là sự phân bổ các loại dữ liệu vào những thiết bị lưu trữ khác nhau. Việc phân loại dữ liệu có thể dựa trên mức độ bảo vệ dữ liệu, các yêu cầu về hiệu suất truy cập, tần suất sử dụng hoặc các yêu cầu khác. Số tầng càng cao thì thiết bị sử dụng càng đỡ tốn kém. Vì công việc phân loại có thể phức tạp và đòi hỏi phải thực hiện liên tục, nhiều nhà cung cấp đã đưa ra những phần mềm tự động phân loại dựa trên những tiêu chí do doanh nghiệp đưa ra. Một trong những kiến trúc thường được sử dụng là kiến trúc ba tầng (three-tier architecture); trong đó tầng 1 dùng để lưu trữ những dữ liệu quan trọng, thường được truy cập. Tầng này sử dụng những thiết bị đắt tiền, có chất lượng và độ bảo mật cao như hệ thống đĩa dự phòng RAID cấp 6 (Double Parity Redundant Array of Independent Drives). Tầng 2 dành cho những dữ liệu liên quan đến tài chính, các điều khiển hay cung cấp những tính năng phụ trợ như sao chép (copy), sao lưu dự phòng (backup)… cho các thiết bị lưu trữ. • Các giao thức và thiết bị hỗ trợ việc kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị lưu trữ. . mạng lưu trữ. ” Hệ thống lưu trữ là gì? Hệ thống lưu trữ là tập hợp tất cả tài nguyên trong m ột tổ chức, sử dụng cho mục đích lưu trữ dữ liệu của hệ thống. Nó bao gồm: • Các thiết bị lưu. Kiến trúc lưu trữ dữ liệu Xét trên khía cạnh công nghệ thông tin (CNTT), điều cốt lõi trong hoạt động của doanh nghiệp là các quá trình lưu trữ, xử lý và trao đổi dữ liệu. Liên. thiết bị lưu trữ rẻ tiền dành cho những dữ liệu ít quan trọng hay ít được truy xuất mà còn buộc bạn phải hiểu cấp độ dịch vụ của tất cả các dữ liệu, quản lý lưu trữ theo vòng đời dữ liệu (Information