Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh ĐỀ THI HỌC KÌ I - NH: 2010-2011 TRƯỜNG THPT CẦN THẠNH Môn: Vật lí Khối: 10 Ban: cơ bản & nâng cao Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) I- Lý thuyết: 4 điểm ( Phần thi chung cho ban cơ bản và ban nâng cao ) Câu 1 1đ . Hệ quy chiếu là hệ như thế nào? Hệ quy chiếu dùng để làm gì? Câu 2 1đ . Một vật chuyển động trên trục 0x, có phương trình chuyển động x = 2 + 5t. ( t≥0) Trong đó, x đo bằng mét, t đo bằng giây. Vậy chuyển động của vật là chuyển động gì? So sánh quãng đường vật đi được trong 5 giây đầu tiên và trong 5 giây tiếp theo ( kèm theo lời giải thích ). Câu 3 1đ . Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc và không phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 4 1đ . Phát biểu và viết công thức của lực hướng tâm. II- Bài tập: 4 điểm ( Phần thi chung cho ban cơ bản và ban nâng cao ) Bài 1 1đ . Một vật rơi tự do ở độ cao 19,6 m so với mặt đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g = 9,8 m/s 2 . Bài 2 2đ . Kéo một vật nằm yên trên mặt sàn ngang dưới tác dụng của lực F K có độ lớn 25 N và F K song song với mặt sàn. Trong quá trình chuyển động vật luôn chịu lực cản của mặt sàn không đổi F C = 24,5N. Biết rằng vật có khối lượng m = 200 g, bỏ qua lực cản của môi trường. a) Tính gia tốc của vật. b) Tính quãng đường vật đi được trong 5 giây đầu. Lấy số thập phân thứ hai. Bài 3 1đ . Cho hai lực đồng quy có độ lớn lần lượt là 3 N và 4N. Hợp lực của 2 lực bằng bao nhiêu nếu hai lực trên có giá vuông góc nhau. Phần thi chỉ dành riêng cho ban cơ bản Bài 4 1đ . Một lò xo treo theo phương thẳng đứng, có độ cứng K = 200 N/m và chiều dài tự nhiên l 0 = 25 cm. Sau khi treo quả nặng có trọng lượng P thì lò xo có chiều dài l = 27,5 cm.Tính độ lớn lực đàn hồi của lò xo và trọng lượng P của quả nặng. Bài 5 1đ . Lực hấp dẫn giữa 2 quả cầu đồng chất sẽ thay đổi như thế nào, nếu khoảng cách giữa 2 quả cầu giảm đi 4 lần và khối lượng của mỗi quả cầu đều tăng 2 lần? Vì sao? Phần thi chỉ dành riêng cho ban nâng cao Bài 6 1đ . Phải quay đĩa quay quanh trục của nó với tần số lớn nhất bằng bao nhiêu để vật A nằm cách trục quay 15 cm không văng ra khỏi đĩa quay, biết rằng vật A có khối lượng m, hệ số ma sát lớn nhất giữa vật và đĩa quay là 0,75. Lấy g = 9,8 m/s 2 . Bỏ qua lực cản của môi trường. Bài 7 1đ . Cho hệ vật như hình vẽ. Tính gia tốc của vật A và vật B (lấy số thập phân thứ 2) Bỏ qua lực cản của môi trường, ròng rọc và khối lượng của dây. Biết dây không dãn, m A = 100g; m B = 125g. Lấy g = 9,8 m/s 2 . ****************************** A B Đáp án và thang điểm: Phần lý thuyết Câu Nội dung Thang điểm 1 Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ. 0,5 Hệ quy chiếu dùng để giải các bài toán cơ học, 0.5 2 Chuyển động của vật là chuyển động thẳng đều ( Nếu h/s trả lời là chuyển động cơ cho 0,25 đ ) 0,5 Như nhau vì trong chuyển động thẳng đều thì sau những khoảng thời gian như nhau thì quãng đường đi được là như nhau, ( hoặc vì S = 5.5 = 25 m ) 0,5 3 Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào: độ lớn của áp lực, vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. 0,5 Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào: diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. 0,5 4 Phát biểu đúng Viết công thức đúng 0,5 0,5 Phần bài tập Bài Nội dung Thang điểm 1 * Thời gian rơi của vật khi chạm đất là Từ công thưc: h = gt 2 /2 =>t = (2h/g) 1/2 = ( 2.19,6/9,6) 1/2 = 2 (s) 0,5 * Vận tốc của vật khi chạm đất là: v = g.t = 9,8.2 =19,6 m/s 0,5 2 Trong quá trình chuyển động vật chịu tác dụng của các lực sau: Trọng lực P, Phản lực N, Lực kéo F K , Lực cản F C . Hợp lực tác dụng lên vật: F = P + N + F K + F C = ma (1) ( Theo định luật II Niu-tơn) Chiếu (1) lên chiều chuyển động của vật ta có: F K - F C = ma => a = ( F K – F C )/m = (25 -24,5)/0,2 = 0,5/0,2 = 2,5 m/s 2 . Quãng đường vật đi được trong 5 giây đầu là S = at 2 /2 = 2,5.5 2 /2 = 31,25 m. 0,25 0,25 0,75 0,75 3 Cách 1: Vì hai lực đồng quy có giá vuông góc nhau nên theo quy tắc hình bình hành ta có F 2 = F 1 2 + F 2 2 = 3 2 + 4 2 = 25 => F = 5 N Cách 2: Theo quy tắc hình bình hành ta có: F = F 1 + F 2 F 2 = F 1 2 + F 2 2 = 3 2 + 4 2 = 25 => F = 5 N vì (F 1 ,F 2 ) = 90 0 = π/2 0,25 0,75 0,25 0,75 F 2 = F 1 2 + 2F 1 .F 2 cos(F 1 ,F 2 ) + F 2 2 4 Độ biến dạng của lò xo là: Δl = l – l 0 = 27,5 – 25 = 2,5 cm = 0,025 m Theo định luật Húc ta có: F đh = K|Δl| = 200.0,025 = 5 N Tại VTCB, ta có P = F đh = 5 N 0,25 0,5 0,25 5 Cách 1: vì F hd ~ m 1 .m 2 và F hd ~ 1/ r 2 => Khi tăng khối lượng của mỗi quả cầu tăng lên 2 lần thì độ lớn lực hấp dẫn tăng lên 4 lần. Mặt khác, khi giảm khoảng cách giữa 2 quả cầu 4 lần thì độ lớn lực hấp dẫn tăng 16 lần. Nên sau khi tăng khối lượng của mỗi quả cầu và giảm khoảng cách thì độ lớn lực hấp dẫn tăng lên 64 lần. Cách 2: Ban đầu: F hd = G.m 1 .m 2 /r 2 Lúc sau: F hd ’ = G.M 1 M 2 /R 2 Vì M 1 .M 2 = 2m 1 .2m 2 và R = r/4 ( Theo bài ra ) Nên F hd ’ = 64F hd 0,75 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 6 Đk để vật A không văng ra khỏi đĩa quay thì F msn max ≥ F ht mgμ max ≥ mω 2 r gμ max ≥ (2πf) 2 .r f ≤ ( gμ max /r) 1/2 / 2π = 7/2π ( Hz ) 0,25 0,25 0,25 0,25 7 Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật B. Phân tích lực và biểu diễn lực đúng. P 1 – T 1 = m A .a (1 ) T 2 – P 2 = m B .a (2) Từ (1) và (2) => P 1 – P 2 = ( m A + m B )a vì T 1 = T 2 do dây không dãn a = 25.9,8 / 225 = 1, 09 m/s 2 0,25 0,25 0,25 0,25 Lưu ý: Học sinh viết sai đơn vị trừ 0,25 điểm Học sinh chỉ viết đúng công thức trong quá trình làm chỉ được 0,25 điểm. Học sinh trình bày đẹp, khoa học và có cách làm sáng tạo đúng được thưởng tối đa 1điểm. P 2 T 1 T 2 P 1 A B (+) . Minh ĐỀ THI HỌC KÌ I - NH: 2 010 -2 011 TRƯỜNG THPT CẦN THẠNH Môn: Vật lí Khối: 10 Ban: cơ bản & nâng cao Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) I- Lý thuyết: 4 điểm ( Phần thi chung. Thang điểm 1 * Thời gian rơi của vật khi chạm đất là Từ công thưc: h = gt 2 /2 =>t = (2h/g) 1/ 2 = ( 2 .19 ,6/9,6) 1/ 2 = 2 (s) 0,5 * Vận tốc của vật khi chạm đất là: v = g.t = 9,8.2 =19 ,6 m/s. yếu tố nào? Câu 4 1 . Phát biểu và viết công thức của lực hướng tâm. II- Bài tập: 4 điểm ( Phần thi chung cho ban cơ bản và ban nâng cao ) Bài 1 1đ . Một vật rơi tự do ở độ cao 19 ,6 m so với mặt