1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

quan hệ việt nam

15 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 89 KB

Nội dung

Quan hệ Việt Nam - APEC Tuy là thành viên mới, một trong 3 thành viên gia nhập sau cùng trong 21 nền kinh tế thành viên, nhưng Việt Nam đã tích cực và chủ động đề xuất nhiều sáng kiến tại các Hội nghị và Diễn đàn khác nhau của APEC. Bước đầu Việt Nam đã tạo được uy tín và hình ảnh tốt đẹp với các thành viên về một đất nước năng động, cởi mở và hội nhập qua gần 20 sáng kiến do Việt Nam đưa ra tại các lĩnh vực hợp tác khác nhau của APEC. 1. Tham gia của Việt Nam trong APEC - Nhận thấy tầm quan trọng của APEC đối với sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực nói chung và của Việt Nam nói riêng, phù hợp với đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và nhà nước ta, ngày 15/6/1996, Chính phủ Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập APEC. Tiếp đó, theo yêu cầu của APEC, tháng 8/1996 ta đã gửi cho APEC "Bản ghi nhớ hệ thống chính sách kinh tế thương mại của Việt Nam" (Aide Memoire). Trong thời gian chờ quyết định chính thức kết nạp Việt Nam, ta cũng đã xin tham gia 3 Nhóm Công tác để làm quen và nắm bắt tình hình hoạt động của tổ chức. Ngày 25/4/1997, Việt Nam gửi đơn xin tham gia với tư cách khách mời vào Nhóm Công tác về Xúc tiến Thương mại; Nhóm Công tác về Khoa học và Công nghệ Công nghiệp; và Nhóm Chuyên gia về Hợp tác Kỹ thuật Nông nghiệp của APEC. Đây là những Nhóm mà ta có khả năng đóng góp, đồng thời có thể đem lại những lợi ích cụ thể cho ta. - Ngày 14/11/1998, tại Hội nghị Bộ Trưởng Ngoại giao - Kinh tế, APEC đã tuyên bố kết nạp Việt Nam, Nga và Pê-ru. Việc trở thành thành viên chính thức của APEC là một bước đi sâu hơn vào con đường hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện điện hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong APEC, Việt Nam có nhiều đối tác quan trọng như các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Úc và Niu Di-lân. Một số thành viên APEC đang dần trở thành đối tác chiến lược trong kế hoạch phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam. Thống kê gần đây cho thấy các nền kinh tế APEC chiếm khoảng 67% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khoảng 75% vốn ODA và 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. - Quán triệt chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”, ngay sau khi gia nhập APEC, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nhiều chương trình, dự án hợp tác của APEC, tranh thủ được sự hỗ trợ và giúp đỡ to lớn về vốn, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Tuy là thành viên mới nhưng Việt Nam cũng đã tích cực và chủ động đề xuất nhiều sáng kiến tại các Hội nghị và Diễn đàn khác nhau của APEC. Kết quả tham gia APEC trong 10 năm qua là rất đáng khích lệ, chúng ta đã bước đầu tạo được uy tín và hình ảnh tốt đẹp với các thành viên về một Việt Nam năng động, cởi mở và hội nhập qua gần 20 sáng kiến đưa ra tại các lĩnh vực khác nhau của APEC. 2. Việt Nam và năm APEC 2006 Một sự kiện và đồng thời là đóng góp hết sức quan trọng của Việt Nam đối với tiến trình hợp tác APEC là việc Việt Nam chủ động đăng cai tổ chức năm APEC 2006. Điều này thể hiện tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam trong việc thúc đẩy tiến trình hợp tác APEC. Kết quả: - Dưới sự chỉ đạo của UBQG về APEC 2006, sự phối hợp chặt chẽ của 5 Tiểu ban : Nội dung, Lễ tân, Vật chất - Hậu cần, An ninh, Tuyên truyền – Văn Hóa, các tỉnh, thành phố đăng cai các sự kiện (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam ) và sự ủng hộ của nhân dân trong cả nước, chúng ta đã tổ chức thành công hơn 100 sự kiện của năm , trong đó đáng chú ý là: + Tuần lễ Cấp cao (12-19/11/2006 tại Hà Nội) gồm Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 14 (18-19/11), Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế lần thứ 18 (15-16/11) và Hội nghị Thượng đỉnh các Tổng Giám đốc Doanh nghiệp (CEO Summit, 17-19), Phiên họp thứ tư của ABAC; Diễn đàn đầu tư APEC, Diễn đàn xúc tiến thương mại và đầu tư với Việt Nam + 05 Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành (HNBT Thương mại, HNBT Tài chính, HNBT Doanh nghiệp vừa và nhỏ, HNBT Du lịch, HNBT về cúm gia cầm và dịch bệnh truyền nhiễm). + 04 Hội nghị các quan chức cao cấp (SOM I, II, III và CSOM) Riêng trong Tuần lễ Cấp cao đã có hơn 10.000 đại biểu tham dự bao gồm các Nhà Lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên, quan chức, doanh nghiệp, báo chí - Dưới chủ đề “Hướng tới một Cộng đồng Năng động vì Phát triển Bền vững và Thịnh vượng”; Năm APEC 2006 đạt kết quả thực chất về nội dung, tạo dấu ấn của Việt Nam trong tiến trình APEC: (i) Thông qua Tuyên bố Hà Nội của các Nhà Lãnh đạo, Tuyên bố của Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-kinh tế APEC 18, trong đó khẳng định các kết quả hợp tác phong phú của năm APEC đồng thời đề ra phương hướng hợp tác APEC trên tất cả các lĩnh vực, cho tất cả các diễn đàn của APEC cho năm 2007 và các năm tiếp theo. (ii) Phê chuẩn Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm thực hiện Lộ trình Busan, hướng đến mục tiêu Bogor là thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư năm 2010 đối với các nền kinh tế phát triển và năm 2020 đối với các nền kinh tế đang phát triển. Đây là sáng kiến quan trọng của Việt Nam, để lại dấu ấn của Việt Nam trong tiến trình hợp tác của APEC và cơ sở mang tính định hướng cho các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại của APEC trong nhiều năm tới. (iii) Ra Tuyên bố riêng của Các Nhà Lãnh đạo APEC về Vòng đàm phán Đô-ha, khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, đặc biệt nhấn mạnh mỗi thành viên APEC sẽ chủ động đưa ra các cam kết cao hơn nhằm thúc đẩy việc sớm khởi động lại Vòng đàm phán. (iv) Thông qua Báo cáo cả gói các biện pháp cải cách APEC nhằm làm cho APEC ngày càng có sức sống mạnh mẽ, năng động, hiệu quả hơn. (v) Đạt được nhiều kết cụ thể nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư, hợp tác kinh tế-kỹ thuật như: thông qua 6 biện pháp mẫu của các Hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực chất lượng cao; hai hướng dẫn mẫu về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; đánh giá Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại về giảm 5% chi phí giao dịch thương mại (TFAP) giai đoạn 1 (2001-2006) và khung Kế hoạch TFAP giai đoạn 2 nhằm giảm tiếp 5% giao dịch thương mại (2006-2010). (vi) Khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh con người, chống khủng bố, an ninh năng lượng, cùng nhau ứng phó với những thách thức chung như thiên tai, dịch bệch, HIV/AIDS, nạn tham nhũng… (vii) Thông qua kết quả năm Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành được tổ chức trong năm 2006 với nhiều sáng kiến của Việt Nam như Tuyên bố Hà Nội về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại và đầu tư; Tuyên bố Hội An về thúc đẩy du lịch; Kế hoạch hành động phòng chống cúm gia cầm và đại dịch cúm - Trong Tuần lễ Cấp cao, chúng ta đã đón năm chuyến thăm song phương chính thức của lãnh đạo của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Chi-lê. Nhiều thoả thuận hợp tác quan trọng về kinh tế, chính trị đã đạt được trong các chuyến thăm song phương. - Tại Hội nghị Thượng đỉnh các Tổng Giám đốc doanh nghiệp APEC, đã có hơn 1500 đại biểu tham dự (125 đến từ các tập đoàn được xếp hạng Top 500 trên thế giới) để bàn về cơ hội và thách thức, cũng như các định hướng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại khu vực. Đặc biệt, Diễn đàn thúc đẩy thương mại và đầu tư với Việt Nam với chủ đề “Những cơ hội kinh doanh khi Việt Nam trở thành thành viên WTO” được tổ chức bên lề Hội nghị đã thu hút hơn 1000 đại biểu tham dự. Trong dịp này, 06 hợp đồng trị giá 2 tỷ đô-la giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đã được ký kết. Ý nghĩa của việc tổ chức thành công năm APEC 2006: Nhìn chung lại, Năm APEC nói chung và Tuần lễ Cấp cao APEC nói riêng đã thành công rực rỡ trên cả 03 mặt; nội dung, tổ chức và lễ tân, và trên 02 phương diện đa phương và song phương. Tổ chức thành công Năm APEC 2006 chúng ta đạt các mục tiêu sau: - Khẳng định đường lối đối ngoại tích cực hội nhập quốc tế, củng cố hòa bình, tăng cường hợp tác ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; - Tạo dấu ấn Việt Nam cả về nội dung và cách tổ chức; nâng cao hình ảnh sâu đậm về một nước Việt Nam năng động, cởi mở, mến khách và an ninh; - Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác song phương với các nền kinh tế thành viên, đặc biệt là với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các trung tâm chính trị - kinh tế lớn trên thế giới; - Thông qua hợp tác APEC, mở rộng thị trường, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch, khoa học công nghệ; tranh thủ sự hỗ trợ của các thành viên APEC trên những vấn đề ta quan tâm (gia nhập W O, ngăn chặn dịch cúm gia cầm, thu hẹp khoảng cách phát triển, kể cả về công nghệ thông tin); - Thông qua APEC, đưa ra một thông điệp mạnh mẽ đối với cộng đồng doanh nghiệp về chính sách thông thoáng của ta về thương mại, đầu tư phù hợp với chuẩn mực quốc tế, góp phần đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp APEC, tăng thêm lòng tin và khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp APEC kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam. 3. Sự tham gia của Việt Nam sau năm APEC 2006 Sau thành công của năm APEC 2006, chúng ta tiếp tục phát huy những kết đã đạt được, tiếp tục đóng góp tích cực vào các hoạt động chung của APEC, qua đó khẳng định vai trò của Việt Nam trong APEC, cụ thể là: - Thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác thường niên của APEC như cập nhật Chương trình Hành động Quốc gia và Báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình Hành động tập thể về Thuận lợi hóa Thương mại; cập nhật Kế hoạch Hành động Chống khủng bố; cung cấp các thông tin về chính sách trong một số lĩnh vực khác theo yêu cầu của APEC. - Tại các diễn đàn, ta tham gia tích cực, có tiếng nói độc lập và thuyết phục, góp phần giải tỏa mâu thuẫn giữa các nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực nhạy cảm. Qua đó, ta dành được thiện cảm và củng cố quan hệ với các nền kinh tế hàng đầu khu vực. Ngoài ra, ta cũng chủ động tham gia nhiều sáng kiến hợp tác mới trong APEC, ngay cả trong những lĩnh vực nhạy cảm như việc ta là một trong 3 thành viên tham gia thử nghiệm Quy tắc Ứng xử Doanh nghiệp với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ hợp tác chống tham nhũng, tham gia thử nghiệm Kế hoạch phục hồi thương mại trong trường hợp khủng bố tấn công. Điều này đã góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong APEC. - Trong 2 năm 2007 và 2008, ta đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác mới, chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ xây dựng năng lực, trong hàng lọat lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, sở hữu trí tuệ, chống tham nhũng, phòng chống dịch bệnh và đối phó với tình trạng khẩn cấp. Những hình thức hợp tác này đã thu hút hàng trăm nghìn đô la tài trợ từ các dự án Hỗ trợ năng lực cảu APEC. Các dự án tuy không nhiều nhưng góp phần nâng cao trình độ cán bộ và ý thức của các doanh nghiệp về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế./. Mục tiêu hợp tác thương mại và đầu tư của APEC được nêu rõ trong Tuyên bố Bogo là "Thương mại và đầu tư tự do và thông thoáng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với các thành viên APEC phát triển và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển". Nhằm đạt mục tiêu này, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ IV tại Manila (Philippines) tháng 11-1996 đã thông qua một số văn kiện quan trọng, trong đó có Kế hoạch hành động Manila, bao gồm Kế hoạch hành động tập thể (CAP) và Kế hoạch hành động quốc gia (IAP). CAP do 21 thành viên phối hợp thực hiện, thông qua các nhóm công tác về từng lĩnh vực cụ thể như: thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, thủ tục hải quan, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, mua sắm chính phủ Các thành viên phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm để thực hiện các biện pháp thuận lợi hóa trong nội bộ như đơn giản hóa các thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Năm 2001, Hội nghị cấp cao APEC ở Thượng Hải (Trung Quốc) thông qua Thỏa thuận Thượng Hải, trong đó đặt ra mục tiêu giảm 5% chi phí giao dịch từ 2001 đến 2006. Năm 2002, APEC xây dựng Chương trình hành động thuận lợi hóa thương mại, tập trung vào bốn lĩnh vực cơ bản là thủ tục hải quan, tiêu chuẩn hợp chuẩn, đi lại của doanh nhân và thương mại điện tử. Trong mỗi lĩnh vực, APEC đề ra một loạt việc cần làm nhằm cải tiến quy trình, nâng cao hiệu quả công việc, tinh giản tối đa các thủ tục cho lưu thông hàng hóa và đi lại của các doanh nghiệp trong khu vực. Trong lĩnh vực tiêu chuẩn và hợp chuẩn, APEC thúc đẩy hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tăng cường sự tham gia rộng rãi vào các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau, bảo đảm tính minh bạch về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp của các nền kinh tế thành viên APEC. Trong lĩnh vực hài hòa các tiêu chuẩn, APEC ưu tiên bốn lĩnh vực là dán nhãn thực phẩm, điện tử, cao-su và cơ khí, thời gian thực hiện vào năm 2005 đối với các thành viên phát triển và năm 2010 đối với các thành viên đang phát triển. Trong lĩnh vực thừa nhận lẫn nhau, APEC đã xây dựng một số thỏa thuận như điện, điện tử, thực phẩm, an toàn đồ chơi, thu hồi và hướng dẫn thu hồi thực phẩm. Giao dịch hàng điện và điện tử trong APEC chiếm khoảng 250 tỷ USD/năm. Theo thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đã tiết kiệm khoảng 5% chi phí , tương đương 12,5 tỷ đồng. Nếu CAP chủ yếu nhằm thuận lợi hóa thương mại và đầu tư thì IAP đựơc coi là một trong ba trụ cột chính và công cụ để thực hiện các biện pháp tự do hóa thương mại. Theo IAP, các thành viên cam kết tự nguyện thực hiện trên nguyên tắc cuốn chiếu trong 15 lĩnh vực: thuế quan; các biện pháp phi thuế quan; dịch vụ; đầu tư; tiêu chuẩn và hợp chuẩn; thủ tục hải quan; sở hữu trí tuệ; chính sách cạnh tranh; mua sắm của chính phủ; rà soát cơ chế chính sách; các nghĩa vụ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); giải quyết tranh chấp; đi lại của doanh nhân; thu thập và xử lý thông tin; thương mại điện tử. Các thành viên phải nêu rõ tình hình hiện tại, các luật lệ, chính sách cơ bản để điều tiết các hoạt động trong từng lĩnh vực.Từ năm 2001, APEC đã yêu cầu các thành viên xây dựng IAP theo mẫu mới và xây dựng một trang web về IAP http://www.apec-iap.org Cùng với IAP, APEC còn đưa ra sáng kiến tự do hóa sớm theo ngành (EVSL) nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hóa trên nguyên tắc tự nguyện, linh hoạt, bao gồm 15 ngành hàng: cá và các sản phẩm từ cá; lâm sản; thiết bị và dụng cụ y tế; thoả thuận công nhận lẫn nhau về viễn thông; năng lượng; đồ chơi; đá quý và đồ trang sức; hoá chất; hạt có dầu và các sản phẩm từ hạt có dầu; thực phẩm; cao-su tự nhiên và cao-su tổng hợp; phân bón; ô-tô; máy bay dân dụng.Các thành viên APEC tham gia EVSL thực hiện giảm thuế và các biện pháp phi thuế quan cho các ngành hàng này sớm hơn mốc thời gian 2010/2020 theo lộ trình giảm thuế cho chín ngành hàng đầu là giảm mức thuế còn 0-5% vào năm 2002- 2005.Cho đến nay, APEC đã xây dựng các đối thoại thuận lợi hóa theo ngành trong các lĩnh vực ô-tô, hóa chất. Mục tiêu của APEC được xác định không phải là để xây dựng một khối thương mại, một liên minh thuế quan hay một khu vực mậu dịch tự do, mà là tạo dựng một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tưu giữa các nền kinh tế thành viên. Trong hơn 15 năm hình thành và phát triển, các hoạt động của APEC luôn hướng tới mục tiêu tự do hóa thương mại, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực. Để đạt được mục tiêu trên, nhiều nền kinh tế thành viên APEC đã tiến hành các chương trình cải cách cơ cấu, mang lại sự phát triển về kinh tế, xã hội cho nhiều nền kinh tế, song trong xu thế toàn cầu hiện nay, nhiều vấn đề không còn là của riêng mỗi quốc gia. Các hội nghị cấp cao APEC đã đưa ra nhiều mục tiêu phát triển chung cho các nước thành viên. Năm 1991, trong Tuyên bố Seoul, APEC đề ra 4 mục tiêu phát triển: - Duy trì tăng trưởng và phát triển, vì lợi ích chung của nhân dân các nền kinh tế trong khu vực, góp phần vào tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế thế giới; - Phát huy những tác động tích cực của sự tuỳ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ; - Xây dựng và tăng cường hệ thống thương mại đa phương, vì lợi ích của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác; - Giảm dần những rào cản đối với thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa các nền kinh tế thành viên phù hợp với các nguyên tắc cả WTO, trên cơ sở không có hại đối với các nền kinh tế khác; Tới Tuyên bố Bogor năm 1994, mục tiêu của APEC lại được xác định theo 3 vấn đề chính cần được tập trung giải quyết trong khuôn khổ APEC là: tự do hoá thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật với các Chương trình hành động tập thể (CAP) và các Chương trình Hành động Quốc gia (IAP) của từng nước thành viên. Thúc đẩy hoạt động thương mại trong APEC Thuận lợi hoá thương mại: Mục tiêu quan trọng của APEC Một trong những mục đích chính của APEC chính là việc tạo thuận lợi tối đa cho sự phát triển thương mại của 21 nền kinh tế thành viên. Thuận lợi hoá thương mại là làm cho thị trường hoạt động hiệu quả hơn, giảm chi phí đối với các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, đặc biệt là giữa các thị trường khác nhau với sự tham gia của cả các nhà hoạch định chính sách và quan chức chính phủ. Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng gia tăng, thuế quan giảm dần và công nghệ phát triển, thuận lợi hoá thương mại càng trở nên quan trọng đồng thời lợi ích tiềm tàng của nó cũng không ngừng tăng theo. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2002 về “Tác động kinh tế của các biện pháp thuận lợi hoá thương mại” cho biết: Nếu thực hiện tốt các công tác hậu cần cảng biển, thống nhất tiêu chuẩn, chuyên nghiệp hoá và minh bạch hoá thủ tục hành chính cùng lúc với thực hiện kinh doanh điện tử, APEC có thể tạo ra thêm 10% kim ngạch xuất khẩu nội khối (tương đương 280 tỷ USD). ý thức được lợi ích tiềm tàng của thuận lợi hóa thương mại, năm 2001 tại Thượng Hải, các nhà lãnh đạo APEC đã đặt mục tiêu giảm 5% chi phí giao dịch vào năm 2006 nhằm tiết kiệm khoảng 154 tỷ USD để đóng góp vào GDP của các nền kinh tế thành viên APEC đã nỗ lực giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác, nâng cao hiệu quả nền kinh tế thành viên và đẩy mạnh xuất khẩu. Sự tăng trưởng thương mại và đầu tư thương mại đã tăng 3 lần kể từ khi thành lập APEC (năm 1989). Thuế quan trung bình trong khu vực đã giảm từ 16,9% năm 1989 xuống còn 5,5% năm 2004. Thực tế của các nền kinh tế thành viên tăng 46% trong giai đoạn 1989-2003 (cao hơn nhiều mức 36% của các nền kinh tế ngoài APEC). Mười nguyên tắc và thuận lợi cơ bản cho doanh nghiệp Việc triển khai vào thực tế các biện pháp, chương trình thuận lợi hoá thương mại trong APEC đã được thực hiện theo hướng thiết thực và có lợi cho doanh nghiệp. Nguyên tắc trung tâm chỉ đạo mọi hoạt động của APEC là các thành viên thực hiện các thoả thuận trên cơ sở tự nguyện, chia sẻ chuyên môn, kỹ thuật cũng như các nguồn lực khác. Từ đó, thuận lợi hoá thương mại được thực hiện theo 5 nguyên tắc cụ thể là: Minh bạch hóa, cung cấp thông tin, tham vấn và hợp tác; Đơn giản hoá, thiết thực và hiệu quả; Không phân biệt đối xử, nhất quán ổn định và áp dụng luật một cách công bằng; Thống nhất, chuẩn hoá và thừa nhận lẫn nhau; Hiện đại hoá và áp dụng công nghệ mới. APEC khuyến khích các nền kinh tế thành viên thực hiện nhiều nỗ lực để mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp về thủ tục hải quan, thương mại phi giấy tờ, đồng bộ với các tiêu chuẩn quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nhân khi đi lại. Hải quan Hàn Quốc (KCS) đã xây đựng được hệ thống bốc dỡ hàng 24/24 giờ tại Busan, giảm thời gian bốc dỡ hàng từ 5 ngày theo quy định xuống còn 3 ngày; giảm thời gian xử lý tại cảng, mang lợi chừng1,5 tỷ USD. Các nền kinh tế APEC tự nguyện thực hiện thương mại phi giấy tờ nhằm giúp hàng hoá và dịch vụ trao đổi qua biên giới hiệu quả và minh bạch hơn. Nhiều nền kinh tế đã có hệ thống toàn diện cho phép chấp nhận chữ ký điện tử, giao dịch điện tử và bảo mật thông tin cá nhân. Thông qua giao dịch tài liệu điện tử, doanh nghiệp đã tập trung được các nguồn lực để tận dụng tối đa ưu thế của mắt xích quan trọng này trong dây chuyền cung ứng. Tại hầu hết các nền kinh tế APEC, trên 50% văn bản thương mại được thực hiện qua giao dịch điện tử, trong khi ở một số nền kinh tế thành viên khác tỷ lệ này lên tới 85%. Và hiển nhiên là, khi các nền kinh tế thành viên thực hiện phi giấy tờ hiệu quả, doanh nghiệp trong khu vực sẽ được hưởng lợi do thời gian xử lý nhanh hơn, tiết kiệm chi phí và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn. Việc chuẩn hoá các quy định nội khối cho phù hợp với các quy định quốc tế cũng được đặc biệt coi trọng nhằm tránh những rào cản và giảm chi phí trong kinh doanh. APEC đã thực hiện nhiều biện pháp trong lĩnh vực tiêu chuẩn và hợp chuẩn. Các thành viên được khuyến khích đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn của mình với các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có áp dụng những thông lệ tốt nhất, đặc biệt là khi xây dựng những tiêu chuẩn mới. Bên cạnh đó, APEC khuyến khích phát triển những hệ thống hữu hiệu đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chuẩn, khuyến khích các ngành sản xuất kinh doanh cũng như người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng hàng hoá và dịch vụ và vào bản thân thị trường. Các nền kinh tế thành viên cũng được khuyến khích tăng cường tham gia các cơ quan hoạch định tiêu chuẩn quốc tế và đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Họ cùng thoả thuận thừa nhận lẫn nhau và áp dụng những công cụ thiết thực khác giúp giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Một trong những lợi ích quan trọng mà APEC đem lại cho doanh nhân chính là tạo thuận lợi cơ bản cho họ khi làm ăn, đi lại nội khối. Nhóm Đi lại của doanh nhân APEC đã đề ra một giải pháp “nhất cử lưỡng tiện” là thực hiện Thẻ đi lại Doanh nhân APEC. Chương trình này cho phép các doanh nhân đủ điều kiện chỉ cần nộp đơn một lần tại nền kinh tế sở tại là được phép nhập cảnh ngắn hạn nhiều lần vào tất cả các nền kinh tế tham gia chương trình này qua hệ thống thông quan sớm rất đơn giản. Là một trong những sản phẩm dễ thấy nhất của APEC và cũng là sản phẩm duy nhất bạn có thể cho vào túi áp, thẻ đi lại Doanh nhân APEC thực sự giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và rất tiện lợi, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nhân, thúc đẩy quá trình phát triển thương mại trong khu vực bằng biện pháp cụ thể và thiết thực. Vài nét về Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Kể từ khi thành lập tới nay, APEC đã phát triển thành một trong những tổ chức khu vực quan trọng nhất và lớn nhất thế giới, gồm 21 nền kinh tế thành viên trải rộng trên bốn châu lục với hơn 2,6 tỷ dân, chiếm 41% dân số thế giới, 56% GDP thế giới và 47% thương mại toàn cầu. Quá trình thành lập: APEC ra đời dựa trên sáng kiến của Australia, nước chủ nhà tổ chức cuộc họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại đầu tiên với sự tham gia của 12 nền kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Brunei Darussalam, Canada, Indonesia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Nhật Bản, New Zealand, Philippines, Thái Lan, Australia và Singapore). Đây là các nền kinh tế thành viên sáng lập APEC. [...]... các đề xuất và góp ý của Hội đồng Quan sát viên: APEC có ba quan sát viên chính thức gồm: Ban Thư ký của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương Ban Thư ký Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương Những quan sát viên này tham gia vào các cuộc họp của APEC và được tiếp cận đầy đủ các tài liệu và thông tin liên quan đến các cuộc họp Các nhóm quan sát viên cũng cùng hợp tác, chia... Nhân dân Trung Hoa, Hồng Kông Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philipines, Nga, Singapore, Đài Bắc Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam Việt Nam gia nhập APEC tháng 11 năm 1998 APEC hoạt động trên ba lĩnh vực bao quát, nhằm đạt được Mục tiêu Bogor về mở cửa và tự do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vào năm... Với tư cách là nền kinh tế chủ nhà của năm APEC 2006, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Phụ trách DNNVV lần thứ 13 trong hai ngày 28 và 29 tháng 9, Hội nghị Nhóm Công tác DNNVV lần thứ 23 trong hai ngày 26 và 27 tháng 9, và Hội nghị Tiểu nhóm Công tác Doanh nghiệp Siêu nhỏ ngày 25 tháng 9, tại Hà Nội Để chuẩn bị cho các cuộc họp này, Việt Nam đề xuất một số giải pháp và xin ý kiến các nền kinh... thuộc Trung Quốc, Mexico, Papua New Guinea và Chile); Peru, Liên bang Nga và Việt Nam là những nền kinh tế sau cùng tham gia vào APEC (năm 1998) đưa tổng số thành viên hiện nay lên 21 Mục tiêu của APEC: APEC được thành lập nhằm phát huy lợi thế của sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế trong khu vực Mục tiêu quan trọng nhất của APEC là giúp toàn khu vực thịnh vượng hơn nữa Để thực... lãnh đạo kinh tế Hội nghị các Quan chức cao cấp (SOM) nhằm triển khai các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng, đệ trình các khuyến nghị, chương trình hợp tác lên Hội nghị Bộ trưởng xem xét Một số thành tựu kinh tế nổi bật của APEC: Trong thập kỷ đầu tiên kể từ khi thành lập, các nền kinh tế thành viên APEC đã tạo ra xấp xỉ 70% tăng trưởng kinh tế toàn cầu; Rào cản thuế quan trong khu vực APEC đã giảm... kinh tế thành viên APEC đã tạo ra xấp xỉ 70% tăng trưởng kinh tế toàn cầu; Rào cản thuế quan trong khu vực APEC đã giảm từ 16,6% năm 1988 xuống còn 5,5% năm 2004; Các rào cản phi thuế quan đã được công khai thành thuế quan; các rào cản đầu tư đã được cắt giảm; Xuất khẩu tăng 113% lên trên 2,5 nghìn tỷ USD; Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 210% (nếu tính riêng các nền kinh tế đang phát triển trong... trực tiếp như là tăng cơ hội việc làm, có nhiều chương trình đào tạo hơn, hệ thống an ninh xã hội vững chắc hơn, giảm đói nghèo Việc cắt giảm hàng rào thương mại và tạo ra một khu vực kinh tế mang tính cạnh tranh cao hơn đã làm giảm chi phí hàng hóa và dịch vụ thiết yếu hàng ngày từ thực phẩm, quần áo tới điện thoại di động Quan trọng hơn, tăng trưởng kinh tế dẫn tới tiến bộ xã hội; điều này được thể... hải sản, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ trong công nghiệp, bảo tồn tài nguyên biển, viễn thông, xúc tiến thương mại, giao thông vận tải và du lịch Những nhóm làm việc này có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác trên thực tế giữa các thành viên để xây dựng năng lực trong lĩnh vực mình phụ trách Các Nhóm Đặc trách giải quyết các vấn đề liên quan tới hợp tác kỹ thuật trong nông nghiệp, doanh nghiệp... tiêu trên, các hoạt động của APEC dựa trên “ba trụ cột” chính sau: Tự do hóa Thương mại và Đầu tư Thuận lợi hóa Kinh doanh Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật Tầm quan trọng: Kể từ khi thành lập tới nay, APEC đã phát triển thành một trong những tổ chức khu vực quan trọng nhất và lớn nhất thế giới 21 nền kinh tế thành viên trải rộng trên bốn châu lục với hơn 2,6 tỷ dân, chiếm 41% dân số thế giới; chiếm 56% GDP... tranh cho DNNVV trong thương mại và đầu tư Xây dựng năng lực cho Doanh nghiệp Siêu nhỏ gia nhập thị trường Các Bộ trưởng Phụ trách DNNVV APEC, dưới sự chủ toạ của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Võ Hồng Phúc, đã ra Tuyên bố Hà Nội về Tăng cường năng lưc cạnh tranh cho DNNVV trong thương mại và đầu tưvà Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 13 . Quan hệ Việt Nam - APEC Tuy là thành viên mới, một trong 3 thành viên gia nhập sau cùng trong 21 nền kinh tế thành viên, nhưng Việt Nam đã tích cực và chủ động đề. quan trọng của Việt Nam đối với tiến trình hợp tác APEC là việc Việt Nam chủ động đăng cai tổ chức năm APEC 2006. Điều này thể hiện tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam trong việc. Bình Dương; - Tạo dấu ấn Việt Nam cả về nội dung và cách tổ chức; nâng cao hình ảnh sâu đậm về một nước Việt Nam năng động, cởi mở, mến khách và an ninh; - Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác song

Ngày đăng: 08/07/2014, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w