Ảnh hưởng của các hóa chất đến cuộc sống con người –p2 Chất thải điện tử Chất thải điện tử hay được gọi là thiết bị điện và điện tử thải (WEEE) bao gồm các loại máy móc như tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, lò vi sóng, bóng đèn huỳnh quang, máy giặt, máy tính, điện thoại di động, tivi và thiết bị âm thanh. Đa số các sản phẩm này nhanh lỗi thời và tạo ra dòng chất thải lớn, chủ yếu được xuất khẩu từ các nước phát triển sang những nước đang phát triển và thường được sử dụng lại như thiết bị cũ hoặc làm chất thải ở cuối vòng đời của sản phẩm. Chất thải điện tử được xem là dòng thải tăng nhanh nhất thế giới, dự đoán mỗi năm tăng khoảng 50 triệu tấn. WEEE có chứa các chất tồn lưu, khó phân huỷ sinh học và độc hại (PBT) gồm các kim loại nặng như chì, niken, crôm, thuỷ ngân và các chất ô nhiễm hữu cơ như polychlorinated biphenyls (PCBs) và các chất làm chậm cháy được bị brôm hóa (BFRs). Nhiều nước đang phát triển không có cơ sở hạ tầng để quản lý thích hợp chất thải điện tử hoặc chưa có khung quy định có hiệu lực, hoặc nhiều người chưa nhận ra mức độ nguy hiểm của loại chất thải này. Theo ước tính, năm 2003 có khoảng 1,3 tỷ chiếc điện thoại di động đang được sử dụng trên toàn thế giới, và dự đoán năm 2006 sẽ tăng gấp đôi. Tháng 4/2008, số điện thoại di động đang được sử dụng trên thế giới là hơn 3 tỷ chiếc, trung bình khoảng 2 chiếc/người. Theo Hiệp hội truyền thông quốc tế, châu Phi là thị trường di động phát triển nhanh nhất thế giới, số người đăng ký thuê bao từ năm 1998 đến 2005 tăng 1000%: Ở Nigeria tăng 10.000% kể từ năm 2000 đến năm 2006, một phần là do tình trạng nhập khẩu điện thoại cũ từ các nước phát triển. Tuy nhiên, hoạt động buôn bán điện thoại cũ làm tăng gấp đôi lượng chất thải độc hại cho một số cộng đồng và các quốc gia nghèo nhất thế giới. Hầu hết những nước đang phát triển chưa có hệ thống quản lý phù hợp để giải quyết vấn đề chất thải hoặc việc tuân thủ các quy định về quản lý chất thải độc hại chưa có hiệu lực. Các sản phẩm chưa được dán nhãn thích hợp, chưa có hệ thống thông tin để cảnh báo cho những người bán lẻ, người sử dụng và những người tái xử lý về những rủi ro. Hậu quả thường là đốt các bãi rác mở, tái chế sân sau và thải vào nước mặt, đe doạ sức khoẻ của hàng triệu người chưa nhận thức được về những rủi ro và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Theo số liệu thống kế, hàm lượng kim loại nặng và những chất chậm cháy trong chất thải điện tử được nhập vào những nước đang phát triển cao hơn nhiều so với quy định được đặt ra ở châu Âu và Bắc Mỹ. Vấn đề này đã cản trở một số nước đạt được những mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về nước và điều kiện vệ sinh vào năm 2015. Lo ngại lớn của những nước đang phát triển là khi WEEE kết hợp với EEE (thiết bị điện và điện tử), thì hàng hoá không được vận chuyển như là chất thải mà là hàng cũ nên về mặt kỹ thuật được miễn trừ theo Công ước Basel về Kiểm soát vận chuyển chất thải độc hại qua biên giới. Chì trong sơn Không có mức độ tiếp xúc với chì nào được xem là an toàn. Từ xa xưa, người ta thừa nhận chì có các đặc tính độc hại. Hiện nay, chì là một trong 20 chất có nguy cơ gây ra nhiều bệnh nhất trên thế giới. Trong thời gian gần đây, việc hạn chế tiếp xúc với chì trong xăng là một trong những biện pháp quan trọng nhất nhằm cải thiện sức khoẻ môi trường. Tuy nhiên, những sản phẩm có chứa chì vẫn được sản xuất và bán rộng rãi ở nhiều nước đang phát triển. Sơn là sản phẩm có chứa hàm lượng chì cao thứ 2 sau xăng. Sơn chứa chì thường được dùng trong cơ sở hạ tầng như cầu, ngành công nghiệp (phụ tùng ô tô) và cho những ứng dụng trong ngành hàng hải cũng như trong gia đình. Đã có bằng chứng cho thấy chì trong sơn gây tổn thương thần kinh, đặc biệt cho trẻ em (như giảm trí thông minh) và các công nhân trong ngành công nghiệp chì. Người ở tuổi trưởng thành có thể mắc các bệnh về thận và tim mạch. Tác động của chì không thể thay đổi và tiếp tục ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của con người. Bụi bẩn trong nhà là con đường phổ biến nhất khiến trẻ em bị nhiễm chì trong sơn. Chì gây rủi ro trong nhiều năm sau khi sơn được sử dụng. . Ảnh hưởng của các hóa chất đến cuộc sống con người –p2 Chất thải điện tử Chất thải điện tử hay được gọi là thiết bị điện và điện tử thải (WEEE) bao gồm các loại máy. minh) và các công nhân trong ngành công nghiệp chì. Người ở tuổi trưởng thành có thể mắc các bệnh về thận và tim mạch. Tác động của chì không thể thay đổi và tiếp tục ảnh hưởng đến giai. quả thường là đốt các bãi rác mở, tái chế sân sau và thải vào nước mặt, đe doạ sức khoẻ của hàng triệu người chưa nhận thức được về những rủi ro và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Theo