Các hoàng đế nhà Thanh

13 1.4K 4
Các hoàng đế nhà Thanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THANH THÁI TỔ. Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Aisin Gioro Nurhaci, chữ Trung: 努爾哈赤; chữ Mãn: ), tức Thanh Thái Tổ, (1559 - 1626) là một vị thủ lĩnh của Bộ tộc Nữ Chân (Manchu) - một dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Trung Quốc vào cuối đời Minh. Ông là người đã xây nền móng cho vương triều nhà Thanh. Con trai ông, Hoàng Thái Cực là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh. 1. Cuộc đời Thuở nhỏ, do mẹ mất sớm, Nỗ Nhĩ Cáp Xích phải đi đào nhân sâm, hái quả thông để giúp gia đình sinh sống. Năm 25 tuổi, ông dùng 13 bộ giáp sắt của người cha đã mất để lại, lấy danh nghĩa đánh diệt Ni Kham Ngoại Lan (Nikan Wailan), kẻ đã giúp quân Minh giết chết cha và ông nội ông, để khởi binh ở quê tổ Hách Đồ A Lạp, bắt đầu thống nhất các hoạt động của các bộ Nữ Chân. Ở thời kỳ ấy, Bộ tộc Nữ Chân chia làm 3 bộ: Kiến Châu, Hải Tây, Đông Hải. Trải qua hơn 30 năm gắng sức, Bộ tộc Nữ Chân ở Kiến Châu do Nỗ Nhĩ Cáp Xích đứng đầu căn bản đã thống nhất được các bộ Nữ Chân. Năm 1616, khi 58 tuổi, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lên ngôi, xưng Hãn "Phúc Dục Biệt Quốc Anh Minh Hoàng đế" ở thành Hách Đồ A Lạp (nay là Tân Tân, Liêu Ninh), dựng nước, lấy quốc hiệuĐại Kim, sử gọi là Hậu Kim, tiền thân của nhà Thanh. 2. Chiến tranh với nhà Minh Năm 1617, tức là năm thứ hai mở nước, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lấy "Thất đại hận" (Bảy mối hận lớn) làm lời thề đánh Minh. Lời thề cuối cùng viết: Minh triều đối với ta "lăng nhục năng nề, không sao chịu nổi, bởi thế lấy nguyên do "thất đại hận" để đi đánh giặc". Đọc xong lời thề, liền quất ngựa vung đao, mở đầu cuộc chiến đấu với quân Minh Từ tháng 4 đến tháng 7, thế như chẻ tre, liên tục chiếm một số thành ở Đông Bắc, quân Minh trên dưới đều khiếp sợ. Minh Thần Tông sai Dương Cảo chỉ huy đại quân xưng là 47 vạn (thực tế chưa đến 10 vạn), chia bốn đường đánh dẹp Hậu Kim. Nỗ Nhỉ Cáp Xích bình tĩnh phân tích cục diện của quân Minh, sau đó dẫn binh đến đại phá quân Minh ở Tát Nhĩ Hử (nay là bờ nam sông Hồn tỉnhLiêu Ninh).Từ đó, Hậu Kim bắt đầu chuyển sang tiến công. Tháng giêng năm 1626, Nỗ Nhĩ Cáp Xích dẫn 30 vạn đại quân tiến công Sơn Hải quan. Do tướng giữ thành Ninh Viễn (nay là Hưng Thành, Liêu Ninh) là Viên Sùng Hoán hăng hái chống cự nên Nỗ Nhĩ Cáp Xích không thể tiến lên được, lại bị pháo bắn đá làm bị thương nên thua to phải rút về. Tháng 8, ông vì phẫn uất mà thành bệnh. Trong thuyền từ sông Thái vào sông Hồn để trở về Thịnh Kinh (nay là Thẩm Dương), khi đi qua đồn Ái Kê, bệnh tình trở nên trầm trọng nên ông đã lặng lẽ qua đời vào năm 68 tuổi. THANH THÁI TÔNG Hoàng Thái Cực (Chữ Hán: 皇太極 , phiêm âm Mãn Châu: Hung Taiji, 28 tháng 11 năm1592 – 21 tháng 9 năm 1643; cai trị 1626 – 1643) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Thanhtrong lịch sử Trung Quốc. Khi ở ngôi Hoàng Thái Cực củng cố đế quốc do vua cha Nỗ Nhĩ Cáp Xích thành lập. Ông đặt nền tảng cho cuộc chinh phạt nhà Minh ở Trung Hoa, dù ông chết trước khi điều đó hoàn tất. Ngoài ra, ông đã đổi tên tộc người của mình từ Nữ Chân thành Mãn Châu năm 1635, đồng thời đổi tên nhà Hậu Kim thành nhà Thanh. [1] . Năm 1636, Hoàng Thái Cực kế vị vua cha, đổi tên nước là Đại Thanh đi chinh phục Triều Tiên, Nội Mông Cổ và miền Đông Bắc của nhà Minh và đến năm 1644 thì Thuận Trị dứt được nhà Minh, thiết lập triều Thanh ở Trung Quốc THUẬN TRỊ Hoàng đế Thuận Trị (tiếng Mông Cổ: Eyebeer Zasagch Khaan, 15 tháng 3 năm 1638 – 5 tháng 2 năm 1661) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Thanh người Mãn Châu, và là vua Thanh đầu tiên cai trị trên toàn cõi Trung Hoa từ năm 1644 đến 1661. Ông kế vị Hoàng Thái Cựckhi mới 5 tuổi, nên được Đa Nhi Cỗn và Jirgalang nhiếp chinh. Sau khi ông qua đời, con ông là Huyền Diệp lên kế vị ngai vàng, tức là Hoàng đế Khang Hy. Ông có tên thật là Phúc Lâm niên hiệu là Thuận Tri, miếu hiệu là Thế Tổ và thụy hiệu làChương Hoàng đế. Tiểu sử Vốn sau khi vua cha Thanh Thái Tông (Hoàng Thái Cực) qua đời, trong triều xảy ra tranh chấp để giành ngôi vị. Lúc đó, những người như Hào Cách, Đa Đạc,… lo tìm cách thôn tính lẫn nhau để tranh ngôi. Duệ Thân Vương là Ái Tân Giác La Đa Nhĩ Cổn thấy tình hình tranh chấp, tuy biết thế lực của mình không nhỏ, nhưng nếu lên ngôi sợ kẻ khác bất phục, nên lập đứa con trai thứ 9 của Hoàng Thái Cực là Phúc Lâm kế vị, niên hiệu Thuận Trị, tức là đức Thế Tổ Chương hoàng đế nhà Thanh. Sau đó, Đa Nhĩ Cổn làm Nhiếp chính vương, vì Phúc Lâm còn nhỏ tuổi. Bấy giờ, Lý Tự Thành khởi loạn, chống nhà Minh, năm 1642 tiến binh về Yên Kinh của nhà Minh, đến năm 1644 thì chiếm được kinh thành, vua Minh Tư Tông tự vẫn tại núi Môi Sơn. Sau đó, Lý Tự Thành lên ngôi, lấy quốc hiệu là Đại Thuận. Lý Tự Thành có chiếm và làm nhục người thiếp của Ngô Tam Quế là Trần Viên Viên, còn giết cha của Quế. Ngô Tam Quế vốn là tướng nhà Minh trấn phòng quân Thanh, nay thấy Lý Tự Thành như vậy, tức giận, cầu viện nhà Thanh đánh Tự Thành. Bên Mãn Thanh hay tin, Đa Nhĩ Cổn bèn đem quân vượt qua Sơn Hải Quan, tiến về kinh đô nhà Minh phối hợp với quân Ngô Tam Quế. Cuối cùng cũng đã diệt được Lý Tự Thành. Quân Thanh còn tiến binh chiếm các tỉnh thành của Trung Hoa, rồi thống nhất Trung Quốc, đưa Phúc Lâm đến Yên Kinh làm Hoàng đế Trung Hoa. Từ đó, người Hán phải chịu ách thống trị của "rợ" Mãn Châu. Thuận Trị Thế Tổ trị vì đất nước, tỏ rõ là ông vua tài năng, sáng suốt, chăm lo chính sự, lại cần cù siêng năng, học hành giỏi giang. Thuận Trị có sủng ái một người con gái, tên là Đổng Tiểu Uyển, phong nàng ta là Đổng Ngạc phi. Nhưng không bao lâu, nàng Đổng Ngạc phi này mất. Vua Thuận Trị đau buồn, rồi lên bệnh đậu mùa, qua đời năm 28 tuổi. Có thuyết nói rằng, vua Thuận Trị không hề qua đời mà chỉ bỏ trốn khỏi kinh thành, bỏ đi tu, lấy pháp hiệu là Hành Si hòa thượng, không quan tâm đến cuộc sống trần thế vinh hoa phú quý nữa. Sau khi Thuận Trị không còn làm vua nữa, con ông là Huyền Diệp kế vị, tức là Khang Hy hoàng đế. KHANG HI Hoàng đế Khang Hi (tiếng Mông Cổ: Enkh Amgalan Khan) (4 tháng 5 năm 1654 – 20 tháng 12 năm 1722), tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (爱新觉罗玄燁 ), là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Thanh người Mãn Châu [1][2] và là vua Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1662 đến năm 1722. Là con thứ ba của Thanh Thế Tổ Thuận Trị, ông lên ngôi khi mới 7 tuổi, nên được nhiếp chính bởi bà nội ông là Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang và tứ mệnh đại thần. Ông là vị hoàng đế tài ba, người ta thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của Đại Thanh, sau một loạt binh lửa can qua. [3] Dưới quyền của ông, Đế quốc Thanh kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa,Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga và bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên. Ông có miếu hiệu là Thanh Thánh Tổ (朝聖祖), niên hiệu là Khang Hi (康熙), thụy hiệuNhân hoàng đế. Tiểu sử của ông được ghi tại Thanh sử cảo, quyển 4 “Thánh Tổ bản kỷ” và Thanh thông giám, quyển 41-45 “Thánh Tổ Khang Hi”. 1. Cuộc đời Khang Hi lên ngôi khi mới 7 tuổi, vào ngày 7 tháng 2 năm 1661 sau khi vua cha Thuận Trịqua đời. Trước khi qua đời, vì sợ Khang Hi không đủ sức cai trị đất nước nên Thuận Trị đã giao quyền chính về tay Tứ mệnh đại thần, trong đó có Ngao Bái. Ngao Bái chuyên quyền, kéo bè kết cánh trong cung. Năm 1667, Khang Hi 13 tuổi tuyên bố tự cầm quyền và sau đó ông bố trí lập mưu bắt được Ngao Bái. Năm 1673, ông hạ lệnh dẹp bỏ các phiên trấn và thân chinh dẹp loạn các chính quyền cát cứ địa phương như dẹp loạn Ngô Tam Quế năm 1673 và đảo Đài Loan của Trịnh Khắc Sảng năm 1684. Khi Khang Hy lên ngôi, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa phản Thanh phục Minh nổ ra nhưng lần lượt thất bại do sự đàn áp của nhà Thanh. Khang Hi trấn áp mạnh mẽ các thế lực chống Thanh và khiến cho đất nước trở lại ổn định. [3] Năm 1685, ông 2 lần phái quân tấn công mạnh mẽ Quân đội Nga ở phương Bắc, đánh bại tướng lĩnh Nga, buộc Nga Hoàng phải cầu hòa, kí Hòa ước Trung - Nga năm 1689. Trong lĩnh vực ngoại giao, ông cũng đạt được những thành công nhất định khi gián tiếp tham gia hiệp định đình chiến giữa 2 tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn (còn gọi là Trịnh Nguyễn phân tranh) tại Đại Việt vào năm 1673. Khang Hi qua đời năm 1722 tại Bắc Kinh, hưởng thọ 68 tuổi, ở ngôi 61 năm, là hoàng đế ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy sắp chết, Khang Hi vẫn mong được sống thêm 20 năm nữa để dạy dỗ cháu nội là Hoằng Lịch trở thành một vị vua tốt cho Đại Thanh. Hoàng tử thứ tư Dận Chân lên nối ngôi, tức vua Ung Chính. 2. Cuộc chiến Trung - Nga Năm 1618, người Nga đã truy đuổi quân Mông Cổ tới tận bờ Thái Bình Dương và xâm nhập vùng phía Bắc Hắc Long Giang (họ gọi là sông Amur). Tại đây họ xâm chiếm nhiều vùng đất của Mãn Châu. Cuộc chiến Trung - Nga dưới triều Khang Hi diễn ra tại Pháo đài Albazin, phía bắc Hắc Long Giang năm 1669. Kết quả là Khang HI đuổi được quân Nga ra khỏi Trung Quốc, Tư lệnh Nga là Alsinski bị bắt, hầu tước Nga là Feodor phải xin cầu hòa, dẫn đến Hòa ước Trung - Nga vào năm 1689. Năm 1858, lợi dụng nhà Thanh suy yếu, quân Nga quay lại và chiếm giữ vùng này cho tới nay, hiện là Nertohinska của Nga. 3. Cuộc sống thường ngày Khang Hi là vị vua thông minh, tài hoa, cẩn thận, sống giản dị, tính tình khoan hòa, nhưng can đảm và cầm quân giỏi. Các sử gia Trung Hoa ví ông với Đường Thái Tông, còn các học giả phương Tây cho rằng triều đại ông rực rỡ như triều vua Louis XIV của Pháp (1638 – 1715) đương thời. [3] Ông khổ công nghiên cứu Nho học, biên soạn Toàn Đường thi, Cổ Kim đồ thư tập thành, Khang Hi Tự điển, v.v [3] đều là những công trình đồ sộ. Ngoài ra ông còn là bậc thầy về viết thư pháp, một tấm bia đá có chữ thư pháp của ông đã được Chính phủ Trung Quốc công nhận là di sản văn hóa. Khang Hi còn biết tiếp thu Văn hóa phương Tây, [3] ông thường tiếp các sứ thần phương Tây và vào năm 1732, ông gửi một số thanh niên Trung Quốc sang Pháp du học. Ông biết chơi viôlông, thích sử dụng đồng hồ Tây phương. Ngay trong Triều đình, ông cũng trọng dụng hai người Tây Dương. Người thứ nhất là Adam Schall (Thang Nhược Vọng), quốc tịch Đức, Giám đốc Đài thiên văn Bắc Kinh, được Khang Hi gọi là Thông Minh Giáo sư. Người thứ hai là Ferdinan Verbiest (Nam Hoài Nhân), người Bỉ, có khả năng luyện kim, đúc súng. Cả hai đều có những đóng góp lớn lao trong công cuộc bình định Trung Quốc của Khang Hi. [3] 4. Cuộc sống gia đình Khang Hi có 1.200 phi tần và lập 4 hoàng hậu. Tổng cộng ông có 37 người con gồm 25 nam và 12 nữ. 5. Khang Hi trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung Trong tiểu thuyết võ hiệp Lộc Đỉnh Kí của nhà văn Kim Dung viết năm 1972, Khang Hi đã được xây dựng là một hoàng đế kiệt xuất, văn võ song toàn bên cạnh nhân vật hư cấu Vi Tiểu Bảo. Tuy nhiên tác phẩm cũng có những chi tiết thực như diệt trừ Ngao Bái, chiến tranh với Nga, Mông Cổ. UNG CHÍNH Ung Chính (雍正) tức Thanh Thế Tông (清世宗), tên húy là Dận Chân (胤禛) (13 tháng 12 năm 1678 – 8 tháng 10 năm 1735) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1722 đến 1735. Là một vị vua siêng năng, cần kiệm và có tinh thần chống tham nhũng, Ung Chính tiếp tục được sự thịnh trị gần 150 năm còn lại của Đại Thanh. [1] Cuối đời ông, quốc khố hãy còn dư nhiều. [1] 1. Tuổi trẻ Dận Chân là con trai thứ tư của Khang Hy hoàng đế, và là con trai cả của thứ phi Hiếu Cung (孝恭皇后 Hiếu Cung hoàng hậu), bộ tộc Ái Tân Giác La ở Mãn Châu. Khang Hy cho rằng việc chỉ nuôi nấng các hoàng tử trong hoàng cung sẽ tạo sai lầm, do đó ông đã cho các hoàng tử, kể cả Dận Chân, tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và ban ra một hệ thống giáo dục nghiêm khắc cho các hoàng tử. Dận Chân đã cùng hoàng đế Khang Hy vi hành nhiều lần ở các vùng, tỉnh xung quanh kinh thành Bắc Kinh, cũng như về phía Nam xa xôi. Ông là chủ soái của Hồng kỳ (một trong Bát kỳ của Mãn Châu: Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng kỳ, Chính Hồng kỳ, Tương Hồng kỳ, Chính Lam kỳ, Tương Lam kỳ. Chính Bạch kỳ, Tương Bạch kỳ) trong suốt cuộc chiến tranh lần thứ 2 giữa hoàng đế Khang Hy với Khả hãn Mông Cổ là Gordhun (Chuẩn Cát Nhĩ). Dận Chân được phong Hầu (貝 勒 , “Bối lặc”) năm 1698 và sau đó là vị trí hoàng tử thứ ba năm 1699. Năm 1704, sông Dương tử và sông Hoàng hàgây ra một trong những trận lũ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Kinh tế và đời sống của nhân dân xung quanh các vùng này bị đe dọa nghiêm trọng. Hoàng tử Dận Chân được Khang Hy cử đến với tư cách là khâm sai đại thần của hoàng đế cùng với hoàng tử thứ 13 là Dận Tường để giúp đỡ các nạn dân vùng phía Nam Trung Quốc. Quốc khố lúc này đang cạn kiệt do các khoản nợ không trả từ các quan lại và quí tộc, do đó triều đình không đủ tiền để đối phó với nạn lũ. Dận Chân đã phải thực hiện chính sách thu gom ngân quỹ từ các thương gia giàu có ở phương Nam. Những nỗ lực này của ông bảo đảm tiền cứu tế được phân bố và các nạn dân không bị đói. Ông được phong danh vị hoàng tử thứ nhất, Ung Thân Vương (雍親王) năm 1709. 2. Việc lên ngôi mờ ám Năm 1712, hoàng đế Khang Hy phế bỏ hoàng tử thứ hai, Dận Nhưng, sau vụ chính biến và quyết định không thiết lập ngôi thái tử kế vị nữa. Điều này đã dẫn đến sự phân chia trong triều đình nhằm tranh giành vị trí thái tử bị bỏ trống, sự chia rẽ giữa những người ủng hộ Dận Chỉ, Dận Chân, Dận Tự và Dận Đề, các hoàng tử thứ 3, 4, 8 và 14. Trong số các hoàng tử trên, Dận Tự được sự ủng hộ nhiều nhất từ các quan lại, cho dù ông này thường hay nghi kỵ và tính khí hẹp hòi. Vì lí do này, Dận Chân đã ủng hộ Thái tử Dận Nhưng. Khi Khang Hi mất vào tháng 12 năm 1722, việc phân chia quyền vị ngai vàng chỉ còn lại ba hoàng tử, sau khi Dận Tự chuyển sang ủng hộ thập tứ hoàng tử Dận Đề (em ruột của Dận Chân), đó là Dận Chỉ, Dận Chân và Dận Đề. Vào thời điểm Khang Hy qua đời, hoàng tử thứ 14 là Dận Đề, lúc này là Viễn chinh đại tướng quân (撫遠大 將軍), đang phải chinh chiến ở chiến trường Tây Bắc. Một số nhà sử học cho rằng việc này là để huấn luyện khả năng cầm quân của hoàng đế tương lai; một số khác lại cho rằng việc này nhằm bảo đảm chuyện lên ngôi trong hòa bình của Dận Chân. Chính hoàng tử Dận Chân đã tiến cử Dận Đề vào vị trí này chứ không phải Dận Tự, người cùng phe với Dận Đề. Vị trí này được xem như là của người kế vị Khang Hy, cho vị trí thái tử đã bỏ trống suốt gần 7 năm. Sử sách ghi chép lại rằng vào ngày 20 tháng 12 năm 1722, hoàng đế Khang Hy đã gọi lại bên giường của mình 7 vị hoàng tử và tổng đốc Bắc Kinh thành, Long Khoa Đa, người sẽ đọc di chiếu và tuyên bố Ung Chính là người kế vị ngai vàng. Một số chứng cứ chứng tỏ rằng Dận Chân đã có liên kết với Long Khoa Đa từ vài tháng trước khi di chiếu được tuyên bố bằng sự chuẩn bị lực lượng quân đội, vì trong dự định của họ, binh biến là không thể tránh khỏi. Các truyện dân gian cho rằng Ung Chính đã thay đổi di chiếu của vua cha bằng cách thêm dấu vào và sửa đổi kí tự. Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là việc Ung Chính đã thay đổi chữ “thập tứ” (十四) thành chữ “vu tứ” (于四, vu nghĩa là "cho"), một số khác cho rằng từ “thập tứ” thành “đệ tứ” (第四). Khi các câu chuyện này truyền trong dân gian, cũng có một số ít chứng cứ cho quan điểm này, đặc biệt là dựa trên việc chữ “vu” (于) không được dùng rộng rãi trong suốt thời đại nhà Thanh, vì người ta thường dùng chữ “於”. Tiếp đó, phong tục của nhà Thanh là di chiếu sẽ được viết cả bằng tiếng Mãn Châu và tiếng Hán, mà tiếng Mãn Châu khó viết hơn, trong trường hợp này việc sửa di chiếu có lẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, dù có nhiều nghi ngờ dấy lên khi mà di chiếu viết bằng tiếng Mãn bị thất lạc đâu đó và di chiếu bằng tiếng Hán, đang được lưu giữ trong viện Bảo tàng sử Trung Quốc, chỉ được ban bố 2 ngày sau cái chết của Khang Hy. Một số nhà sử đưa ra giả thuyết rằng Ung Chinh không thay đổi di chiếu nhưng đã viết một bản khác. Việc đầu tiên khi làm vua của Ung Chính là ông đã thả hoàng tử thứ 13, Dận Tường, người cùng ông chiến đấu bao năm khi còn là hoàng tử. Dận Tường bị vua cha giam cầm cùng lúc với thái tử Dận Nhưng. Một số nguồn tư liệu đã ghi lại rằng, Dận Tường, vị hoàng tử nắm giữ hầu hết quân đội, đã điều một đội quân trong Bắc Kinh từ Phong Đài đến bao vây và kiểm soát Tử Cấm Thành và một số vùng xung quanh, hành động này nhằm ngăn chặn mọi phản kháng từ phía hoàng tử Dận Tự. Ung Chính đã cảm thấy bất an và rất buồn khi cha qua đời, và biết rằng sẽ là một áp lực và trọng trách lớn khi ông thừa kế ngai vàng của cha. Hơn nữa, sau khi di chiếu được tuyên bố, Dận Chân đã ra lệnh cho các trọng thần (Trương Đình Ngọc, Long Khoa Đa và Dận Chỉ) và con trai là Hoằng Lịch dẫn các hoàng tử còn lại làm lễ Tam bái - Cửu chào đối với vị hoàng đế mới. Vào ngày hôm sau, Ung Chính đã ra một khẩu dụ điều Dận Đề trở về Giang Tô, đồng thời phong tặng thân mẫu danh phong Thiên hoàng thái hậu vào lúc Dận Đề đến dự lễ tang tiên hoàng. Trong bản tóm tắt tiểu sử toàn diện nhất về hoàng đế Ung Chính của học giả Phương Kế Dương, tác giả đã đặt những thành công của hoàng đế Ung Chính vào một triển vọng tốt đẹp. Phương Kế Dương viết rằng vẫn còn một số nghi ngờ từ di chiếu bị thất lạc hay ngày được ban hành, song đa số các luận điểm chứng tỏ rằng Ung Chính đã thành công trong việc lên ngai vàng một cách hợp lẽ, dẫu cho ông cũng đã có sử dụng quân đội trong một số trường hợp cần thiết. Hoàng tử thứ 8 là Dận Tự đã bỏ cả đời để chiêu nạp các quan viên, thuộc hạ bằng con đường hối lộ, và những ảnh hưởng của Dận Tự đã liên quan đến chính bíến Phong Đài. Ngoài ra, Phương Kế Dương cũng cho rằng: Mặc dù chúng ta không hoàn toàn chắc chắn điều gì đã xảy ra với sự kế vị, cũng như bên nào đúng bên nào sai, nhưng có lí do để nói rằng các thế lực chính trị chống lại Ung Chính đã làm nhiều điều mờ ám đằng sau nhằm phủ lên vương triều Ung Chính một bức tranh đen tối; truyền thống hoàng gia Trung Hoa đã dẫn đến những suy nghĩ tin tưởng rằng toàn bộ sự cai trị của Ung Chính đơn giản có thể mang lại sự mất uy tín bởi vì sự kế vị của ông trên ngai vàng không tuân theo những di chiếu của tiên hoàng và những nhà quan trọng thần tối cao của Trung Hoa. Ngoài ra, học giả Phương Kế Dương cho rằng Khang Hy đã phạm một sai lầm to lớn khi để các con của mình lao vào chính trị quá nhiều, và đặc biệt là trong hoàn cảnh chiếc ghế Thái tử bị bỏ trống, do đó một cuộc quyết chiến giành ngôi vua, bao gồm cả việc chiếm đoạt nếu có thể, là một kết quả không thể tránh khỏi trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Vì thế, thậm chí sẽ là một sai lầm to lớn hơn nữa khi đánh giá một nhà cai trị đơn giản thông qua cách mà ông ta nắm quyền lực. Có một điều chắc chắn là hoàng đế Ung Chính đã bảo đảm rằng những người kế vị của ông có được sự kế vị bằng phẳng hơn là khi ông lên ngôi. Tháng 12 năm 1722, sau khi lên ngôi hoàng đế, Dận Chân đặt niên hiệu là Ung Chính (雍正), bắt đầu từ năm 1723, xuất phát từ chữ Ung, nghĩa là “hòa thuận”; và chữ Chính, nghĩa là “ngay thẳng” hay “chính thống”. Ngay lập tức sau khi lên ngôi, Ung Chính đã chọn ra các quân cơ đại thần vào Quân Cơ Viện (bao gồm hoàng tử Dận Tự, hoàng tử Dận Tường, Trương Đình Ngọc, Mã Vệ và Long Khoa Đa). Dận Tự được phong làm Liên Thân Vương, còn Dận Tường được phong làm Thành Thân Vương, cả hai đều được giữ những vị trí cao trong triều. 3. Củng cố quyền lực * Tiêu diệt các hoàng tử khác Do sự lên ngôi của ông có nhiều điều nghi vấn, Ung Chính đã nhận thấy sự đố kỵ và tranh chấp từ các hoàng tử còn lại. Dận Nghị, đại hoàng tử tiếp tục bị giam cầm tại gia. Dận Nhưng, thái tử bị phế truất mất 2 năm sau khi Ung Chính lên ngôi - dù họ bị giam cầm không phải do Ung Chính mà do vua cha Khang Hy. Việc khó khăn nhất chính là phải chia rẽ nhóm của hoàng tử Dận Tự (bao gồm Dận Tự; hoàng tử thứ 9, 10; và các thuộc hạ), và chia cắt Dận Đề nhằm cắt đứt liên minh này. Dận Tự, người nằm giữ chức Thượng thư Bộ Công, và tước Liên Thân Vương, được theo dõi rất kỹ bởi Ung Chính. Cửu hoàng tử Dận Đường được cử tới Giang Tô để hỗ trợ quân đội, nhưng thực chất là chịu sự cai quản thuộc hạ của Ung Chính là tướng quân Niên Canh Nghiêu. Dận Hề, thập hoàng tử, bị tước bỏ mọi quyền vị vào tháng 5 năm 1724, và bị đày đi phương bắc tới vùng Nội Mông. Hoàng tử thứ 14 là Dận Đề, em ruột của Ung Chính, thì bị đày đến canh giữ tẩm lăng của các tiên hoàng. Trong những năm đầu tiên dưới sự cai trị của Ung Chính, sự ủng hộ ông đã tăng lên rõ rệt. Dận Tự muốn dùng vị thế và chức vị của mình nhiều lần ép buộc nhà vua nhằm làm cho Ung Chính phải đưa ra những chính sách, quyết định sai lầm dù bề ngoài Dận Tự vẫn tỏ ra ủng hộ nhà vua. Dận Tự và Dận Đường, những người từng ủng hộ Dận Đề lên vị trí ngôi báu, đã bị tước hết mọi quyền vị và bị giam cầm trong ngục cho đến chết vào năm 1727. * Vụ án Niên Canh Nghiêu và Long Khoa Đa Niên Canh Nghiêu là tâm phúc của Ung Chính một thời gian dài trước khi ông bước lên ngai vàng. Vào năm 1722, khi Ung Chính gọi em trai của mình, Dận Đề, quay trở về từ đông bắc, ông đã chỉ định Canh Nghiêu đến thay thế vị trí này. Tình hình biên giới Tân Cương lúc này vẫn rất rối ren, do đó ở đây rất cần một viên tướng giỏi. Tuy nhiên, sau một vài cuộc chinh phục thành công, Niên Canh Nghiêu đã bắt đầu tha hóa khi nhận hối lộ để thăng quan tiến chức. Canh Nghiêu nổi tiếng với lối sống vương giả ngang bằng với nhà vua. Nhìn thấy trước viễn cảnh không tốt từ Nghiêu, Ung Chính đã ra một chỉ dụ giáng chức Niên Canh Nghiêu xuống làm tướng quân của Hàng Châu phủ. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục những hành động ngông cuồng, Nghiêu đã nhận được tối hậu thư từ Ung Chính, và sau đó Nghiêu đã phải tự sát bằng thuốc độc vào năm 1726. Long Khoa Đa là thống soái toàn bộ quân đội thành Bắc Kinh vào thời điểm Ung Chính lên ngôi. Sau đó, Đa bắt đầu bị ghét bỏ từ năm 1728 và chết khi bị giam cầm tại tư gia. 4. Sự nghiệp * Cấm đạo Thiên Chúa Khác với vua cha, Ung Chính tấn công mạnh mẽ vào đạo Thiên Chúa. [1] Thấy các giáo sĩ đạo Thiên Chúa (thuộc dòng Tên và các dòng khác) âm mưu, khuynh loát nhau, ông cấm đạo cả nước, chỉ trừ Bắc Kinh. Thế là, 300 nhà thờ bị phá. [1] * Những cải cách Sau khi trở thành hoàng đế Đại Thanh, Ung Chính đã cho giám sát chặt chẽ hoạt động của các quan lại cấp dưới và đồng thời cho tịch thu các truyền đơn mà ông cho là gây ảnh hưởng xấu cho chế độ của mình, đặc biệt là những người phản Thanh phục Minh. Nổi bật trong số đó là trường hợp của Tằng Tĩnh, một nho sinh thi hỏng mang ảnh hưởng nặng nề tư tưởng của học giả Lữ Lưu Lương ở thế kỷ XVII. Vào tháng 10 năm 1728, Tằng đã kích động Nhạc Chung Kỳ, tướng quân của 2 tỉnh Thiểm Tây – Cam Túc, làm phản. Ông ta đưa ra một bản danh sách dài vạch tội của Ung Chính, bao gồm cả việc giết hoàng đế Khang Hy và hạ sát các anh em để giành ngôi. Giải quyết vụ án này, cuối cùng Ung Chính đã cho bắt Tằng Tĩnh về thành Bắc Kinh để xét xử. Ung Chính còn được biết đến như một nhà vua chuyên quyền, nghiêm khắc trong thời gian trị vì của mình. Ông căm ghét tham nhũng và trừng phạt nghiêm khắc các quan viên khi họ vi phạm các quy tắc trên. Năm 1729, ông ra một khẩu dụ nghiêm cấm việc hút madak, một thứ thuốc phiện do người phương Tây mang vào Trung Quốc. Trong suốt triều đại Ung Chính, Thanh triều đã trở thành một vương triều vững mạnh và thanh bình, ngoài ra ông cũng cho xây dựng lại Cung điện Mùa hè Càn Thành ( 康乾盛世). Ông ban hành một di chiếu giả cho người kế vị nhằm tránh lặp lại bi kịch của cha ông. Ung Chính rất tin tưởng vào người Hán [1] và sử dụng nhiều quan viên người Hán trong chính quyền của mình. Cả Lý Vệ và Đường Văn Kính đều giúp triều đình cai quản các vùng phía nam Trung Quốc. An Thái cũng phục vụ cho Ung Chính trong việc cai quản các vùng miền nam. Ông cũng nổi tiếng vì đã thu hết quyền lực của các vị hoàng tử của 5 kỳ còn lại và thống nhất toàn bộ bát kỳ dưới sự lãnh đạo duy nhất của ông, thông qua việc lập ra Bát vương nghị chính (八王依正). 5. Cái chết đến sớm Giống như vua cha, Ung Chính cũng dùng sức mạnh quân đội để bảo vệ vị thế thiên triều trước những thế lực bên ngoài như Mông Cổ, [2] và khi Tây Tạng bị chia cắt bởi cuộc nội chiến từ năm 1717-1728, ông đã rút toàn bộ quân đội, chỉ để lại một viên quan nhà Thanh và các đơn vị đồn trú để bảo vệ biên giới thiên triều. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng Ung Chính đã cải cách lại chế độ thuế má vào thời điểm đó nên không có chính sách ưu đãi cho giai cấp thượng lưu và áp dụng chế độ thuế đất mới cho các chủ đất. Cuộc sống hậu cung của ông lại là một câu chuyện buồn: Ông có 14 người con trai nhưng có đến 9 người chết sớm. Hoàng đế Ung Chính cai trị Trung Quốc chỉ trong 12 năm. Ông đột ngột qua đời vào năm 1735 khi mới 58 tuổi. Các truyện dân gian kể rằng ông đã bị ám sát bởi Lữ Tứ Nương, con gái của Lữ Lưu Lang, người mà cả gia đình đã bị xử tử trong vụ án văn chương nổi tiếng chống lại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Một giả thuyết khác có vẻ thực tế hơn đó là Ung Chính đã chết vì dùng thuốc quá liều vào thời điểm đó, vì ông cho rằng các loại dược liệu quí này sẽ giúp ông kéo dài tuổi thọ. Để tránh một cuộc tranh giành ngôi báu tương tự như thời của mình 12 năm trước, ông đã ra lệnh cho hoàng tử thứ ba, Hoằng Thời, người đã từng cùng phe với Dận Tự, phải tự sát. Đồng thời, ông cũng đã chỉ định hoàng tử thứ tư Bảo Thân Vương Hoằng Lịch, kế ngôi. Hoằng Lịch lên kế ngôi, tức là vua Càn Long (Thanh Cao Tông). Ông được đưa vào Lăng Tây Thanh (清西陵), 120 km về phía tây nam thành Bắc Kinh, trong bảo tàng Thái Lăng (泰陵) (tên dưới thời nhà Thanh là Elhe Munggan). 6. Vai trò lịch sử Được đánh giá là một vị vua nghiêm khắc và tận tụy, Ung Chính đã xây dựng một vương triều vững mạnh dựa trên việc chi tiêu một cách thấp nhất. Cũng giống như vua cha Khang Hy, hoàng đế Ung Chính dùng sức mạnh quân đội để bảo vệ vị thế của thiên triều. [2] Bị các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng đã cướp ngôi, sự cai trị của ông bị coi là chuyên quyền, nhưng hiệu quả và mạnh mẽ, mặc dầu triều đại ông ngắn và mờ nhạt hơn Khang Hy và Càn Long sau này, cái chết đột ngột của ông có lẽ một phần là do những công việc quá sức mà ông phải thực hiện. Ung Chính tiếp tục thời đại của sự thanh bình và thịnh vượng của Đại Thanh, vì ông đã hạn chế nạn tham nhũng, lãng phí và cải cách hành chính kinh tế một cách triệt để. [1][2] Mặc dù nổi tiếng một người tiết kiệm, Ung Chính đã đóng góp một phần vào việc xây dựng Cung điện Mùa hè, một kiệt tác trong lịch sử triều đại nhà Thanh. Đài truyền hình Trung Quốc CCTV-1 đã trình chiếu một series phim truyền hình về lịch sử Trung Quốc năm 1997 trong đó có đề cập đến hoàng đế Ung Chính, chủ yếu tập trung vào mặt tích cực của ông, và lập trường cứng rắn của ông về việc chống tham nhũng, một vấn đề không mới trong xã hội. CÀN LONG Càn Long 乾 隆 hay Thanh Cao Tông ( 清 高 宗 ) (25 tháng 9, 1711 tức năm Khang Hi thứ 50—7 tháng 2, 1799 tức năm Gia Khánh thứ 4), họ Ái Tân Giác La, húy Hoằng Lịch, là người con trai thứ tư của Hoàng đế Ung Chính và là Hoàng đế thứ tư của nhà Thanh Trung Quốc. Thời kỳ trị vì của ông kéo dài hơn 60 năm từ 11 tháng 10, 1735 đến 7 tháng 2, 1796, và là thời cực thịnh về kinh tế và quân sự của nhà Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông Ili và Tân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa: khoảng 11.000.000 km², so với 9.000.000 km² hiện tại. Ông bắt chước cách thức cai trị của ông nội mình là Khang Hy, người mà ông rất ngưỡng mộ. Khi còn trẻ, Càn Long đã khiến Khang Hi ngạc nhiên về rất nhiều lĩnh vực, nhất là về văn học nghệ thuật. Khang Hi đã cho rằng Càn Long có thể sẽ là xứng đáng trở thành Hoàng đế kế vị nhà Thanh sau Ung Chính. Lúc lên ngôi, Càn Long có mở một số cuộc viễn chinh (đã thất bại), và thu nạp nhiều phụ nữ, tuần du các nơi, kết nạp lộng thần tham ô Hòa Thân Năm 1796, ông nhường ngôi cho con là Ngung Diễm, lên làm Thái thượng hoàng, giữ vững quyền chính. Truyền thuyết Một số truyền thuyết trong dân gian, và được tiểu thuyết hoá trong "Thanh cung mười ba triều" của Hứa Tiếu Thiên và "Thư kiếm ân cừu lục" của Kim Dung cho rằng ông không phải con của Ung Chính mà là con người Hán. Truyền thuyết kể rằng vợ Ung Chính kết thân với vợ của Trần Các Lão (Trần Thế Quan), hai người cùng có mang cùng lúc. Khi sinh ra thì con của Ung Chính là con gái, còn con Trần Các Lão là con trai. Vợ Ung Chính vì sợ thất sủng nên đã ép buộc tráo đổi, người con trai sau này là Càn Long. Còn Trần Các Lão và vợ im lặng đến chết. Tuy nhiên đây chỉ là truyền thuyết, thể hiện mong ước của người Hán khi bị người Mãn Châu đô hộ, tự ru ngủ mình rằng vua trên ngai vàng vẫn là người Hán. GIA KHÁNH Gia Khánh hoàng đế (13 tháng 11 năm 1760 – 2 tháng 9 năm 1820) là Hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh Mãn Châu, cai trị Đế quốc Mãn Châu từ năm 1796 đến năm 1820. Là con trai thứ 15 của vị Hoàng đế nổi tiếng Càn Long, ông được mọi người nhớ đến vì đã hành quyết Hòa Thân (和珅), một quan tham mà Càn Long cưng chiều. Ông cũng là người cố hồi phục lại tình hình và chống nạn buôn thuốc phiện ở Trung Hoa. ĐẠO QUANG Hoàng đế Đạo Quang (16 tháng 9 năm 1782 – 25 tháng 2 năm 1850) là vị Hoàng đế thứ 7 của nhà Thanh và là vị Hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh cai trị toàn lãnh thổ Trung Quốc từ năm 1820 đến 1850. Ông sinh ra trong Tử Cấm Thành, Bắc Kinh và được đặt tên là Miên Ninh (綿寧), được đổi thành Mân Ninh (旻寧) lúc ông lên ngôi Hoàng đế. Ông là con trai thứ hai của Vĩnh Diễm (永琰), người trở thành Hoàng đế Gia Khánh năm 1796. Mẫu thân của ông là Hoàng hậu, vợ Vĩnh Diễm, là bà Hitara của Thị tộc Hitara Mãn Châu, bà được phong Hoàng hậu khi Gia Khánh lên ngôi năm 1796. Bà có thụy hiệu là Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu (孝 淑睿皇后). HÀM PHONG Hàm Phong hoàng đế (1831 – 1861), miếu hiệu là Văn Tông (文宗), thụy hiệu là Hiển Hoàng đế (顯皇帝), tên húy là Dịch Trữ (奕詝, Yìzhǔ) là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa. Ông trị vì từ năm 1850 – 1861 với niên hiệu là Hàm Phong. Sau khi ông qua đời, Đồng Trị kế vị ngôi Hoàng đế. ĐỒNG TRỊ Đồng Trị hoàng đế (1856 – 1875), miếu hiệu là Mục Tông (穆宗), thụy hiệu là Nghị Hoàng đế (毅皇帝), tên húy là Tái/Tải Thuần (載淳, Zǎichún) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa. Ông kế vị Hàm Phong, trị vì từ năm 1861 – 1875 với niên hiệu là Đồng Trị. Sau khi ông qua đời, Quang Tự kế vị ngôi Hoàng đế. Ông là con của vua Hàm Phong với Lan Quý nhân Từ Hy QUANG TỰ Quang Tự (1869 – 1908), miếu hiệu là Đức Tông (德宗), thụy hiệu là Cảnh Hoàng đế (景皇帝), tên húy là Tái/Tải Điềm (載湉, Zǎitián), là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa. Ông trị vì từ năm 1875 – 1908 với niên hiệu là Quang Tự. Ông kế vị Đồng Trị. Sau khi ông qua đời, Tuyên Thống hoàng đế tức Phổ Nghi kế vị ngai vàng. Phổ Nghi là vị Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh. PHỔ NGHI Phổ Nghi (phồn thể: 溥儀; giản thể: 溥仪; pinyin: Pu Yi; niên hiệu: Tuyên Thống; 1906 – 1967) là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ Trung Quốc nói chung. Ông lên ngôi lúc 2 tuổi, bị buộc phải thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được Phát xít Nhật đưa lên làm vua bù nhìn của Mãn Châu Quốc ở Đông Bắc Trung Quốc năm 1934. Năm 1945, ông bị Quân đội Xô viết bắt. Từ 1949 đến 1959, ông bị Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quản thúc, giam giữ. Tháng 12 năm 1959, ông được tha và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi chết. 1. Gia phả tổ tiên * Bên nội Ông cố của Phổ Nghi là vua Đạo Quang (trị vì: 1820–1850). Đạo Quang qua đời, con trai thứ tư lên ngôi, tức là vua Hàm Phong (trị vì: 1850–1861). Ông nội của Phổ Nghi là Thuần Hiền Thân Vương (醇贤亲王; 1840–1891), con trai Đạo Quang và là anh em cùng cha khác mẹ với Hàm Phong. Sau khi Hàm Phong chết, con trai duy nhất của ông lên ngôi, trở thành vua Đồng Trị (trị vì: 1861-1875). Đồng Trị qua đời mà không có con trai, em họ là Quang Tự (trị vì: 1875–1908) lên thay. Quang Tự mất cũng không có người kế vị. Phổ Nghi được lập làm vua. Phổ Nghi là con trai cả của Hàm Thân Vương (1883–1951), con trai của Thuần Hiền Thân Vương và người thiếp thứ hai của mình là bà Lingiya (1866–1925). Bà Lingiya là một người hầu trong phủ của Thuần Hiền Thân Vương với họ Trung Hoa là Lưu (劉); họ này đã được đổi thành Thị tộc Mãn Châu là Lingyia khi bà trở thành một người thuộc Mãn tộc, một yêu cầu trước khi làm người hầu cho các phủ của Mãn Châu Thân Vương. Hàm Thân Vương do đó là em cùng cha khác mẹ của Quang Tự Hoàng đế và là người anh em xếp cùng hàng sau Quang Tự. Phổ Nghi ở trong một nhánh của Hoàng tộc với mối liên hệ gần gũi với Thái hậu Từ Hi, người xuất thân từ Thị tộc Yehe-Nara (Diệp Hách Na Lạp thị: 叶赫那拉氏) Mãn Châu (Hoàng gia nhà Thanh là Thị tộc Aisin-Gioro). Từ Hi gả con gái của em trai bà cho cháu trai của Quang Tự, người mà sau khi Từ Hi mất đã trở thành Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu (孝定景皇后; 1868–1913). Điều thú vị là người anh họ ít nổi tiếng hơn của Phổ Nghi, Phổ Tuyết Trai ( 溥雪斋) là một bậc thầy quan trọng về nhạc cụ cổ truyền cổ cầm [1] . * Bên ngoại Mẹ Phổ Nghi, Ấu Lan (幼蘭; 1884-1921), là vợ lẽ của Hàm Thân Vương. Bà là con gái của tướng Mãn Châu Vinh Lộc (榮祿; 1836–1903) từ Thị tộc Guwalgiya (Qua Nhĩ Giai). Vinh Lộc là một trong những lãnh đạo của phe bảo thủ trong Triều đình và là một người ủng hộ trung thành của Từ Hi; Từ Hi ban thưởng cho sự trung thành của Vinh Lộc bằng cách gả con gái của Vinh Lộc, người là mẹ của Phổ Nghi, cho gia đình Hoàng tộc. 2. Tiểu sử * Hoàng đế Trung Hoa (1908–1911) Phổ Nghi được Thái hậu Từ Hi chọn lên ngôi khi bà đang hấp hối. Phổ Nghi đã lên ngôi lúc mới 2 tuổi 10 tháng vào tháng 12 năm 1908 sau khi người bác là Quang Tự băng hà ngày 14 tháng 11. Các quan chức triều đình đã đến nhà và đưa cậu bé đi. Phổ Nghi đã đã khóc và chống cự khi các quan triều đình ra lệnh cho các thái giám bế cậu. Bà vú em của Phổ Nghi là Wen-Chao Wang là người duy nhất có thể dỗ được cậu bé và được theo cậu vào Tử Cấm Thành. Phổ Nghi sau đó không được gặp mẹ mình trong 6 năm [2] . Việc nuôi dưỡng Phổ Nghi rất khó khăn để khiến cậu bé trở thành một đứa trẻ có sức khỏe và biết điều. Ban đêm, cậu bé được cung phụng như ông trời con và cậu bé đã không thể cư xử như một đứa bé bình thường. Ngoài bà vú nuôi họ Vương ra, những người lớn xung quanh cậu bé hoàn toàn xa lạ, giữ khoảng cách và không thể rèn luyện cho cậu bé. Khi cậu đến đâu mọi người đều phái quỳ xuống và khấu đầu. Do đó cậu bé Phổ Nghi đã phát hiện ra quyền lực tuyệt đối được sử dụng đối với các hoạn quan và cậu thường bắt đánh đập họ vì những lỗi nhỏ [3] . Cha cậu, Thuần Thân Vương, làm Nhiếp chính vương cho đến ngày 6 tháng 12 năm 1911 khi Hiếu Định Cảnh Thái hậu kế tục vị trí này để chống lại Cách mạng Tân Hợi. Long Dụ Hoàng hậu đã ký “Thanh Đế thoái vị chiếu thư” (清帝退位詔書) ngày 12 tháng 2 năm 1912, sau Cách mạng Tân Hợi theo một thỏa thuận do Viên Thế Khải làm môi giới trung gian với Triều đình ở Bắc Kinh và những người Cộng hòa ở Nam Trung Hoa: theo các “điều kiện ưu đãi của Hoàng đế nhà Thanh” ( 清帝 退位優待條件) ký với Trung Hoa Dân Quốcmới, Phổ Nghi được giữ lại tước vị và được chính quyền Cộng hòa đối xử bằng nghị định thư được gán cho một vua ngoại quốc. Điều này tương tự như Luật đảm bảo của Ý năm 1870 ban cho Giáo hoàng một số đặc quyền và danh dự nhất định như đối với Vua Ý. Ông và Triều đình được phép ở lại trong nửa phía Bắc Tử Cấm Thành (các cung riêng) cũng như ở trong Di Hòa Viên. Hàng năm, Chính phủ Cộng hòa sẽ trợ cấp cho Hoàng gia 4 triệu dollar bạc, dù khoản này không bao giờ được chu cấp đầy đủ và đã bị xóa bỏ chỉ vài năm sau. * Thời kỳ phục hồi đế vị ngắn (1917) Năm 1917, quân phiệt Trương Huân (張勛) đã phục hồi đế vị cho Phổ Nghi trong 12 ngày từ ngày 1 tháng 7 đến 12 tháng 7. Những công dân nam của Bắc Kinh đã phải nhanh chóng đội tóc đuôi sam giả để tránh bị phạt do đã cắt chúng năm 1912. Trong 12 ngày này, một quả bom nhỏ đã được một máy bay của Cộng hòa thả xuống Tử Cấm Thành và gây ra hư hại nhỏ. Sự kiện này được xem như cuộc không kích đầu tiên ởĐông Á. Sự phục hồi đế vị này đã thất bại do làn sóng phản đối khắp Trung Hoa và một sự can thiệp đúng lúc của một quân phiệt khác là Đoàn Kì Thụy (段祺瑞). Giữa tháng 7, các đường phố Bắc Kinh đã tràn ngập các đuôi sam giả đã bị các chủ nhân của nó nhanh chóng vứt đi cũng như chúng được vội vã mua để đội lên đầu vậy. Phổ Nghi bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành năm 1924 bởi Quân phiệt Phùng Ngọc Tường. * Hoàng đế Mãn Châu Quốc (1933–1945) Ngày 1 tháng 3 năm 1933, Phổ Nghi đã được Nhật Bản dựng lên ngôi Hoàng đế Mãn Châu Quốc, một ngôi vị bị nhiều nhà sử học coi là nhà nước bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản, dưới niên hiệu Đại Đồng (大同). Năm 1934, ông đã chính thức đăng quang Hoàng đế Mãn Châu Quốc với niên hiệu Khang Đức (康德). Ông vẫn bí mật luôn ở thế xung đột với Nhật Bản nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra phục tùng. Ông không hài lòng vì thành “Quốc trưởng” Mãn Châu Quốc và sau đó là là “Hoàng đế Mãn Châu Quốc” thay vì được phục hồi hoàn toàn thành Hoàng đế triều Thanh. Là một phần của Chính sách thuộc địa Nhật Bản ở Mãn Châu Quốc, Phổ Nghi phải ở Ngụy Hoàng cung trong thời gian này. Trong thời gian trị vì này, ông xung đột với Nhật Bản về y phục; người Nhật muốn ông mặc y phục Mãn Châu Quốc, còn ông xem đó là một sự sỉ nhục nếu mặc các y phục khác thay vì mặc y phục truyền thống của triều Thanh. Trong một trường hợp thỏa hiệp tiêu biểu, ông mặc một bộ đồng phục khi ngồi trên ngai và mặc long phục trong lễ tuyên cáo lên ngôi tại Thiên Đàn. Em trai Phổ Nghi là Phổ Kiệt (溥傑) cưới Hiro Saga, một người bà con xa với Nhật Hoàng Hirohito và được phong làm Hoàng tự (người kế vị). Trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Mãn Châu Quốc, toàn bộ gia đình của ông bị người Nhật giám sát chặt chẽ và liên tục thực hiện các bướcNhật hóa Mãn Châu Quốc như họ đã thực hiện ở Triều Tiên và những nơi khác. Khi Phổ Nghi đi thăm Tokyo trong một chuyến thăm cấp quốc gia, ông đã tâng bốc một cách ngượng nghịu trước Hoàng gia Nhật Bản. Ông còn cảm tạ Nhật Hoàng Hirohito đã cho bầu trời trong và ánh bình minh cho dịp này. Trong những năm tháng nhạt nhẽo này, ông bắt đầu quan tâm lớn đến Phật giáo, nhưng người Nhật đã sớm ép buộc ông chọn Thần đạo là quốc giáo của Mãn Châu Quốc. Những người ủng hộ cũ của ông dần bị loại bỏ và thay bằng những vị quan thân Nhật. Trong thời kỳ này, ông liên tục ký những luật do người Nhật soạn thảo, đọc thuộc lòng những bài kinh cầu nguyện, tham vấn những nhà tiên tri và viếng thăm khắp vương quốc của mình. * Cuộc sống cuối đời (1945–1967) Khi kết thúc Thế chiến thứ hai, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt năm (1945). Ông đã làm chứng tại một phiên tòa tội ác chiến tranh tại Tokyo năm 1946. Tại phiên tòa này, ông đã kể lể những ngược đãi của Nhật Bản đối với mình. Khi quân Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949, Phổ Nghi đã viết thư cho Stalin đề nghị không đưa ông trở lại Trung Quốc. Ông cũng viết ra quan điểm sống của mình đã thay đổi do ảnh hưởng của các tác phẩm của Marx và Lenin mà ông đã đọc trong tù. Tuy nhiên, do Stalin mong muốn làm ấm lại quan hệ với Mao Trạch Đông nên ông đã cho hồi hương Phổ Nghi vào năm 1950. Phổ Nghi trải qua 10 năm trong Trại cải tạo Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh cho đến khi ông được tuyên bố là đã được cải tạo xong. Phổ Nghi đến Bắc Kinh năm 1959, với sự cho phép đặc biệt từ Chủ tịch Mao Trạch Đông và đã sống 6 tháng tiếp theo trong một căn hộ bình thường ở Bắc Kinh với em gái của mình trước khi bị chuyển đến một khách sạn do Chính phủ tài trợ. Ông lên tiếng ủng hộ những người Cộng sản và làm việc tại Vườn thực vật Bắc Kinh. Ông đã kết hôn với một y tá tên là Lý Thục Hiền ngày 30 tháng 4 năm 1962 bằng một lễ kết hôn tổ chức tại Phòng Khánh tiết của Đại lễ đường. Sau đó ông làm biên tập cho Vụ Văn học của Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Hoa (Quốc hội), nơi ông được trả lương khoảng 100 tệ [4] trước khi trở thành một thành viên của Hội nghị này từ năm 1964 đến khi mất. Với sự cổ vũ của Mao và sau đó là Thủ tướng Chu Ân Lai và được Chính phủ công khai tán thành, Phổ Nghi đã viết tự truyện “Nửa cuộc đời trước đây của tôi” (我的前半生; bản dịch tiếng Anh có tên From Emperor to Citizen - Từ Hoàng đế đến Thường dân) vào thập niên 1960 cùng với Lý Văn Đạt, một biên tập viên của Cục Xuất bản Nhân dân Bắc Kinh. Mao Trạch Đông bắt đầu tiến hành Cách mạng Văn hóa năm 1966, và các Hồng vệ binh xem Phổ Nghi, một biểu tượng của chế độ phong kiến Trung Hoa là một mục tiêu dễ tấn công. Với sự bảo vệ của phòng công an địa phương, Phổ Nghi được bảo vệ dù khẩu phần ăn, các vật dụng sang trọng như bàn và ghế bành đã bị gạt bỏ. Phổ Nghi đã chịu ảnh hưởng về mặt thể chất và tình cảm. Ông đã qua đời ở Bắc Kinh do biến chứng của ung thư thận và bệnh tim năm 1967 trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Theo luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xác ông được hỏa táng thay vì mai táng như tổ tiên của ông. Tro của ông được chôn tại Nghĩa địa Cách mạng Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất các quan chức của đảng và nhà nước Trung Quốc. Trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đây là nơi chôn cất các nàng hầu trong các cung phủ và các thái giám. Năm 1995, bà quả phụ Lý Thục Hiền đã di chuyển tro của ông đến một nghĩa địa cách Bắc Kinh 120 km về phía Tây Nam. 3. Phối ngẫu Phổ Nghi trước sau có cả thảy 5 người vợ chính thức: * Quách Bố La Uyển Dung (1906–1946, 郭布羅·婉容, Gobulo Wan Rong): Vợ chính thức, cưới năm 1922, được phong là Hiếu Khác Mẫn hoàng hậu (孝恪愍皇后) * Văn Tú (1909–1953, 文绣, Wen Xiu): cưới năm 1922, được phong là Thục Phi (淑妃). Ly dị với Phổ Nghi năm 1931. * Đàm Ngọc Linh (1920–1942, 谭玉龄, Tan Yuling): cưới năm 1937, được phong là Tường quý nhân (祥貴 人). Năm 2004, tôn tộc nhà Thanh tôn xưng bà danh hiệu Minh Hiền hoàng quý phi (明賢皇貴妃). * Lý Ngọc Cầm (1928–2001, 李玉琴, Li Yuqin): cưới năm 1943, được phong Phúc quý nhân (福贵人). Ly dị với Phổ Nghi năm 1958. Được người đời mệnh danh là Mạt Đại hoàng nương (末代皇娘) * Lý Thục Hiền (1925–1997, 李淑賢, Li Shuxian): cưới năm 1962. Năm 2004, tôn tộc nhà Thanh tôn xưng bà danh hiệu Hiếu Duệ Mẫn hoàng hậu (孝睿愍皇后). ĐỌC THÊM. THÁI HẬU TỪ HI Thái hậu Từ Hi (1835–1908) là người nắm quyền lực thực tế của triều đình Thanhmạt trong hơn 40 năm. Bà cùng với Võ Tắc Thiên được xem như là hai người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa, vốn có tư tưởng kỳ thị phụ nữ nặng nề (trọng nam khinh nữ), trong một thời gian dài. 1. Xuất thân Bà xuất thân từ bộ tộc Mãn Châu Yenonala (Diệc Hách Na Lạp thị), mới đầu chỉ là một cung tần, nhờ hát hay, khéo nịnh được Hàm Phong yêu, được phong đến chức Lan Quý nhân. Năm 1856, bà sinh một trai, về sau là Hoàng đế Đồng Trị (trị vì1861-1875), từ đó càng được sủng ái. Nhờ trí thông minh, lại có tính cách mạnh mẽ, bà dần can thiệp vào chuyện triều chính, từ đó sinh ra hách dịch, độc tài. Tương truyền vua Hàm Phong biết trước rằng sau này bà sẽ là một tai họa cho nhà Thanh nên trước khi chết đã để lại di chúc bảo phải giết đi, nhưng viên thái giám Lý Liên Anh cho bà hay rồi hủy di chúc này, giúp đỡ bà đưa Đồng Trị lên ngôi. Lý Liên Anh từ đó thành sủng thần của Từ Hi, tham ô, làm loạn trong cung. 2. Làm Phụ chính lần thứ nhất Sau khi Hoàng đế Hàm Phong qua đời, Hoàng hậu Từ An và Lan Quý nhân được triều đình tôn xưng là Từ An Thái hậu và Từ Hi Thái hậu, và quyết định để cho hai bà làm "thùy liêm thính chính" (rủ mành mành mà nghe việc nước), nghĩa là cùng Phụ chính cho Hoàng đế Đồng Trị còn nhỏ tuổi. Hai đại thần Cung Thân Vương và Văn Tường đều là người có năng lực, giúp ý kiến hai bà. Thái hậu Từ An ít học nhưng đôn hậu, có phẩm cách. Từ Hi học khá hơn, đọc viết được chữ Hán, thông minh, lanh lợi, rất có bản lĩnh, nhưng cũng có nhiều tật: ham quyền thế, dâm dật, xa xỉ, muốn đạt mục đích đến cùng. Bà cũng có tính tình bất thường, lúc thì hiền, rộng lượng, lúc thì tàn nhẫn vô cùng. Do đó dần dần Từ Hi lấn Từ An, quyết định mọi việc. Từ An hiền hậu, nhượng bộ nhiều lần. Năm 1872, Đồng Trị 18 tuổi, hai Thái hậu dự định cưới vợ cho Đồng Trị rồi sẽ thôi thính chính nữa. Từ An là vợ chính thức của Hàm Phong, vốn không có con, nhưng theo phong tục Trung Hoa, Đồng Trị vẫn đối đãi với bà như là mẹ cả. Đồng Trị lại không ưa mẹ đẻ mà quý Thái hậu Từ An. Do đó mà Từ Hi ghét cả Đồng Trị lẫn Từ An. Tính cách bà lại ham quyền lực, vì vậy tự ý quyết định mọi việc, lũng đọan cả triều đình. Đồng Trị sinh chán nản, bỏ bê triều chính, thường cùng với một vài hoạn quan ban đêm trốn ra khỏi cấm thành, đi chơi phố phường, có lần về trễ, không kịp buổi triều. Hai năm sau ông chết, sử chép là do bệnh đậu, nhưng dân gian đều cho là dobệnh hoa liễu. Do Đồng Trị không có con, Từ Hi tìm một đứa cháu trong hoàng tộc, mới bốn tuổi, em con chú của Đồng Trị, đưa lên ngôi, lấy hiệu là Quang Tự. Cũng trong thời gian này, Thái hậu Từ An đã chết một cách bí ẩn, không một người nào hay. Tương truyền bà đã bị Từ Hi đầu độc chỉ vì bắt gặp một nhà sư trong phòng ngủ của Từ Hi. Có thuyết cho rằng, vì Từ Hy biết rằng Thái Hậu Từ An có trong tay một Di Chiếu của Hàm Phong Hoàng Đế là có thể trút phế Từ Hy bất cứ lúc nào nên Từ Hy đã ra lệnh giết Từ An. Từ Hy đã bỏ thuốc độc vào thức ăn của Từ An để bà trúng độc mà chết. Cái Di Chiếu đó chỉ có Từ An và Cung Thân Vương biết. Quang Tự còn nhỏ tuổi bị Từ Hi quản thúc chặt chẽ quá, hóa ra khiếp nhược. Kể từ khi lên ngôi vua lúc 5 tuổi, không một người nào – ngay cả mẹ nữa – được phép lại gần, trừ mỗi một người là Từ Hi. Từ Hi "luyện vua" cho tới mức sợ bà như sợ cọp, bảo gì cũng phải nghe. Lớn lên vua Quang Tự mỗi ngày phải vào vấn an bà một lần, mà vấn an thì phải quỳ, cho phép đứng dậy mới đứng. Thái giám Lý Liên Anh, sủng thần của Từ Hi, cũng ăn hiếp Quang Tự, đối xử vô cùng tàn nhẫn. Xuất thân là kép hát, rất đẹp trai, hát rất hay, được Từ Hi sủng ái, tới mức ông nói gì, bà ta cũng nghe, ông ta tự phụ, tự coi là ngang với bà. Đình thần sợ ông như sợ bà vậy. Hoàng đế Quang Tự cũng phải nhẫn nhịn Lý nhiều lần. Sau vụ Mậu Tuất chính biến, Quang Tự bị giam trong một phòng bẩn thỉu, ăn không được no, mặc không đủ ấm, chịu nhục nhã tới khi chết, một phần cũng là do ý của Lý. 3. Cuộc vận động tự cường (1862-1882) Trước chiến tranh nha phiến, Mãn Thanh tự hào là Thiên triều, xem thường các nước Tây phương là ngoại di. Sau khi liên quân Anh–Pháp tới Bắc Kinh, buộc phải ký điều ước nhục nhã với họ, nhà Thanh mới chịu nhận rằng bọn ngoại di đó mạnh hơn mình nhiều, và muốn chống cự với họ thì phải có tàu bè như họ, súng ống như họ, quân đội phải luyện tập theo lối của họ. Vài người Mãn như Cung Thân Vương, Quế Lương nghĩ đến việc tự cường, bàn với Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Tả Tôn Đường. Họ đồng ý với nhau rằng "muốn tự cường thì việc luyện binh là quan trọng nhất, mà muốn luyện binh thì trước hết phải chế tạo vũ khí giới". Năm 1862, họ giao cho Lý Hồng Chương thi hành. Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương tiếp xúc với Ung Wing, một sinh viên nghèo ởMa Cao và là du học sinh đầu tiên ở Mỹ, do một hội truyền giáo trợ cấp, năm 1854đậu bằng cấp Đại học Yale. Tăng Quốc Phiên [...]... Mãn, 2 thị lang Mãn, 2 thị lang Hán), còn 8 người kia là Mãn, mà 5 người là hoàng tộc; vì vậy người Trung Hoa gọi nội các đó là nội các hoàng tộc Sau cùng, năm 1908, triều đình ban bố Hiến pháp đại cương gồm 15 điều mà điều số 1 là: Hoàng đế Đại Thanh thống trị Đế quốc Đại Thanh, nối tiếp nhau tới vạn đời, và điều số 2 là: Hoàng đế tôn nghiêm như thần, thánh, bất khả xâm phạm Nội dung là quyền vua rất... đại So vớiThiên hoàng Minh Trị của Nhật Bản và Pyotr I của Nga, Từ Hi thái hậu ích kỷ hơn vì nghĩ đến quyền lợi riêng nhiều hơn, chẳng hạn lấy số tiền dự tính đóng chiến hạm theo kiểu châu Âu để sửa sang Di Hòa viên làm nơi tĩnh dưỡng cho bà lúc về già So với những thái hậu từng nắm thực quyền ở Trung Hoa như Lã hậu và Võ Tắc Thiên, Từ Hy có điểm giống ở chỗ thao túng các hoàng đế, có cách cư xử tàn... Hòa Viên trở về Bắc Kinh, họp Quang Tự và các đại thần lại, bắt Quang Tự quỳ một bên, các đại thần quỳ một bên, trừng mắt, lớn tiếng mắng Quang Tự một cách tàn nhẫn: "Thiên hạ này là thiên hạ của tổ tiên, mày sao dám tự ý làm bậy? Các quan đây đều do tao tuyển dụng trong nhiều năm để họ giúp mày, mày sao dám tự ý không dùng người ta? " Rồi bà quay sang phía các đại thần mắng là bất lực, không tận tâm... dân dâng thư, phế bỏ cục Quan Báo, đình chỉ việc lập học hiệu trung, tiểu ở các tỉnh, các huyện; dùng lại lối văn tám vế để lựa kẻ sĩ, bỏ khoa thi đặc biệt về kinh tế; bỏ các tổng cục nông công, thương, cấm báo quản, truy nã chủ bút, cấm hội họp, dùng lại các vũ khí cung đao ; tóm lại là chỉ trong một hai tuần toàn hủy, tốc hủy các canh tân của Quang Tự Sử gọi vụ đó là "Chính biến Mậu Tuất" (1898); cũng... nhưng vẫn chưa oán người Thanh, lập Đảng Bảo hoàng, hy vọng nơi Quang Tự, nhưng tư tưởng ông hơi thay đổi, đòi quân chủ lập hiến; Lương Khải Siêu cũng hậu thuẫn ông Năm 1905, dân Trung Hoa thấy Nhật theo chế độ quân chủ lập hiến mà mạnh, thắng được Nga theo chế độ quân chủ chuyên chế, nên càng tin ở chế độ lập hiến, và đòi Thanh đình phải lập hiến, chứ chỉ sửa đổi chính sách (Thanh đình gọi là Tân Chính:... Nô uy hiếp, cũng như Trung Hoa của Từ Hy bị các đế quốc phương Tây xâu xé Bởi thế có tài liệu của Trung Quốc buộc tội bà "Cắt đất cầu hoà, thờ giặc như cha" Chuyện phòng the của bà cũng như của Lã Hậu và Vũ Tắc Thiên, nếu bỏ qua sự khắt khe của lễ giáo đạo phong kiến thì có thể coi là vấn đề không lớn Có ý kiến từ châu Âu liệt Từ Hi vào hạng Đại Nữ Hoàng đế Ekaterina II của Nga, có tài cai trị Ý kiến... xảy ra, mới trốn qua Nhật Đàm Tự Đồng không chịu trốn, muốn lấy máu mình nuôi cách mạng, nên bị giết với năm người nữa: Khang Quảng Nhân, (em Khang Hữu Vi) Lưu Quang Đệ, Lâm Húc, Dương Nhuệ, Dương Thâm Tú Khang Hữu Vi ở Nhật lập đảng Bảo hoàng mong lật đổ Từ Hi, phò trợ Quang Tự lên cầm quyền; Lương Khai Siêu xuất bản tờ báo Thanh Nghị mạt sát Từ Hi Từ Hi xin Anh, Nhật giao Khang Hữu Vi và Lương Khai... Quốc hóa ra di địch Họ họp thành một phe không bao giờ bàn tới học thuật Tây phương, tự cho mình là thanh cao Dân chúng thì đại đa số vẫn cày cấy để kiếm cơm ăn, việc nước không hề biết tới Có một người sáng suốt là Wong Tao học giỏi chữ Hán, ngoài hai chục tuổi, trong khoảng từ 1840 đến 1860 giúp việc cho nhà in của một hội truyền giáo Anh ởThượng Hải Bị nghi ngờ là tiếp xúc với Thái Bình Thiên quốc,... tân thì không đủ Ngay một số đại thần Hán trung với Thanh như Trương Chi Động, Viên Thế Khải cũng chủ trương lập hiến Phong trào lập hiến sôi nổi trong nước Từ Hi bất đắc dĩ phải phái năm đại thần đi Nhật, Anh, Đức để khảo sát chế độ lập hiến của ba quốc gia đó Năm sau, họ trở về đều chủ trương lập hiến Từ Hi xuống dụ: "Trước hết cải cách quan chế rồi đến chính trị, khiến sĩ dân hiểu rõ quốc chính để... Quốc Phiên, Lý Hồng Chương thật, nhưng chỉ cho họ nắm quân đội, tài chính và việc cai trị ở các tỉnh thôi, mà triều đình vẫn hủ bại, hậu quả là "ngoài nặng trong nhẹ", quyền cai trị ở ngoài các tỉnh lần lần qua tay người Hán, họ mạnh lên; còn quyền thống trị của người Mãn ở trong triều đình nhẹ lần, khiến cho Mãn Thanh dễ bị diệt vong . Khánh hoàng đế (13 tháng 11 năm 1760 – 2 tháng 9 năm 1820) là Hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh Mãn Châu, cai trị Đế quốc Mãn Châu từ năm 1796 đến năm 1820. Là con trai thứ 15 của vị Hoàng đế nổi. ngôi Hoàng đế. ĐỒNG TRỊ Đồng Trị hoàng đế (1856 – 1875), miếu hiệu là Mục Tông (穆宗), thụy hiệu là Nghị Hoàng đế (毅皇帝), tên húy là Tái/Tải Thuần (載淳, Zǎichún) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh. 9 năm 1782 – 25 tháng 2 năm 1850) là vị Hoàng đế thứ 7 của nhà Thanh và là vị Hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh cai trị toàn lãnh thổ Trung Quốc từ năm 1820 đến 1850. Ông sinh ra trong Tử Cấm Thành,

Ngày đăng: 08/07/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan