1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH BÃO pps

36 2,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 547,5 KB

Nội dung

Biển Đông nằm trong khu vực nhiệt đới, đây là nơi hoạt động xoáythuận rất mạnh, là vùng xoáy thuận điển hình trong khu vực Thái BìnhDương.. + Tìm hiểu hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới:

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Xoáy thuận nhiệt đới, đặc biệt là bão là một trong những hiện tượng tựnhiên được thế giới đặc biệt quan tâm Bởi nó là hiện tượng tự nhiên nguyhiểm có sức tàn phá khủng khiếp, không thể ngăn cản mà chỉ có thể dự báo

và phòng chống Hầu hết các xoáy thuận nhiệt đới đều gây thiệt hại lớn vềngười và của cho các địa phương, quốc gia lãnh thổ và thế giới Đặc biệttrong những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu làm xuất hiện nhiềuxoáy thuận (chủ yếu là bão) có diễn biến bất thường khó dự báo, đã gây thiệthại lớn cho thế giới như cơn bão Katrina đổ bộ vào Mĩ năm 2005, gây thiệthại rất lớn cho nước Mĩ

Biển Đông nằm trong khu vực nhiệt đới, đây là nơi hoạt động xoáythuận rất mạnh, là vùng xoáy thuận điển hình trong khu vực Thái BìnhDương Đây là vùng biển điển hình cho hoạt động của xoáy thuận nhiệt đớitrên thế giới Trong nhiều thập kỉ gần đây, hoạt động của xoáy thuận nhiệtđới diễn ra rất mạnh, nhiều diễn biến bất thường, đã gây những thiệt hại lớncho người dân nước ta và các nước trong khu vực nói chung

Vì vậy, chọn đề tài “hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên biểnĐông”, chúng em mong muốn có thêm những hiểu biết sâu hơn về xoáythuận nhiệt đới - một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, nhưng cũng là mộtthiên tai lớn cho nhân loại, có sức tàn phá mạnh Và cũng mong muốn đónggóp thêm vào việc nghiên cứu về hoạt động áp thấp nhiệt đới, bão trên biểnĐông, để có biện pháp phòng tránh giảm thiểu những thiệt hại do thiên taigây ra

Đồng thời trong những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậuđang là vấn đề quan tâm lớn của nhân loại, hoạt động của xoáy thuận nhiệt

Trang 2

đới trên biển Đông có nhiều diễn biến bất thường có thể là biểu hiện củabiến đổi khí hậu Chọn đề tài này, một phần chúng em mong muốn mọingười ý thức được biến đổi khí hậu đang diễn ra quanh ta, và tác động của

nó không thể lường trước được, mặt khác mong muốn mọi người cùngchung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại do biến đổi khí hậu gây ra

2 Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài

- Mục tiêu: Tìm hiểu hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên biển

Đông, và những hậu quả của nó

- Nhiệm vụ:

+ Tìm hiểu chung về xoáy thuận nhiệt đới và biển Đông

+ Tìm hiểu hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới: sự hình thành, sự dichuyển, thời gian hoạt động, khu vực đổ bộ, mối quan hệ xoáy thuận nhiệtđới và dải hội tụ nhiệt đới trên biển Đông

+ Tìm hiểu tác động của xoáy thuận nhiệt đới tới các thành phần tựnhiên và đời sống sản xuất của người dân Việt Nam

- Giới hạn đề tài:

Đề tài chỉ đi vào nghiên cứu hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trênbiển Đông - thuộc khu vực Đông Nam Á, khoảng thời gian nghiên cứu là từnăm 1945 đến nay, đặc biệt tập trung vào những năm từ 2000 trở lại đây

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Để tìm hiểu về xoáy thuận

nhiệt đới trên biển Đông, chúng tôi đã đã thu thập các số liệu, tài liệu về hoạtđộng của xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông từ Viện nghiên cứu khí tượngthủy văn và môi trường Sau khi tiến hành thu thập, chúng tôi đã phân tích,tổng hợp số liệu từ tài liệu

Trang 3

- Phương pháp lập biểu đồ: Từ số liệu tuyệt đối, chúng tôi đã tiến

hành sử lí, sau đó thể hiện bằng các biểu đồ trực quan sinh động

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA XOÁY THUẬN NHIỆT ĐỚI, KHÁI QUÁT

VỀ XOÁY THUẬN NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG

1.1 Xoáy thuận nhiệt đới

1.1.1 Khái niệm, điều kiện hình thành, phân loại xoáy thuận:

- Khái niệm:

Xoáy thuận là vùng áp thấp có đường đẳng áp khép kín, áp suấtgiảm từ ngoài vào trong Gió trong xoáy thuận có có hướng từ ngoài vào tâmngược chiều kim đồng hồ ở Bán Cầu Bắc và theo chiều kim đồng hồ ở BánCầu Nam Hướng gió theo chiều xoáy trôn ốc từ dưới lên trên Khu vực hoạtđộng của xoáy thuận thường có nhiều mây mưa, khí hậu ẩm

- Xoáy thuận hình thành do sự tương tác của các lực tạo xoáy thuận: + Gradien khí áp

+ Xoáy thuận nhiệt đới: hình thành ở khu vực có vĩ độ thấp

+ Xoáy thuận ngoại nhiệt đới: hình thành ở khu vực có vĩ độ cao

Trang 4

1.1.2 Xoáy thuận nhiệt đới:

- Xoáy thuận nhiệt đới là xoáy thuận được cấu tạo bởi khối khí nóng

ẩm và không có frông, hình thành trong khu vực nhiệt đới từ 50 - 200 Bắc,Nam

- Xoáy thuận nhiệt đới khác hẳn với xoáy thuận ngoại nhiệt đới về bảnchất:

+ Xoáy thuận nhiệt đới bản chất hình thành do sự gặp gỡ của cáckhối khí có cùng tính chất nóng ẩm, hai khối không khí đẩy nhau, bốc lêncao, gặp nhân tố tạo xoáy, hình thành xoáy thuận nhiệt đới Xoáy thuận nhiệtđới hình thành không có frông mà thường hình thành trên dải hội tụ nhiệtđới

Còn xoáy thuận ngoại nhiệt đới thường hình thành ở dải frông(thường là frông cực) do sự gặp gỡ của các khối khí có thuộc tính khác hẳnnhau: một khối khí lạnh xuất pháp từ cực, khối khí nóng xuất pháp từ khuvực ôn đới Khi hai khối khí này gặp nhau, khối khí nóng bao chùm lên khốikhông khí lạnh Sự gặp gỡ của hai khối khí này duy trì hoạt động của xoáythuận ngoại nhiệt đới Một dải xoáy thuận ngoại nhiệt đới trên frông cực đãhình thành dải áp thấp ôn đới ở khoảng 60 -650Bắc, Nam

+ Xoáy thuận nhiệt đới có bán kính nhỏ hơn xoáy thuận ngoại nhiệtđới, chỉ khoảng 100 - 600 km, ít khi trên 1000 km, nhưng gradien khí áp lớnhơn xoáy thuận ngoại nhiệt đới nên tốc độ gió lớn hơn nhiều

- Điều kiện hình thành xoáy thuận nhiệt đới:

+ Có nhiều nhiễu động xoáy thuận ban đầu: Nhiễu loạn xoáy thuậnban đầu hình thành ở phần áp khuynh của dòng không khí chung

+ Sự bất ổn về khuynh áp do gradien nhiệt tạo nên có thể ảnh hưởngnhiều đến nhiễu động xoáy thuận ban đầu

Trang 5

+Có sự phối hợp với trị số lực quay Côriôlit đủ lớn sẽ tạo thành hoànlưu xoáy có đường đẳng áp khép kín Trị số lực Côriôlit có thể tạo xoáythuận nhiệt đới từ 50 - 200 Bắc, Nam Xoáy thuận nhiệt đới thường phát sinhtrên dải hội tụ nhiệt đới nhưng khi dải hội tụ nhiệt đới nằm trong 50 B - 50 Nthì xoáy thuận nhiệt đới cũng không hình thành được.

+ Nhiệt độ nước biển đại dương không nhỏ hơn 260 C Xoáy thuậnnhiệt đới chỉ có thể hình thành khi đủ điều kiện nhiệt lực ( nhiệt độ và độ ẩm

đủ lớn ) Với nhiệt độ cao như thế, nước bốc hơi mạnh cung cấp nhiệt ẩm,đối lưu phát triển mạnh, duy trì hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới Điềunày giải thích vì sao xoáy thuận nhiệt đới không thể hình thành ở hải lưulạnh và mùa xoáy thuận thiên về thời kì cuối mùa nóng, khi nhiệt độ nướcbiển cao nhất

+ Dải hội tụ nhiệt đới: trên 80% các xoáy thuận nhiệt đới trên thếgiới hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới Dải hội tụ nhiệt đới hình thành do

sự gặp gỡ của 2 khối không khí có tính chất tương tự nhau Tại nơi gặp gỡcủa 2 khối không khí này, do có cùng tính chất nóng ẩm nên không khí bốcmạnh lên cao, làm cho khí áp ở đây xuống rất thấp Nếu dải hội tụ nhiệt đớihình thành ở khu vực vĩ độ 50 - 200 Bắc, Nam và lực Côriôlit đủ mạnh thìtạo thành các xoáy, tiếp tục phát triển tạo thành xoáy thuận nhiệt đới hoặcbão Đó là lí do xoáy thuận nhiệt đới thường hình thành trên dải hội tụ nhiệtđới

- Phân loại xoáy thuận nhiệt đới:

Người ta phân loại cấp gió theo tốc độ gió, thường dùng bảng cấp gió

Trang 6

0 - 0,2

(0 - 2,9)

nước phẳng lặng như sóng 0,3 - 1,5

(3,0 - 8,9)

lên những vảy cá 1,6 - 3,3

(9,0 - 15,9)

sóng gợn nhưng không có sóng vỗ 3,4 - 5,4

(16,0 - 23,9)

Cờ lay nhẹ Sóng rất nhỏ 5,5 - 7,9

(24,0 - 33,9)

Cành nhỏ lung lay, sóng nhỏ và dài hơn

8,0 - 10,7

(34,0 - 43,9)

ao gợn sóng Ngoài biển sóng vừa và dài

10,8 - 13,8

(44,0 - 54,9)

thổi vi vu Ngọn sóng bắt đầu có bụi nước bắn lên

13,9 - 17,1

(55,0 - 67,9)

chiều gió Sóng khá cao 17,2 - 20,7

(68,0 - 81,9)

gió được Ngoài biển sóng cao và dài 20,8 - 24,4

(82,0 - 95,9)

nhà Sóng lớn có bọt dày đặc Hạn chế

ra khỏi nhà 24,5 - 28,4

(96,0 - 109,9)

rất lớnvà reo dữ dội Cấm tàu thuyền

ra khỏi

> 28,5

(> 110,0)

có thể phá vỡ các tàu nhỏ, thiệt hại lớn

và rất lớn

Theo tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới,

tổ chức khí tượng thế giới (WMO: World Meteorological Organization) quy

định phân loại xoáy thuận nhiệt đới thành:

Trang 7

1/ Xoáy thuận nhiệt đới từ cấp gió từ 4 trở lên.

2/ Áp thấp nhiệt đới (Tropical depression): Là xoáy thuận nhiệt đớivới hoàn lưu mặt đất giới hạn bởi một hay một số đường đẳng áp khép kín

và tốc độ gió lớn nhất ở gần vùng trung tâm từ 10,8-17,2m/s (cấp 6 - cấp 7)

3/ Bão nhiệt đới (Tropical storm): Là xoáy thuận nhiệt đới với cácđường đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất ở vùng gần trung tâm từ 17,2đến 24,4m/s (cấp 8 - cấp 9)

4/ Bão mạnh (Severe Tropical Storm): Là xoáy thuận nhiệt đới với tốc

độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm từ 24,5-32,6m/s (cấp 10 - cấp 11)

5/ Bão rất mạnh (Typhoon/Hurricane): Là xoáy thuận nhiệt đới với tốc

độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm từ 32,7m/s trở lên (trên cấp 11)

- Nơi hình thành xoáy thuận nhiệt đới:

Xoáy thuận nhiệt đới thường hình thành ở khu vực 5 - 200 trên các đạidương Tại đây đủ điều kiện hình thành xoáy thuận nhiệt đới: lực Côriôlit đủ

để tạo xoáy, nhiệt độ nước biển thường đạt trên 260C, đảm bảo nhiệt, ẩm, đốilưu mạnh nuôi dưỡng các xoáy thuận Thường hình thành trên dải hội tụnhiệt đới khi dải hội tụ này di chuyển lên vùng biển ở trong khoảng vĩ độtrên

- Sự di chuyển của xoáy thuận nhiệt đới trên các đại dương thế giới:Xoáy thuận nhiệt đới hình thành sẽ di chuyển theo hướng Tây - Tây -Bắc ở Bán Cầu Bắc, và hướng Tây - Tây Nam ở Bán Cầu Nam, nếu chúngtràn vào các lục địa thì sẽ tan ở đó Nếu chúng lên đến vĩ độ 25 - 300 mà vẫncòn trên các đại dương thì sẽ ra khỏi khu vực nhiệt đới và đổi hướng TâyBắc sang Đông Bắc và Tây Nam sang Đông Nam

- Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên thế giới:

+ Ở Bán Cầu Bắc: Vùng biển Hoàng Hải, quần đảo Philippin, TâyThái Bình Dương đến tận kinh tuyến 1700 kinh tuyến đông, xoáy thuận nhiệt

Trang 8

đới xuất hiện trung bình 28 lần trong năm, trong một nửa số đó có cấp gió

12 Vùng Đông Thái Bình Dương, từ vùng nhiệt đới Bắc Đại Tây Dươngthấy ở biển Caribe, quần đảo Ằngti bé và trong vịnh Mêhicô, quần đảo Mũiđất xanh Vùng biển Ảrâp, xoáy thuận ít, không quá 2 lần trong năm

+ Ở Nam Bán Cầu: Vùng Tây Thái Bình Dương từ tân Ghinê đến phíaTây và Bắc Ôxtrâylia đến quần đảo Capca, xoáy thuận nhiệt đới xuất hiệntrung bình 10 - 20 lần/ năm Vùng Ấn Độ Dương giữa quần đảo Mađagaxca

và Maccaren trung bình có 6 lần/ năm

1.2 Khái quát về biển Đông

1.2.1 Vị trí địa lí, phạm vi

Biển Đông là một biển lớn nhất ở Đông Nam Á, lớn thứ hai trong sốcác biển ở Thái Bình Dương và lớn thứ 3 trên thế giới với diện tích 3.447triệu km2, tổng lượng nước khoảng 3.928 triệu km2 Biển Đông có hai vịnhlớn là vịnh Bắc Bộ với diện tích 150.000 km2 và vịnh Thái Lan 462.000 km2

Đây là một biển ven lục địa ở trung tâm Đông Nam Á, thuộc bờ Tâycủa Thái Bình Dương có hình dáng một lưu vực điển hình với một cửa vàochính là eo Basi ở Tây Thái Bình Dương và một cửa ra lớn ở biển Javaxuống Ấn Độ Dương Biển nằm giữa các vĩ độ 00 - 250N và các kinh độ 100

- 1210E, kéo dài theo trục Tây Nam - Đông Bắc từ Singapo đến Đài Loan,dài khoảng 3000 km và chiều rộng cũng khá lớn, nơi hẹp nhất từ bờ biểnNam Bộ nước ta đến đảo Kalimanta thuộc Inđônêsia cũng tới 1000 km.Trong biển có rất nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ: Côn Lôn, Hoàng Sa,Trường Sa, Phú Quốc…

Theo cách phân loại chung, biển Đông là biển phụ thuộc của TháiBình Dương song cũng thông với Ấn Độ Dương Bờ phía Tây tiếp giáp vớiphần lục địa Đông Nam Á bao gồm: Singapo, Malaysia, Thái lan,

Trang 9

Campuchia và chủ yếu là Việt Nam Phía Bắc giáp với Hoa Nam và ĐôngHải của Trung Quốc, phía Đông ngăn cách với Thái Bình Dương bởi quầnđảo Philippin và phía nam ngăn cách với Ấn Độ Dương bởi quần đảoInđônêsia Như vậy, biển Đông ở trung tâm Đông Nam Á và thông với TháiBình Dương qua các eo: Đài Loan với độ sâu trung bình là 60m và rộngkhoảng 150km, với biển Sulu qua các eo Mindora sâu khoảng 450m,Balabac sâu khoảng 100m, song trực tiếp và quan trọng nhất là eo Basi với

độ sâu là 3000m và rộng tới 400km Còn thông với Ân Độ Dương và biểnJava là các eo: Gaspa và Karimata ở độ sâu khoảng 40m và nhất là eoMalacca với độ sâu khoảng 30m và rộng 35km Do đó biển Đông sẽ chịu tácđộng mạnh mẽ và trực tiếp qua eo Basi với Thái Bình Dương và phần nàobởi Ấn Độ Dương và biển Java qua các eo Gaspa và Karimata

Với vị trí như trên biển Đông nằm hoàn toàn trong khu vực nội chítuyến gió mùa với tính chất nội chí tuyến gió mùa được thể hiện rõ rệt trongcác điều kiện khí tượng hải văn và sinh vật

1.2.2 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu biển Đông nền tảng là tính chất nhiệt đới song lại bị nhiễu

loạn nhiều, mang những nét độc đáo, đôi khi khắc nghiệt nhất là ở phần phíaBắc do những sóng lạnh và hải lưu Trong mùa đông, miền Bắc mang tínhchất á nhiệt đới rõ rệt Trong khi đó phía nam lại mang tính chất á xích đạođiển hình Riêng mùa hạ cả miền bắc và miền nam đều mang tính chất nhiệtđới

* Bức xạ mặt trời

Lượng bức xạ mặt trời trên biển Đông khá dồi dào nhất là trong cáctháng mùa hè Tán xạ cũng lớn 4-8kcal/cm2 tháng trong năm, đatyj cực đạivào các tháng 6 - 8 và cực tiểu vào các tháng 1 và 2 dương lịch Tổng xạ( bao gồm bức xạ trực tiếp và tán xạ ) khá cao 126kcal/cm2 Lượng phản xạ

Trang 10

khá lớn 30% Cán cân bức xạ lớn 75 kcal/cm2/năm Vì thế nhiệt độ nướcbiển Đông khá cao.

* Nhiệt độ.

Nhiệt độ không khí trên biển Đông do bức xạ quy định, ngoài racòn có các yếu tố hoàn lưu, độ ẩm…Đặc trưng trong chế độ nhiệt thể hiệntrước hết ở nhiệt độ năm Trên cơ sở nền bức xạ phong phú và căn cứ vào sốliệu thực đo của 215 trạm và điểm quan trắc ven bờ cũng như ngoài biểnkhơi, nhiệt độ trung bình nhiều năm của không khí ở đây cũng khá cao26,60C Đại lượng này cũng có sự phân hóa khá phức tạp theo cả 2 hướng vĩtuyến và kinh tuyến Nói chung, phía Bắc và Tây nhiệt độ thấp hơn về phíaĐông và Nam Ở gần vùng eo biển Đài Loan nhiệt độ không khí trung bìnhnhiều năm 23 - 240C, cũng như trong vịnh Bắc Bộ: Móng Cái 22,50C, HònGai 22,90C, Cô Tô 22,70C, Bạch Long Vĩ 23,40C Còn ở phần phía nam nhưCôn Lôn 270C, Trường Sa 27,30C… và trong vùng các eo biển Karimata vàGaspa nhiệt độ thường trên 270C, nhất là vùng Song Tử Tây có thể tới28,50C và 28,70C Chế độ nhiệt ở đây phân làm 2 mùa khá rõ rệt Mùa nóngthường dài 6 - 8 tháng/năm và nhiệt độ khá cao 28 - 290C xảy ra vào cáctháng 5 - 10 trong năm Còn mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống tới 23 - 240C vàxảy ra vào các tháng 11 - 3 dương lịch Ở phía Bắc có những tháng nhiệt độxuống thấp hơn 180C và mang tính chất á nhiệt rõ như: Cô Tô 4,60C, BạchLong Vĩ 70C Biên độ nhiệt trung bình năm ở phía nam nhỏ: Trường Sa2,80C, Côn Đảo 3,10C, Phú Quốc 30C… Trong khi đó ở phía bắc do ảnhhưởng của khối khí cực đới biến tính NPc nên đại lượng này lớn hơn nhiều:Sầm Sơn 11,50C, Hòn Gai 12,70C, Móng Cái 12,80C, Cô Tô 13,50C…

* Gió

Gió trên biển Đông không lớn lắm nhưng rất quan trọng là nhân tốtạo nên biển động, bão tố, tai nạn đắm tàu thuyền Chế độ gió phức tạp, có

Trang 11

hai mùa gió thổi thịnh hành thay đổi nhau: gió thành phần Bắc chủ yếu làgió Đông Bắc xảy ra vào mùa đông (tháng 10 đến tháng 3 dương lịch); gióthành phần Nam chủ yếu là hướng Tây Nam, trong vịnh Bắc Bộ là hướngĐông Nam xảy ra vào mùa hạ (tháng 5 đến tháng 9 dương lịch).

* Chế độ mưa

Chế độ ẩm ở đây khá phức tạp trong đó mưa lạ là đặc trưng nhất.Lương mưa trung bình năm lớn khoảng 2000 mm/năm với độ ẩm tương đốitrên 80% Lượng mưa cũng có sự phân hóa theo mùa và theo quy luật địađới Lượng mưa phía nam thường lớn hơn Lượng mưa lớn cũng góp phầnlàm giảm nhiệt độ nước biển khu vực này

1.2.3 Đặc điểm hải văn

* Nhiệt độ nước biển

Nhiệt độ là một đặc trưng rất quan trọng của vật lý tĩnh học trongnước biển Thành phần này khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều nhân tốkhác nhau như: bức xạ mặt trời, vị trí địa phương, hải lưu và dòng chảy sôngngòi từ vực biển đổ vào…

Nhiệt độ nước biển Đông có sự phân hóa theo 2 hướng vĩ tuyến vàkinh tuyến Theo hướng vĩ tuyến nhiệt độ bình quân nhiều năm có xu hướnggiảm dần từ nam lên bắc trong khi đó biên độ nhiệt năm tăng lên phù hợpvới quy luật địa đới, nhất là các đảo ven bờ Theo hướng kinh tuyến, nhiệt

độ cũng có sự phân hóa nhất định Nhiệt độ trung bình năm tăng dầm từ Tâysang Đông và biên độ nhiệt thì lại giảm Nhiệt độ trung bình nhiều năm củanước biển Đông là 27,30C trong khi đó nhiệt độ các điểm đo ngoài biển khơi

là 27,50C, của các trạm ven bờ là 26,60C đủ điều kiện để hình thành xoáythuận nhiệt đới trên biển Ở phía nam nhiệt độ cao hơn: 28,80C ở Vũng Tàu,Côn Đảo, Trường Sa; 29,20C ở Phú Quốc… Ở ngoài khơi cũng vậy, 28,20C

Trang 12

ở eo Karimanta; 28,60C ở ngoài khơi của Sarawak… Ngược lại ở phía bắcnhất là vùng tác động mạnh của hải lưu lạnh nhiệt độ giảm đi: Cô Tô 23,70C,Bạch Long Vĩ 24,10C… Đại lượng này cao hơn nhiệt độ không khí bên trên.

Biên độ nhiệt năm nhỏ khoảng 4 - 50C, nhỏ hơn biên độ nhiệt khôngkhí

Như vậy, nhiệt độ nước biển biển Đông đủ điều kiện về nhiệt cho sựhình thành xoáy thuận nhiệt đới Sự phân hóa nhiệt độ nước biển trong khuvực này đã giải thích tại sao xoáy thuận nhiệt đới chủ yếu lại được hìnhthành ở khu vực phía Đông và Nam biển Đông

* Hải lưu

Hải lưu gió là dòng nước chuyển động trực tiếp do áp lực tiếp tuyếncủa gió thổi Hướng chuyển dịch thường bị lệch đi do tác dụng của lựccôriôlis Đây là vùng gió mùa nên hải lưu gió cũng phức tạp Đồng thời, hảilưu trôi là dòng chảy chuyển động không trực tiếp do gió như hải lưu về mùađông dọc theo bờ tây của Philippin Các dòng chảy này cùng nước các đạidương tràn vào tạo thành hệ thống hải lưu cơ bản trong biển Đông

Trên biển Đông tồn tại 2 hệ thống hoàn lưu cơ bản trong các mùa giókhác nhau Về mùa đông là một hệ thống vòng tròn hướng ngược chiều kimđồng hồ giống như một xoáy thuận lớn trên hầu hết biển Đông mà tâm ởphía ngoài khơi Nam Trung Bộ - Nam Bộ Việt Nam Ngược lại, do tác dụngcủa gió mùa Tây nam, trong mù hè là một hệ thống khác hẳn và hầu nhưtrong toàn biển hình thành và phát triển một xoáy nghịch lớn mà tâm sát vàophía bờ biển Việt Nam hơn nữa

1.3 Khái quát về hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông

Xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông chiếm một phần lớnxoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Thái Bình Dương Xoáy thuận nhiệt đới

Trang 13

trên biển Đông có thể được hình thành ngay trên vùng biển Đông (ở phíaĐông và phía Nam) hoặc từ Thái Bình Dương, chủ yếu hình thành trên dảihội tụ nhiệt đới Xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trong khu vực này với tầnsuất tương đối mạnh Đặc biệt là bão nhiệt đới Hoạt động mạnh mẽ nhấttrong thời kì cuối mùa hạ Diễn biến của xoáy thuận nhiệt đới trong khu vựcbiển Đông rất phức tạp: thay đổi giữa các năm, mùa và có những biến độngđột ngột

Khi các xoáy thuận nhiệt đới đi vào đất liền, chúng có sức tàn phámạnh mẽ, không chỉ phá hoại môi trường mà còn gây thiệt hại nặng nề vềngười và của Đặc biệt là vùng ven biển Bắc Bộ và ven biển Thanh - NghệTĩnh Vì vậy việc dự báo để phòng tránh tác hại của xoáy thuận nhiệt đớiđược Nhà nước, nhân dân đặc biệt quan tâm

Trang 14

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA XOÁY THUẬN NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG

2.1 Tần suất hoạt động

Tần suất hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới là số lượng các xoáythuận nhiệt đới xuất hiện, hoạt động trong khu vực trong một khoảng thờigian nhất định Biển Đông là một trong những nơi hoạt động điển hình củaxoáy thuận nhiệt đới trên thế giới nên hàng năm tần suất hoạt động của nó ởkhu vực này khá lớn những xoáy thuận nhiệt đới này có khi phát triển thànhbão, nhưng có khi chỉ là những vùng áp thấp nhiệt đới Theo số liệu thống

kê, trung bình mỗi năm có khoảng 10 - 12 xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ởbiển Đông, trong đó có khoảng 8 - 9 cơn bão và khoảng 2 - 3 áp thấp nhiệtđới

So với áp thấp nhiệt đới thì số lượng các cơn bão luôn chiếm chủ yếu

Vì vậy, ở đây ta sẽ tập trung tìm hiểu tần suất hoạt động của bão trên biểnĐông

Trang 15

Bảng 2: Bảng tần suất bão qua các giai đoạn (từ 1945

có 2 giai đoạn tần suất bão tăng rõ rệt là 1966 - 1975 lên tới 7,3 cơn/năm vàgiai đoạn 1986 - 1995 với 7,2 cơn/năm Xu hướng tăng của bão còn thể hiện

rõ rệt qua biểu đồ dưới đây

Biểu đồ tần số bão ở Việt Nam trong thời kì 1945 - 2005

Trang 16

(Nguồn: Viện nghiên cứu khí tượng thủy văn và môi

trường)

Để biểu diễn xu thế hoạt động của bão theo thời gian, ta xây dựng

Theo biểu đồ trên, từ năm 1945 - 2007, tần suất bão hoạt động trongkhu vực này biến động thất thường với cực tiểu là 0 cơn (năm 1950) và cựcđại là 13 cơn (năm 1993) Đường trung bình trượt 5 năm minh họa nhữngbiến động ít đột ngột hơn, đồng thời thông qua đó phát hiện ra những giaiđoạn nổi trội hơn về số lượng bão và áp thấp nhiệt đới Trong đó giai đoạn

1970 - 1975, 1992 - 1997 bão hoạt động mạnh với giá trị trung bình xấp xỉ9,5 cơn Ngược lại, trong các giai đoạn 1945 - 1960, 1975 - 1980, 2000 -

2005 bão hoạt động yếu hơn với các giá trị là 2,2 cơn Xét cả thời kì 1945

-2007 số lượng bão vào Việt Nam có xu hướng tăng lên ứng với hệ số góc A1

Trang 17

1975, 1993… trong khi có những năm không có cơn bão nào như năm 1951,

1959, 1999… Càng vào phía Nam tần suất các cơn bão càng giảm dần.Vùng bờ biển ít bão nhất là Ninh Thuận - Bình Thuận và Nam Bộ ( 0 - 3 cơnbão / năm) Nhìn chung, tần suất bão tại vùng bờ biển Bắc Bộ và ThanhNghệ Tĩnh không những nhiều mà còn biến động rõ rệt theo thời gian vớinhững năm tần suất bão rất lớn lại có những năm không có cơn bão nào.Trong khi đó ở khu vực bờ biển Ninh Thuận - Bình Thuận và Nam Bộ, tần

số bão nhiều giai đoạn chỉ từ 0 đến 1 cơn và chỉ lên đến 2 - 3 cơn trong một

Vùng bờ biển Thanh Nghệ Tĩnh

y = 0.0161x + 0.9453

0 1 2 3 4 5 6

Vùng bờ biển Đà Nẵng- Bình Định

y = 0.021x + 0.9529

0 1 2 3 4 5 6

Vùng bờ biển Phú Yên - Khánh Hòa

Vùng bờ biển Ninh Thuận- Bình Thuận

y = 0.0118x + 0.2194

0 1 2 3

Trang 18

Các biểu đồ thể hiện tần số bão tại 7 vùng bờ biển Việt Nam trong thời kì 1945-2007; cột xanh – số cơn bão hàng năm; đường hồng - trung bình trượt

5 năm; đường xanh lá cây- xu thế tuyến tính.

2.2 Quỹ đạo chuyển động của xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông

2.2.1 Hướng di chuyển

- Xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông thường di chuyểntheo hướng Tây Bắc và Tây Tây Bắc Đây là hướng chủ đạo do lực Côriôlitlàm cho các xoáy thuận ở bán cầu Bắc bị lệch hướng về phía tay phải so vớihướng chuyển động, xoáy ngược chiều kim đồng hồ Cho nên xoáy thuậntrên biển Đông di chuyển theo hướng Tây và Tây Tây Bắc, tạo nên quỹ đạoparabol

Ngoài hướng Tây và Tây Tây Bắc, các xoáy thuận trên biển Đông còn

có nhiều hướng: hướng Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam

Nhiều xoáy thuận nhiệt đới có hướng di chuyển phúc tạp thay đổi liêntục gây khó khăn cho công tác dự bão và phòng tránh tác động của xoáythuận nhiệt đới đặc biệt là bão Ví dụ như cơn bão CIMARON (11/ 2006),lúc dầu hình thành trên Thái Bình Dương bão di chuyển theo hướng Tây vàTây Tây Bắc, nhưng khi đến giữa biển Đông bão đổi hướng Tây Nam đổ bộvào miền Nam Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Bảng tần suất bão qua các giai đoạn (từ 1945 - - NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH BÃO pps
Bảng 2 Bảng tần suất bão qua các giai đoạn (từ 1945 - (Trang 15)
Bảng 3: Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới trung bình hàng năm (trong 2 thời kì 1928 - 1944, 1947 - 1980) (theo Neuman, năm 1990) là 12 cơn phân chia theo các tháng - NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH BÃO pps
Bảng 3 Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới trung bình hàng năm (trong 2 thời kì 1928 - 1944, 1947 - 1980) (theo Neuman, năm 1990) là 12 cơn phân chia theo các tháng (Trang 23)
Bảng 5: Bảng thống kê số lượng xoáy thuận nhiệt đới ( bão và áp thấp nhiệt đới) có nguồn gốc từ Thái Bình Dương và Biển Đông (1996- 2000). - NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH BÃO pps
Bảng 5 Bảng thống kê số lượng xoáy thuận nhiệt đới ( bão và áp thấp nhiệt đới) có nguồn gốc từ Thái Bình Dương và Biển Đông (1996- 2000) (Trang 27)
Bảng 6: Bảng thống kê số lượng xoáy thuận nhiệt đới ( bão và áp thấp nhiệt đới) có nguồn gốc từ Thái Bình Dương và Biển Đông (2000 - 2009). - NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH BÃO pps
Bảng 6 Bảng thống kê số lượng xoáy thuận nhiệt đới ( bão và áp thấp nhiệt đới) có nguồn gốc từ Thái Bình Dương và Biển Đông (2000 - 2009) (Trang 28)
Bảng 7: Bảng số liệu thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và tổng số xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông - NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH BÃO pps
Bảng 7 Bảng số liệu thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và tổng số xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w