1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Viêm da do tã lót ppsx

5 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 135,15 KB

Nội dung

Viêm da do tã lót Viêm da do tã lót ở trẻ nhỏ kéo dài có thể do nhiễm trùng thứ phát, da nhạy cảm bất thường hay nhiễm trùng đường tiểu. Viêm da do tã lót (VDDTL) ở trẻ nhỏ là một trong những vấn đề gặp hàng ngày ở các bé, nhưng lại có rất ít các hướng dẫn về y tế. Nó gây khó chịu cho cả các bệnh nhi, gia đình lẫn bác sĩ, đặc biệt khi nó không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường. Nguyên nhân Lâu nay người ta vẫn cho rằng các vi trùng trong ruột xuất hiện ở ngoài da (khi em bé đi tiêu), phân hủy nước tiểu trong tã lót để giải phóng amoniac. Chính lượng amoniac này sẽ quay ngược trở lại làm phỏng và tróc da, dẫn đến viêm da. Ngày nay, đa số các tác giả đều thống nhất nước tiểu mới là yếu tố quan trọng. Điều trị viêm da do tã lót Phương thức điều trị đơn giản là ngăn chặn quá trình kể trên. Các bước như sau: - Chỉ dùng tã lót khi cần thiết, thường là lúc bé ngủ ban đêm. Biện pháp này nhằm giúp da khô thoáng và đỡ tổn thương: ít dùng tã lót chừng nào tốt chừng ấy. Đừng có nghe quảng cáo mà lạm dụng tã lót. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong điều trị, nhưng lại thường ít được tuân thủ đầy đủ. - Chọn tã lót tốt và thay ngay mỗi khi bé đái ướt. Tã lót phải sạch, mềm, hút ẩm hiệu quả, không gây kích thích và phải được thay thường xuyên để tránh nước tiểu thấm ngược lại vào da. Hiện nay, tã lót dùng một lần thế hệ mới đã có thêm nhiều lớp vải lót giúp không để nước tiểu thấm ra da và “ăn khách” hơn. Tuy nhiên, nếu vì thế mà để mãi không thay, bé đái hai ba lần sẽ có hại. - Thoa một loại kem bảo vệ da hiệu quả: khi da bé có dấu hiệu viêm, hâm, thoa một số loại dung dịch hay kem dầu kẽm hay Thầu dầu (dung dịch Dalibour, Mitosyl, Bepanthene…) tối thiểu 6 lần trong 1 ngày hay thoa cùng lúc với thay tã lót để bảo vệ da khỏi những kích thích. Nếu tuân thủ đúng thì những biện pháp đơn giản kể trên thường hiệu quả trong đa số các trường hợp, điều quan trọng là các bà mẹ hay cô giữ trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về kỹ năng chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, nếu VDDTL vẫn không đáp ứng với các biện pháp kể trên thì phải tiến hành thêm các bước sau: Điều trị viêm da do tã lót kéo dài (không đáp ứng) Kiểm tra và điều trị nhiễm trùng thứ phát Dùng que tampon phết vào những chỗ bị nặng nhất của vùng viêm da do tã lót để tìm vi trùng và vi nấm. Thường gặp nhất là nhiễm nấm Candida và vi trùng Staphylococcus, E. coli… Các thuốc bôi ngoài da đặc trị có thể được dùng thử trước như: - Trong nhiễm Candida: dùng dầu mù u, các kem chống nấm Nystatin, Ciclopirox, Clotrimazole, Myconazole, Econazole hay Ketoconazole Trong nhiễm vi trùng Staphylococcus hay E. coli: dùng dầu mù u, các dung dịch sát trùng: Betadine 10%, Milian… hay kem kháng khuẩn chứa kháng sinh: neomycin, fusidic acid, framycetin hay mupirocin… dùng hạn chế trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần. Điều trị tình trạng da nhạy cảm bất thường Da nhạy cảm bất thường, kèm với phản ứng viêm hoặc nhiễm trùng, có thể đáp ứng tốt hơn nếu không dùng xà phòng lúc tắm. Em bé có thể tắm chỉ bằng nước hay tắm với một chất thay thế xà phòng như Lanolin khan hoặc đã được khử chất sáp kết hợp với dầu khoáng (ví dụ: dầu tắm Alpha Keri). Cả hai biện pháp này đều giúp giảm ngứa và làm sạch. Chế độ ăn/các thuốc đường uống Theo kinh nghiệm cho thấy, gần như luôn luôn không cần một chế độ ăn đặc biệt hay loại thuốc uống nào, ngoại trừ chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ sinh tố, khoáng chất, nhất là kẽm. Tuy nhiên có một ngoại lệ là khi em bé có bị nhiễm nấm Candida ở miệng đi kèm với viêm da do tã lót bị nhiễm thứ phát với nấm Candida (vùng tã lót). Trong trường hợp này nên dùng một thuốc uống như huyền phù Nystatin uống hay gel Miconazole uống. Một số rất ít trẻ em có thể bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó (ví dụ: dị ứng sữa bò) thì việc xác định nguyên nhân và không dùng loại thực phẩm này sẽ làm giảm đi phản ứng viêm da tại chỗ và toàn thân. Kiểm tra nhiễm trùng đường tiểu Trong trường hợp VDDTL kháng điều trị thì cần phải cho xét nghiệm (soi tươi, cấy) mẫu nước tiểu một cách thường quy, vì có thể sẽ phát hiện ra một số em bé bị nhiễm trùng tiểu cần phải được điều trị. Bác sĩ chuyên khoa ngoài da Khi những bước kể trên đã được thực hiện và VDDTL vẫn tiếp tục làm bạn khó xử thì cần phải tham vấn một bác sĩ chuyên khoa ngoài da. BS. HUỲNH BÁ LONG . Viêm da do tã lót Viêm da do tã lót ở trẻ nhỏ kéo dài có thể do nhiễm trùng thứ phát, da nhạy cảm bất thường hay nhiễm trùng đường tiểu. Viêm da do tã lót (VDDTL) ở trẻ. bước sau: Điều trị viêm da do tã lót kéo dài (không đáp ứng) Kiểm tra và điều trị nhiễm trùng thứ phát Dùng que tampon phết vào những chỗ bị nặng nhất của vùng viêm da do tã lót để tìm vi trùng. nhiên có một ngoại lệ là khi em bé có bị nhiễm nấm Candida ở miệng đi kèm với viêm da do tã lót bị nhiễm thứ phát với nấm Candida (vùng tã lót) . Trong trường hợp này nên dùng một thuốc uống như

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN