Trà có chống được ung thư không? Trà hay Chè (Comellia sinensis) được sử dụng hàng năm qua để làm thức uống dưới dạng Trà đen (lá, đọt Trà tươi được giã nát, cho lên men rồi phơi sấy khô). Trà cũng được chế biến thành Trà xanh (Trà tươi được giã nát rồi phơi sấy khô ngay) hoặc Trà ô long (ủ lên men ngắn hạn rồi phơi sấy khô). Các nghiên cứu khoa học cho thấy Trà tươi và Trà xanh chứa nhiều hóa hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học tốt nhất cho cơ thể: các polyphenol, kể cả epigallocatechin-3-gallat (EGCG) và epigallocatechin (EGC) chống oxy hóa, chống lão hóa, ngừa ung thư. Trà ô long là trung bình giữa Trà xanh và Trà đen… Ứng dụng chính của Trà xanh là phòng ngừa ung thư và bệnh tim mạch. Nghiên cứu có kiểm chứng nhóm người có nguy cơ những bệnh này cho thấy Trà xanh tạo ra tính chống ung thư ở ung thư dạ dày ruột, tuyến tụy, đại tràng, phổi và ung thư liên quan đến estrogen gồm ung thư vú. Súc miệng với Trà xanh cho thấy giảm mảng bám răng và ức chế vi khuẩn gây sâu răng (Yamamoto và cộng sự, 1997). Trà xanh cho tính chất gây nhiệt và oxy hóa chất béo và có thể là chất hỗ trợ có ích trong điều trị bệnh béo mập. Trà ô long (hồng trà) giảm nồng độ glucose và fructosamin huyết tương ở người bệnh tiểu đường type 2 trong nghiên cứu lâm sàng (Hosoda và cộng sự, 2003). Trà xanh có thể có ích để phòng ngừa và điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn Clostridium nhưng lại giúp khuẩn có ích (Lactobacillus và Bidifobacter) của hệ vi khuẩn ruột phát triển tốt. Nghiên cứu trên thú vật chứng minh tác dụng chống viêm trong điều trị viêm kết tràng và tác dụng giảm cholesterol. Những polyphenol trong Trà xanh được tin là tạo hoạt động bảo vệ hóa chất, chống sinh sản và chống oxy hóa. Những nghiên cứu mới đây về thành phần không phải polyphenol của Trà xanh chứng minh pheophytin A và B có hoạt tính chống độc hại gen và chống viêm. Nhiều cơ chế được đề nghị cho tính chống tăng sinh khối u và làm tế bào tự hủy. Đặc tính này cho các bệnh mạch máu. Cafein trong Trà có tính kích thích thần kinh trung ương và tác dụng chống trầm cảm (đối kháng với adenosin). Đối kháng với adenosin đưa đến giãn nở mạch máu thận và làm tăng tốc độ lọc cầu thận (lợi tiểu). Cafein còn giúp co bóp tim, làm tiết dịch vị, thủy phân glucose và lipid (có ích cho việc giảm cân). Trong thử nghiệm ở động vật, cơ chế chống bradykinin và prostaglandin hàn gắn các tổn hại vi mạch và tạo tác dụng chống viêm. Tác dụng chống ung thư Có chứng cứ lâm sàng là Trà xanh có tác dụng phòng ngừa ung thư. Loại ung thư có thể được phòng ngừa nhờ Trà xanh được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng gồm ung thư tụy tạng, ruột kết, ruột non, dạ dày, vú và phổi. Nhiều nghiên cứu in vitro chứng minh giảm tăng sinh và tăng tế bào tự hủy tùy thuộc liều ở nhiều dòng ung thư khác nhau (phổi, u biểu bì, tế bào sừng, tuyến tiền liệt, cổ trướng Ehrlich, ruột kết, dạ dày, miệng và vú). Điều này xảy ra khi tế bào ung thư tiếp xúc với polyphenol của Trà hay những polyphenol thành viên như epigallocatechin-3-gallat (EGCG) và epigallocatechin (EGC) (Chen và cộng sự, 1998; Khafit và cộng sự, 1998 ). Những cơ chế tác động khác được đề nghị, như kích thích phiên mã enzym giải độc pha II, chẹn yếu tố tăng trưởng liên quan đến đường tín hiệu cảm ứng, ức chế protein biểu lộ nitric oxid cảm ứng, ức chế sản xuất nitric oxid, và ức chế khích động hoạt động của protein-1. Hai nghiên cứu chứng minh Trà xanh chận đứng tăng trưởng hay làm tế bào tự hủy đặc biệt cho tế bào ung thư chứ không phải tế bào lành mạnh (Chen và cộng sự, 1998; Ahmad và cộng sự, 1997). Tế bào u bướu không mọc được do polyphenol của Trà xảy ra ở pha G1 trong chu kỳ tế bào (Khafil và cộng sự, 1998). Tác dụng phòng chống ung thư Kết quả của một nghiên cứu ca bệnh có kiểm chứng về ung thư vú ở phụ nữ Nhật gợi ý tăng tiêu thụ Trà xanh, trước sự bắt đầu xuất hiện ung thư lâm sàng liên quan đến cải thiện tiên lượng giai đoạn I và II ung thư vú, có thể do tác dụng biến đổi của Trà xanh lên những đặc tính lâm sàng của ung thư (Nakachi và cộng sự, 1998). Việc dùng Trà xanh được điều tra trong một nghiên cứu kiểm chứng ca bệnh về nguy cơ ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, kết tràng và hậu môn). Nguy cơ ung thư dạ dày giảm thấp liên quan đến dùng nhiều Trà xanh (trên 7 ly Trà xanh mỗi ngày) (Inoue và cộng sự, 1998). Một nghiên cứu khác ở Thượng Hải, cho thấy có sự đối nghịch giữa sự tiêu thụ Trà xanh và nhiều loại ung thư (Ji và cộng sự, 1997). Tác dụng ngăn ngừa hóa chất độc hại của Trà xanh được quan sát ở người hút thuốc lá bằng cách đánh giá trao đổi chromatid tế bào lymphô ngoại vi ở người không hút thuốc, hút thuốc và người hút thuốc có uống Trà xanh 2 đến 3 ly mỗi ngày trong 6 tháng. Trà xanh có vẻ chận đứng sự tăng trao đổi chromatid do hút thuốc gây ra (Lee và cộng sự, 1997; Shim và cộng sự, 1995). Xét lại hệ thống dữ liệu của Cochrane 21/7/09 Bài xét lại này đăng online trong tháng 7/2009, tìm thấy Trà xanh có thể hỗ trợ chống ung thư gan, ung thư vú và ở đàn ông, ung thư tuyến tiền liệt, nhưng dùng Trà xanh có thể tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Chứng cứ đối chọi nhau thấy ở ung thư đường tiêu hóa (thực quản, kết tràng hay tụy tạng), mặc dầu các tác giả ghi nhận có chứng cứ từ vừa phải đến mạnh rằng Trà xanh bảo vệ chống ung thư phổi và kết tràng hậu môn. Mặc dầu xem nhiều nghiên cứu, nhóm điều tra có vẻ không chắc chắn là Trà xanh có thật sự ngăn ngừa phát sinh nhiều dạng ung thư khác nhau, theo một nhà nghiên cứu ung thư tại Đức. Các nhà nghiên cứu đã xem lại những nghiên cứu với tổng số hơn 1,6 triệu người châu Á tham dự, là vùng dùng Trà như một thói quen. Tác giả bảo thể tích Trà tiêu thụ biến đổi và mỗi loại ung thư phát triển một khác, làm cho nhóm của ông khó tìm được liên quan dứt khoát về Trà xanh có thật sự giúp ngừa ung thư hay không. Cách đây mấy tháng, chúng ta đã thấy báo cáo của Đại học Teheran về một bộ lạc miền núi Iran bị ung thư rất nhiều mà họ nghi là do uống Trà nóng trên 600C. Mặt khác, người Việt Nam hiện nay cũng uống nhiều Trà ở thành thị và nước Trà xanh ở nông thôn, tại sao vẫn có nhiều người bị ung thư? Điều khác biệt trên có thể giải thích là ăn uống nóng thì dễ bị ung thư như khoa học đã chứng minh chứ không riêng gì uống Trà nóng. Mặt khác, có nhiều nguyên nhân gây ung thư (như ô nhiễm môi trường, người hút thuốc lá, uống rượu…) mà trong các nghiên cứu về Trà không được loại trừ nên mới có điều trái ngược như vậy. Mặc dầu Trà chứa polyphenol chống oxy hóa, trên lý thuyết chống được ung thư. Nhưng trên thực tế, có lẽ còn có nhiều yếu tố khác chưa biết đã không cho Trà có tác dụng này. Một ý kiến đề nghị là khoảng 80% catechin trong Trà xanh không bao giờ được hấp thu. Giải pháp để tăng hấp thu, đơn giản là cho thêm một chút nước Cam, nước Chanh, nước ép trái Bưởi hay uống thêm vitamin C. Nhưng uống như vậy thì không khác gì uống Trà Lipton (Trà đen) theo kiểu người Anh, không còn thưởng thức hương vị Trà như người Việt, Nhật hay Trung Quốc. Tóm lại, Trà xanh, Trà tươi có những yếu tố chống oxy hóa, chống lão hóa và ngăn ngừa hay chống ung thư nhất định. Dùng Trà sẽ có lợi cho sức khỏe. DS. LÊ VĂN NHÂN BS. QUỲNH NGA . thấy Trà xanh có thể hỗ trợ chống ung thư gan, ung thư vú và ở đàn ông, ung thư tuyến tiền liệt, nhưng dùng Trà xanh có thể tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Chứng cứ đối chọi nhau thấy ở ung thư. Có chứng cứ lâm sàng là Trà xanh có tác dụng phòng ngừa ung thư. Loại ung thư có thể được phòng ngừa nhờ Trà xanh được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng gồm ung thư tụy tạng, ruột kết, ruột. Trà có chống được ung thư không? Trà hay Chè (Comellia sinensis) được sử dụng hàng năm qua để làm thức uống dưới dạng Trà đen (lá, đọt Trà tươi được giã nát, cho lên