1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Những bài thuốc hay từ hoa lài pdf

6 336 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 117,04 KB

Nội dung

Những bài thuốc hay từ hoa lài Hoa lài (nhài), tên khoa học là Jasminum sambae (L.) Ait, thuộc họ nhài (Oleaceae), vị ngọt, cay, tính ấm. Rễ hoa lài vị đắng, tính ấm. Theo y học cổ truyền hoa lài công hiệu lý khí khai uất (tạo động lực, chống ứ tắt), an thần, hòa trung (điều hòa hệ gan mật - tiêu hóa), trấn thống (giảm đau), giải cảm. Có tác dụng điều trị đối với các chứng như đau đầu, choáng váng, kiết lỵ đau bụng, viêm kết mạc, ung nhọt… Những bài thuốc hay * Đau đầu, choáng váng: hoa lài 20 g, đầu cá mè 1 cái, thêm nước, gia vị, tiềm cách thủy để ăn. * Mất ngủ: - Hoa lài 15 g, tim sen 10 g, hạt muồng ngủ 15 g (sao đen), sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, dùng liền 5 ngày. - Rễ hoa lài 20 g, sắc uống. * Cảm mạo phát sốt: hoa lài 10 g, trà xanh 10 g, thảo quả 15 g, sắc uống. * Đầy bụng tiêu chảy: hoa lài 10 g, mộc hương 10 g, xa tiền thảo (lá mã đề) 40 g, tiên hạc thảo (long nha thảo) 20 g, sắc uống. * Tăng huyết áp: hoa lài 15 g, hoa hòe 15 g, kim cúc 10 g, hoa đại 10 g, sắc uống ngày 1 thang. * Đau sưng mắt đỏ: - Hoa lài 20 g, rửa sạch, sắc uống. - Hoa lài 15 g, kim ngân hoa 10 g, cúc hoa 10 g, sắc uống. * Ngực bụng căng đầy, đau bụng tiêu chảy: hoa lài 10 g (bỏ sau), trà xanh 15 g, thạch xương bồ 10 g, sắc uống lúc ấm. * Rôm sảy: lá lài 50 g, lá ngải cứu 30 g, lá sài đất 30 g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, dùng liền 7 ngày. * Vị khí bất hòa (rối loạn tiêu hóa): hoa lài vừa đủ, hãm nước uống. * Chữa mụn nhọt: hoa lài 20 g, bồ công anh 15 g, kim ngân hoa 25 g, cam thảo đất 15 g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. * Họng sưng như có hạt mà không nuốt được (mai hạch khí): - Hoa lài 10 g, trà xanh 100 g. Hoa lài và trà xanh trộn đều, ngày dùng 30 g, dùng hãm trà uống. - Hoa lài 10 g, kim quất phơi khô 20 g, gạo tẻ 100 g. Hoa lài băm nhuyễn, kim quất cắt hạt lựu, trước tiên nấu cháo, kế đến thêm kim quất nấu sôi hai, ba dạo, rồi bỏ thêm hoa lài thì hoàn tất. * Chấn thương, bong gân: rễ hoa lài và rượu trắng với mỗi thứ vừa đủ. Rễ hoa lài giã nhuyễn, xào với rượu trắng, rồi đắp tại chỗ. * Kiết lỵ: hoa lài 20 g, rượu đế 100 ml. Hoa lài cho vào rượu ngâm, rồi đem tiềm cách thủy cho sôi, uống lúc ấm. * Can vị khí thống (đau bụng do rối loạn chức năng gan và dạ dày): hoa lài 10 g, đinh hương 10 g, rượu đế 100 ml. Hoa lài và đinh hương cho vào rượu ngâm, rồi đem tiềm cách thủy cho sôi, để uống. * Chán ăn: - Nước cốt hoa lài 20 ml, hòa với 20 ml nước sạch, chia 2 lần uống trong ngày. - Hoa lài 10 g, hoa đậu ván 40 g, gạo tẻ 50 g. Gạo vo sạch nấu cháo, khi chín, cho hoa lài và hoa đậu ván vào cho sôi vài dạo, ăn lúc ấm. Làm đẹp với hoa lài * Chè hoa lài - hoa hồng: hoa lài 15 g, hoa hồng 5 đóa, gạo tẻ 100 g, đường phèn vừa đủ. Các vật liệu riêng biệt rửa sạch, gạo vo sạch cho vào nồi có nước vừa đủ, sau khi nấu sôi thì thêm hoa lài và hoa hồng, đường phèn, chuyển qua lửa nhỏ nấu thành chè. Món chè công hiệu sơ can giải uất (điều chỉnh chức năng gan và chống ứ tắc), kiện tỳ hòa vị (bình ổn chức năng tiêu hóa), lý khí chỉ thống (tăng sức và giảm đau). Thích hợp dùng cho người sắc mặt tiều tụy. * Hoa lài nước đường: hoa lài 15 g, đường cát trắng vừa đủ. Hai thứ trên thêm 1,5 lít nấu, rồi bỏ bã uống nước. Thức uống công hiệu sơ can lý khí (điều chỉnh chức năng gan, tăng sức), giải độc chữa kiết. Thích hợp dùng cho người sắc mặt vàng bủng. * Canh hoa lài nấu gan gà: hoa lài 250 đóa, nấm tuyết (ngân nhĩ) ngâm nở 20 g, gan gà 150 g, câu kỷ tử 10 g, bột nêm, nước dùng đều vừa đủ. Gan gà rửa sạch, cắt lát mỏng, cho vào chén, thêm rượu đế, nước gừng, bột nêm trộn đều để ướp; nấm tuyết rửa sạch, xé nhỏ, dùng nước ngâm sử dụng sau, hoa lài bỏ cuống, rửa sạch, cho vào thau; câu kỷ tử rửa sạch. Chảo bắc lên bếp, đổ dầu chờ nóng, đổ nước dùng, rượu, nước gừng, bột nêm, nấm tuyết, gan gà, câu kỷ tử để nấu, vớt váng sau khi sôi, chờ khi gan gà chín thì múc vào chén, rồi rắc hoa lài vào gan gà. Công hiệu bổ ích can thận, làm đẹp và sáng mắt. Thích hợp dùng cho sắc mặt tiều tụy. * Dầu dưỡng tóc hoa lài: hoa lài (mới nở) 100 g, dầu mè 0,5 lít. Hai thứ trên chứa trong lọ kín, rồi chưng cách thủy 2 tiếng. Dùng thoa tóc. Công hiệu thơm tóc dưỡng tóc. Thích hợp dùng cho tóc ố vàng, khô rụng. * Canh hoa lài - nấm tuyết: nấm tuyết 40 g, hoa lài 25 đóa. Nấm tuyết chứa trong chén dùng nước ấm để ngâm, lựa sạch, lại ngâm nước lạnh; hoa lài bỏ nhụy, rửa sạch; đổ nước vào nồi, kèm ít muối, nấu sôi, vớt váng, đổ canh vào chén, rắc lên hoa lài thì hoàn tất. Dùng thường ngày. Công hiệu sơ can giải uất (điều chỉnh chức năng gan, chống ứ tắc), tư âm giáng hỏa (bồi bổ và giải nóng). Thích hợp dùng cho người sắc mặt trắng nhạt. * Tinh dầu hoa lài: hoa lài là loại hoa chứa chất béo thơm, cao quý, hoa có sức hấp thu mãnh liệt, nên thường được dùng trong nước hoa và công nghiệp hóa mỹ phẩm. Về liệu pháp tinh dầu, tinh dầu hoa lài được xem là “vua trong hoa”. Do tinh luyện rất khó, giá cả ngang bằng hoa hồng, rất đắt tiền. Tinh dầu hoa lài công hiệu tạo sảng khoái, kháng khuẩn, dưỡng da, mềm da. - Thông qua phương pháp xông hơi làm tinh dầu phát tán, hít hơi tinh dầu, giúp giảm bớt ủ rũ, loại bỏ căng thẳng. - Nhỏ vài giọt tinh dầu lài vào bồn tắm bán thân hay toàn thân, thả lỏng tâm thể, dưỡng da, tăng đàn hồi da, giúp làm nhòe vết nhăn (nhất là vết nhăn da bụng sau sinh), đặc biệt thích hợp cho loại da khô và dị ứng. Lương y Nguyễn Công Đức, Khoa y học cổ truyền, Đại học y dược TP.HCM . Những bài thuốc hay từ hoa lài Hoa lài (nhài), tên khoa học là Jasminum sambae (L.) Ait, thuộc họ nhài (Oleaceae), vị ngọt, cay, tính ấm. Rễ hoa lài vị đắng, tính ấm Gạo vo sạch nấu cháo, khi chín, cho hoa lài và hoa đậu ván vào cho sôi vài dạo, ăn lúc ấm. Làm đẹp với hoa lài * Chè hoa lài - hoa hồng: hoa lài 15 g, hoa hồng 5 đóa, gạo tẻ 100 g, đường phèn. huyết áp: hoa lài 15 g, hoa hòe 15 g, kim cúc 10 g, hoa đại 10 g, sắc uống ngày 1 thang. * Đau sưng mắt đỏ: - Hoa lài 20 g, rửa sạch, sắc uống. - Hoa lài 15 g, kim ngân hoa 10 g, cúc hoa 10

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN