Mạch môn đông và bệnh thiếu máu cơ tim (Kỳ 1) Định danh: Mạch môn đông (Opiophogon japonicum) thuộc họ Liliaceae. “Opiophogon” có nghĩa là da rắn, người Hoa gọi nó là Xà thảo nhật. Theo sách dược liệu Trung Quốc bảng tiếng Anh của Dan Benski, Mạch môn đông dịch là “Lush winter wheat” có nghĩa là cây giống lúa mạch xanh tốt trong mùa đông. Cây này đã được di thực trồng ở miền Bắc nước ta và Đà Lạt, nay được trồng rải rác khắp nơi như một cây thuốc và cây cảnh. Giới thiệu Clopidoprel là thuốc chống kết cụm tiểu cầu, tác dụng lên thụ thể khác với aspirin. Tại Âu Mỹ, Clopidoprel được chỉ định cho bệnh thiếu cơ tim hay thiếu máu não, dùng cho bệnh nhân cần nong động mạch vành. Thuốc này cũng có nhập vào Việt Nam dưới tên Clopidropret nhưng không phổ thông. Trong khi đó ở Trung Quốc người ta dùng Shengmai san (sâm mạch tán) gồm Nhân sâm, Mạch môn đông và Ngũ vị tử cho bệnh thiếu máu cơ tim và họ bảo có kết quả tốt. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu đặc tính của Mạch môn đông và Ngũ vị tử. Thành phần hóa học: Theo Viện nghiên cứu hóa học, Đại học Thiên chúa giáo Đài Loan, có 5 homoisoflavonoid và 6 hợp chất đã biết được cô lập từ cao cồn củ Mạch môn đông. Phân tích quang phổ dùng để xác định cấu trúc của các chất này (Chang JM và cộng sự). Theo Viện hóa học, Trung tâm quốc gia nguồn tài nguyên thiên nhiên và kỹ thuật ở Cầu Giấy - Hà Nội, từ cao ethylacetat củ Mạch môn đông, người ta đã trích ra 8 hợp chất đã biết và 5 homoisoflavonoid mới. Những hợp chất mới là 5,7- dihydroxy-8-methoxy-6-methyl-3-(2’-hydroxy-4’-methoxybenzyl) chroman-4-one (1), 7-hydroxy-5,8-dimethoxy-6-methyl-3-(2’-hydroxy-4’methoxybenzyl) chroman-4-one (2), 5,7-dihydroxy-6,8-dimethyl-3-(4’-hydroxy-3’-methoxybenzyl) chroman-4-one (3), 2,5,7-trihydroxy-6,8-dimethyl-3-(3’,4’- methylenedioxybenzyl) chroman-4-one (4), và 2,5,7-trihydroxy-6,8-dimethyl-3- (4’-dimethoxybenzyl) chroman-4-one (5). Cấu trúc được xác định bằng quang phổ khối và NMR. Hợp chất 4 và 5 là những homoisoflavonoid đầu tiên được cô lập có chức hemiacetal ở vị trí 2 (Hang-Anh NT, Van Sung T và cộng sự). Chức năng và sử dụng lâm sàng Nuôi dưỡng âm và làm tan nhiệt: dùng cho người âm suy với triệu chứng nhiệt hay sốt làm hư thủy, đặc biệt kèm theo bứt rứt và khát. Làm ẩm phổi và trị ho: dùng bất cứ lúc nào phế âm hư, với các dấu hiệu như ho khan, đàm đặc khó nhổ ra ngoài, ho ra máu. Làm ẩm ruột non: trị táo bón, khô miệng và bứt rứt sau cơn sốt hay do âm hư. Dược tính Mạch môn đông tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tạo tác dụng ức chế Na/K-ATPase như strophantin, tăng sức co bóp cơ tim. Cây này cũng tăng sức chịu đựng do thiếu oxy, tăng chậm áp huyết và có tính kháng khuẩn. Thử nghiệm 101 bệnh nhân đau thắt ngực cho thấy 74 hay 84% đáp ứng hữu hiệu với cây thuốc. Triệu chứng cải thiện và tâm động đồ thay đổi, tác dụng phụ thường gặp là căng bụng, bụng đầy hơi và tiêu chảy. Kết hợp chính: Với rễ Bán hạ (Rhizoma pinella ternata) và rễ Đảng sâm (Codonopsis pilosulae) khi bị ho khan kéo dài do âm suy. Với rễ Địa hoàng (Rehmania glutinosa) và Huyền sâm (Scrophulariae ningpoensis) để trị khát, táo bón, bứt rứt, sốt thấp và hư hại trầm trọng thủy dịch, suy tim, tình trạng đau tim nặng. Với Nhân sâm, Ngũ vị tử khi nhồi máu cơ tim, toát mồ hôi (xuất hạn) nhiều, khò khè, tăng nhịp tim, kiệt lực kèm theo suy tim và phổi. Hợp chất này dùng cho triệu chứng mất nước trong mùa viêm nhiệt. Dùng lâu dài trong thiếu (nhồi) máu cơ tim. Với Hoàng kỳ, Đương quy và Ngũ vị tử để trị bứt rứt do mất nước vì ra mồ hôi, thiếu máu, suy tim. . Mạch môn đông và bệnh thiếu máu cơ tim (Kỳ 1) Định danh: Mạch môn đông (Opiophogon japonicum) thuộc họ Liliaceae. “Opiophogon”. mạch tán) gồm Nhân sâm, Mạch môn đông và Ngũ vị tử cho bệnh thiếu máu cơ tim và họ bảo có kết quả tốt. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu đặc tính của Mạch môn đông và Ngũ vị tử. Thành phần. hư. Dược tính Mạch môn đông tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tạo tác dụng ức chế Na/K-ATPase như strophantin, tăng sức co bóp cơ tim. Cây này cũng tăng sức chịu đựng do thiếu oxy, tăng