Làm thế nào để tăng sức đề kháng? Hệ miễn dịch có chức năng thường xuyên giúp chống nhiễm trùng, tạo ra sức đề kháng của cơ thể. Bị nhiễm trùng kinh niên hoặc tái đi tái lại, ngay cả viêm họng, cảm cúm xoàng, đều là dấu hiệu suy yếu sức đề kháng Muốn gia tăng sức đề kháng, cần chú ý các điều sau đây: • Miễn dịch là một trong những hệ thống phức tạp và kỳ diệu nhất của cơ thể. Nó giúp cơ thể chống lại mọi sự nhiễm trùng, sửa chữa các tế bào hư hỏng, ngừa ung thư Ngày nay, con người rất dễ nhạy cảm với sự nhiễm trùng và mắc bệnh là do cuộc sống đô thị, thức ăn công nghiệp hóa, ngày càng xa rời với thiên nhiên Con người ngày càng thiếu tình bạn bè, tình thân hữu, tinh thần dễ bất ổn Các bạch cầu từ các hạch và mạch máu có thể xuyên qua thành mạch để đến niêm mạc mũi miệng để diệt kẻ lạ (vi trùng). • Trạng thái tâm thần và hệ miễn dịch liên quan chặt chẽ với nhau. Tinh thần vui vẻ, yêu đời tích cực thì sức đề kháng của hệ miễn dịch tăng cao; và ngược lại, stress, buồn chán, yếm thế làm suy giảm chức năng miễn dịch • Ăn uống thiếu chất, suy dinh dưỡng sẽ làm giảm các chức năng chính của hệ miễn dịch. • Ăn quá nhiều đường, chất ngọt làm giảm chức năng miễn dịch của hệ bạch cầu. • Mập phì cũng làm giảm chức năng miễn dịch. • Uống nhiều rượu, bia và thức uống có cồn khác sẽ ngăn cản tác động miễn dịch chống lại mầm bệnh của các bạch cầu. • Những yếu tố dinh dưỡng cần bổ sung nhất để gia tăng sức đề kháng cơ thể là sinh tố A, C, E, sinh tố nhóm B, kẽm, sắt và selenium. • Hỗ trợ cho hoạt động của tuyến hung (thymus) - một tuyến quan trọng của hệ miễn dịch - không để thiếu kẽm, sinh tố C và B6. • Hỗ trợ cho hoạt động của tụy tạng: ăn đủ protein, nhiều rau quả tươi để cơ thể có đủ sinh tố khoáng chất. • Hỗ trợ và nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch, là một yếu tố quan trọng để gia tăng sức đề kháng với bệnh tật, giảm thiểu sự nhạy cảm với nhiều mầm bệnh kể cả ung thư, cụ thể như sau: - Bổ túc dưỡng chất cho hệ miễn dịch: đảm bảo đủ cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, khoảng 200 g thức ăn giàu đạm (thịt, cá, sữa, trứng, tàu hũ, tôm, sò, ốc ); đủ 200 g rau lá lục đậm với 100 g củ quả màu đỏ, cam, vàng cùng 200 g quả chín tươi các loại. - Hài hòa trong lao động, thể dục thể thao, ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí Nằm nghỉ tại giường khi bị mệt, cảm cúm… Ngủ mỗi ngày ít nhất 7 giờ. - Khi bị bệnh, ăn uống nhiều chất lỏng: nước xúp rau quả, nước ép trái cây tươi pha loãng thêm 2 phần nước chín, ít đường, xúp, trà dược thảo. Giới hạn đường, bánh mứt kẹo dưới 30 g/ngày. - Có thể uống thêm mỗi ngày 15 mg kẽm (dưới dạng kẽm gluconat), 500 mg sinh tố C, 2.000 - 5.000 UI sinh tố A hoặc beta caroten. • Thuốc sắc có thể dùng thang thuốc sau đây: Hoàng liên (Coptis chinensis) 12 g, Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) 20 g, Hoàng kỳ (Astragalus menbranaceus) 20 g, Kim ngân hoa (Lonicera japonica) 12 g, Liên kiều (Forsythia suspensa) 12 g, Cát căn (Pueraria thomsonii) 20 g, Cam thảo 8 g. Dược liệu khô, chặt nhỏ, thêm 2 lít nước sắc còn 1,5 lít uống trong ngày. Trong 3 - 5 ngày. Hệ miễn dịch: gồm hệ mạch bạch huyết, các hạch bạch huyết, tuyến hung (ức), lách và các bạch huyết bào (bạch cầu các loại). Nếu sức đề kháng tốt: cảm cúm sẽ tự khỏi sau vài ngày và ít bị tái phát. DS. PHAN ĐỨC BÌNH BS. VĨNH PHÚ . Làm thế nào để tăng sức đề kháng? Hệ miễn dịch có chức năng thường xuyên giúp chống nhiễm trùng, tạo ra sức đề kháng của cơ thể. Bị nhiễm trùng kinh. trùng kinh niên hoặc tái đi tái lại, ngay cả viêm họng, cảm cúm xoàng, đều là dấu hiệu suy yếu sức đề kháng Muốn gia tăng sức đề kháng, cần chú ý các điều sau đây: • Miễn dịch là một trong những. nhất để gia tăng sức đề kháng cơ thể là sinh tố A, C, E, sinh tố nhóm B, kẽm, sắt và selenium. • Hỗ trợ cho hoạt động của tuyến hung (thymus) - một tuyến quan trọng của hệ miễn dịch - không để