Khoai lang là vị thuốc hay Rau lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.), thuộc họ khoai lang (Convolvulaceae). Cây thảo có thân và cành mọc bò dài tới 3 m, có nhựa mủ trắng. Một số rễ bên phình lên thành củ chứa nhiều bột và đường. Lá hình tim nhọn có phiến nguyên hay phân thùy. Hoa hình phễu, màu tím hoặc màu trắng, mọc 1 - 2 cái ở nách lá. Quả nang chứa 1 - 2 (hoặc 3 - 4) hạt bé. Phân bố và sinh thái: Khoai lang phổ biến rất rộng rãi ở các vùng nóng châu Á, châu Mỹ và châu Phi, có thể có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Christophe Colomb đã đem về trồng ở Tây Ban Nha. Ở nước ta, khoai lang cũng được trồng từ lâu đời ở các địa phương. Người ta đã tạo ra được nhiều giống trồng: khoai lang trắng, khoai lang đỏ, khoai lang nghệ, khoai lang tím, khoai lang vàng… Giống khoai ở Đà Lạt có vỏ đỏ, thịt vàng thuộc loại khoai ngon. Chế biến làm thực phẩm: Khoai lang là một loại cây lương thực chủ yếu của con người. Các ngọn lá non dùng làm rau luộc ăn chấm nước mắm tỏi, gừng hoặc xào ăn hay nấu canh. Rau lang còn dùng xào tỏi. Người ta chọn những ngọn chìa vôi, tức là ngọn rau dài, mềm mại, lơ thơ vài chiếc lá non, bẻ gãy tanh tách, có sữa chảy ra. Loại ngọn rau này chỉ có khi khoai lang đang thời sung sức gặp mưa rào đầu mùa. Thoạt đầu, bỏ cả bó rau lang vào thùng nước gạo đặc ngâm rồi vớt ra cho vào chậu nước vôi trong. Sau đó vớt ra cho vào chậu nước lạnh có hòa ít muối. Vớt ra, rải đều ra sàng. Chọn tỏi loại ngon, bóc vỏ, đập nát ra, trộn trước vào một chút mắm tôm riu, loại mắm chín có màu đỏ au, thơm và ngọt. Chiên mỡ cho sôi, cho tỏi vào, xào tỏi cho vàng, sau đó cho rau lang vào đảo đều. Lấy ra ăn nóng, rau vừa giòn, vừa mềm, lẫn mùi tỏi, mắm tôm tạo nên cảm giác chát, ngọt và thơm. Củ khoai thường dùng luộc chín, bóc vỏ để ăn. Có khi khoai được luộc hấp chín, rồi cắt lát phơi khô (khoai chẻ, khoai dẻo) dùng để ăn dần. Ở nông thôn nhiều nơi, người ta thái củ khoai lang đã rửa sạch thành lát mỏng, rồi phơi khô, để nguyên lát hay giã dập để dành; nếu gọt vỏ ngoài mới bào thì được loại khoai khô gọi là khoai lõi. Ngoài ra, khoai lang còn được chế biến ra nhiều món ăn khác như: khoai lang chiên bột (chọn loại khoai ruột đỏ, gọt ra, cắt miếng, ngâm nước cho khoai sẽ không bị đen, sau đó vớt ra cho ráo, tẩm bột, đem chiên vàng), chiên giòn (khoai lang bí hay khoai lang trắng, cũng bào mỏng, rồi chiên vàng), nấu cà ri (với thịt gà), nấu chè (với đậu xanh, nước dừa), làm mứt… Trong lá và củ khoai lang có nhiều chất bổ dưỡng dùng tốt cho cơ thể và cũng được dùng để trị bệnh. Củ khoai lang chứa 14,6% tinh bột, 4,17% glucose. Củ khoai khi còn tươi chứa 1,3% protid, 0,1% lipid, các men tiêu hóa, tro, vitamin B, C và tiền sinh tố A (có rất nhiều trong loại khoai lang nghệ, khoai bí) cùng các khoáng chất (Mn, Ca, Cu). Người ta đã biết thành phần của rau lang tính theo g%: protid 2,6, glucid 2,8, cellulose 1,4 và theo mg%: calcium 48, phosphor 54, sắt 2,7, natrium 19, kalium 498, caroten 1830, vitamin B1 0,13 và vitamin C 11. Sử dụng làm thuốc: Dây khoai lang và củ khoai đã phơi trong mát chứa một ít các chất bổ dưỡng như adenin, betain, cholin… Ngọn lá khoai đỏ còn chứa một chất giống như insulin dùng trị bệnh đái đường. Có thể dùng đọt khoai lang đỏ (khoai lang tía) luộc, xào, nấu canh ăn càng nhiều càng tốt ròng rã trong khoảng 3 tuần thì hiệu quả. Có người dùng cách điều trị như trên mà hơn 40 năm qua, bệnh không tái phát. Không chỉ trong lá mà trong củ khoai lang trắng, người ta đã chiết được chất caiapo, có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu và cholesterol trong bệnh đái đường týp 2. Ở Nhật, người ta đã chế thành dược phẩm bổ sung dùng cho bệnh nhân đái đường cho kết quả là giảm được lượng đường trong máu và cả lượng cholesterol, thuốc không gây phản ứng phụ. Trong lá khoai còn chứa chất nhựa tẩy. Điều mà nhiều người biết là củ khoai hoặc lá luộc ăn có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón. Nếu dùng khoai lang sống thì tốt hơn: đem khoai rửa sạch gọt vỏ, nghiền hay đâm nát rồi bọc vải, vắt lấy nước uống lúc bụng đói, mỗi buổi sáng và trước mỗi bữa ăn, mỗi lần chừng nửa ly lớn. Uống liên tiếp trong vài ngày có thể hết táo bón. Một vài trường hợp đặc biệt hơn, như trong bệnh trĩ, cần uống một tháng hoặc lâu hơn. Có người dùng bột khoai lang khô, phối hợp với vừng đen sao vàng làm thuốc nhuận tràng. Nước khoai lang uống nhiều không gây tiêu chảy và cũng không có hại, nó chỉ có tác dụng làm cho phân mềm, dễ tiêu hơn. Lá khoai lang rửa sạch, vò nát, lấy nước cho uống chữa say khoai mì, khi luộc khoai mì, nên rải ít lá khoai lang lên mặt nồi. Các bà mẹ cho con bú cũng thường dùng đọt khoai lang hấp hay nấu canh ăn để có thêm sữa. Củ khoai lang tươi còn được những người đi biển, đi tàu xe… mang theo ăn để phòng say sóng. Khoai lang luộc cắt lát, phơi khô dùng ăn hoặc chế nước trà làm thức uống giải khát; cũng dùng cho người bị bệnh đái đường. Để trị cảm cúm, người ta có thể dùng khoai lang khô (1 nắm) phối hợp với nghệ (1 củ), giấm (1/2 chén) hoặc khoai lang khô và gừng tươi (mỗi thứ độ 15 g) thêm muối sắc uống khi nóng. Để trị phỏng, người ta thường dùng đọt non khoai lang giã đắp TS. Võ Văn Chi, nguyên giảng viên Trường đại học y dược TP.HCM . nước ta, khoai lang cũng được trồng từ lâu đời ở các địa phương. Người ta đã tạo ra được nhiều giống trồng: khoai lang trắng, khoai lang đỏ, khoai lang nghệ, khoai lang tím, khoai lang vàng…. Khoai lang là vị thuốc hay Rau lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.), thuộc họ khoai lang (Convolvulaceae). Cây thảo có thân và cành mọc. được loại khoai khô gọi là khoai lõi. Ngoài ra, khoai lang còn được chế biến ra nhiều món ăn khác như: khoai lang chiên bột (chọn loại khoai ruột đỏ, gọt ra, cắt miếng, ngâm nước cho khoai sẽ