1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cây Cỏ ngọt, chất thay thế đường (Kỳ 2) ppt

6 413 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 126,11 KB

Nội dung

Cây Cỏ ngọt, chất thay thế đường (Kỳ 2) Sơ chế các sản phẩm từ Cỏ ngọt Cỏ ngọt có thể làm nguyên liệu và các thành phẩm sau: - Lá khô (làm trà đơn hoặc phối hợp với atisô…); làm xi rô, bột, hoặc chiết xuất steviosid để tẩm vào trà Nhân sâm - Đương quy - Nhân trần… - Tinh thể hay bột steviosid (để cho vào cà phê, nước giải khát, chè ngọt, bánh mứt kẹo…). - Với trà Cỏ ngọt bán trên thị trường là những gói cành lá Cỏ ngọt khô, có thể dùng để sắc uống với liều 3 - 9 g/ngày. Có thể sắc lấy nước đặc hơn để cho vô chè, cháo, cà phê… thay đường. Cỏ ngọt ở Việt Nam Cây Cỏ ngọt đầu tiên được đưa vào nước ta đầu thập niên 1980 từ Achentina, sau đó hột giống được Viện nghiên cứu cây trồng toàn Liên bang Nga mang tên Vavilov (VIR), Liên hiệp sản xuất củ cải đường Ucraina và kiều bào Việt Nam tại Canada gởi về. Từ đó, Trung tâm giống cây trồng Việt - Nga, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm đã tiến hành nhân giống, thuần hóa, chọn lọc và đã cùng với Viện dược liệu, Công ty dược liệu trung ương 2 TP.HCM, Trung tâm giống cây thuốc Đà Lạt, Xí nghiệp dược phẩm trung ương 2 Hà Nội, Viện dinh dưỡng quốc gia, Phòng thí nghiệm độc tính của Trường đại học tổng hợp Hà Nội, Phòng nuôi cấy mô của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam và Viện sinh vật Viện khoa học Việt Nam đã tiến hành các thí nghiệm về nhân giống, trồng trọt, chế biến và thử nghiệm độc tính cũng như công dụng… Kết quả nhận được cho thấy cây Cỏ ngọt có những khả năng thích ứng trên những vùng sinh thái khác nhau của nước ta như Long An, Sông Bé, Đồng Nai, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phú, Yên Bái… Cỏ ngọt trên thế giới Steviosid ngọt gấp 300 lần đường mía, do đó lượng dùng mỗi lần cho một lần là không đáng kể nên coi như chất ngọt không năng lượng. Steviosid được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như Paragoay, Brasil, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Nga… Steviosid được sử dụng trong y học để dùng cho người bệnh đái tháo đường, phòng chống xơ cứng động mạch, chống béo phì, huyết áp cao… Trong công nghiệp thực phẩm, steviosid là chất phụ gia điều vị (tạo vị ngọt không năng lượng) để sản xuất bánh mứt kẹo, rượu màu và nước giải khát cho các đối tượng ăn kiêng trong các chứng bệnh nêu trên. Do đó nhu cầu về nhập khẩu Cỏ ngọt của các nước ngày càng cao, là một triển vọng lớn cho nông nghiệp Việt Nam. Công dụng chủ yếu của Cỏ ngọt là sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và y dược học. Chất ngọt chủ yếu là steviosid có trong Cỏ ngọt chiếm từ 5 - 8% cỏ khô. Các chất ngọt trong lá Cỏ ngọt có thể sử dụng ở dạng thô (lá khô) như trà Cỏ ngọt (trà Stevia), nấu uống hoặc trộn với trà xanh, trà đen để uống, hoặc được chế biến thành xi rô, bột và tinh thể steviosid, dùng để làm chất thay thế đường, hoặc dùng trong công nghiệp thực phẩm: bánh mứt kẹo, nước hoa quả… Ưu điểm của các chất ngọt từ Cỏ ngọt là từ thiên nhiên và có tính bảo quản cao, khó bị mốc meo. Hiện nay trên thế giới, theo kết quả nghiên cứu về tính an toàn của các chất phụ gia thực phẩm, người ta đã kiến nghị cấm dùng một số chất ngọt có hại cho người như cyclamat và saccharin đang có lẫn trong các loại thực phẩm, rượu và nước ngọt. Ở các nước phát triển và thành thị các nước đang phát triển phải hạn chế sử dụng các chất ngọt có năng lượng cao như đường mía, đường bắp, mật và bột ngũ cốc…, người ta đã đề nghị sử dụng chất ngọt từ Cỏ ngọt với mục đích thay thế cho các thức ăn giàu Calori, đáp ứng nhu cầu cho người bị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, mập phì… Từ năm 1991 ở các nước này dự kiến giảm 30% đường có năng lượng cao bằng các loại chất ngọt thay thế đường có năng lượng thấp, người ta sử dụng steviosid từ Cỏ ngọt để làm phụ gia trong công nghiệp thực phẩm. Ngoài ra người ta còn dùng nó để chế biến các loại kem đánh răng, kem làm mềm da, sữa làm mượt tóc… Ở nước ta, Cỏ ngọt có thể cho năng suất 2 - 3 tấn lá khô/ha/năm. Cỏ ngọt không yêu cầu đất đai khắt khe lắm, rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế vườn, do vậy trồng Cỏ ngọt tăng thu nhập cho người sản xuất mà không làm giảm diện tích trồng lương thực. Với độ một vài ngàn hecta đất trồng Cỏ ngọt, nước ta có thể đáp ứng nhu cầu Cỏ ngọt trong nước và xuất khẩu Cỏ ngọt sang các nước lân cận, là nguồn thu nhập lớn lao cho kinh tế đất nước. Hàng năm ở Nhật Bản người ta đã sử dụng tới 45 - 53 tấn steviosid trong công nghiệp bánh mứt kẹo, nước hoa quả, rượu màu, các món tráng miệng đông lạnh… Còn ở Paragoay, nơi đã sinh ra cây trồng quý giá này, người ta dùng Cỏ ngọt pha với trà làm nước giải khát. Hiện nay theo các tài liệu đã công bố, 3 nước dùng Cỏ ngọt trong công nghiệp thực phẩm nhiều nhất là Nhật Bản, Brasil và Paragoay. Âu châu và Mỹ đang trên đà gia tăng dùng Cỏ ngọt… Trong những năm gần đây cây Cỏ ngọt mới được đưa thử nghiệm ở Việt Nam. Tuy loại cây trồng này là hoàn toàn mới đối với nước ta, nhưng do tính thích ứng rộng trên nhiều loại đất và vùng sinh thái khác nhau, nhất là ở các vùng cao nguyên, trung du và miền núi. Kỹ thuật nhân giống, gieo trồng và chăm sóc đơn giản, đầu tư không nhiều (trồng một lần sau 5 -10 năm mới phải trồng lại), việc thu hoạch sản phẩm dễ dàng, sản phẩm là cành lá khô nên có thể sử dụng làm nguyên liệu phục vụ trong y học và công nghiệp thực phẩm hoặc trực tiếp làm thành phẩm như các loại trà giải khát, chữa bệnh… Nhiều nước trên thế giới đang đề nghị thay thế 30% đường mía (saccharose) bằng loại đường steviosid từ Cỏ ngọt. DS. PHAN ĐỨC BÌNH - DS. DIỆU PHƯƠNG . Cây Cỏ ngọt, chất thay thế đường (Kỳ 2) Sơ chế các sản phẩm từ Cỏ ngọt Cỏ ngọt có thể làm nguyên liệu và các thành phẩm sau: -. phải hạn chế sử dụng các chất ngọt có năng lượng cao như đường mía, đường bắp, mật và bột ngũ cốc…, người ta đã đề nghị sử dụng chất ngọt từ Cỏ ngọt với mục đích thay thế cho các thức ăn giàu. đường, cao huyết áp, mập phì… Từ năm 1991 ở các nước này dự kiến giảm 30% đường có năng lượng cao bằng các loại chất ngọt thay thế đường có năng lượng thấp, người ta sử dụng steviosid từ Cỏ

Ngày đăng: 08/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN