1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cát căn không chỉ là thuốc cai rượu... (Kỳ 2) ppt

5 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 293 KB

Nội dung

Cát căn không chỉ là thuốc cai rượu (Kỳ 2) Cát căn trong dược học hiện đại Những nghiên cứu về Cát căn theo quan niệm y học hiện đại được thực hiện phần lớn tại Trung Hoa, Nhật, Đức tuy nhiên vì daidzein đã được thử nghiệm rộng rãi trên thế giới nên có thể chứng minh cho các tác dụng của Cát căn Dược điển Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1985) chính thức ghi Cát căn là vị thuốc hạ nhiệt dùng trong các trường hợp cảm sốt kèm theo cảm giác khó chịu hoặc đau nhức nơi cổ, bả vai; giải khát khi sốt nóng Tác dụng điều hòa thân nhiệt: bột Sắn dây thường được dùng tại nước ta để làm cho “mát”: thử nghiệm tại Nhật đã chứng minh các chế phẩm từ Cát căn có tác dụng hạ nhiệt nơi thỏ đã bị gây sốt. Tác dụng trên cơ trơn (thư giãn cơ): tác dụng này do ở daidzein: chống co giật nơi ruột chuột thử nghiệm, tương tự như tác động của papaverin. Tác dụng trên hệ tim mạch, trị đau thắt ngực: (puerarin, daidzein, daidzin làm nở động mạch tim, tăng máu về não và giảm sự tiêu hao oxy ở tim nên giúp chống thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim). Cát căn làm gia tăng lượng máu đưa về não của những người bị xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu tại Nhật cho thấy Cát căn có những tác động trên những bệnh nhân bị đau thắt ngực (angina pectoris): 38% bệnh nhân thuyên giảm, 42% có những chuyển biến tốt sau 1 tháng thử nghiệm. Cát căn cũng có những tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết. Trong một thử nghiệm tại Trung Hoa: 52 người cao huyết áp được cho uống mỗi ngày 8 muỗng cà phê bột Cát căn dưới dạng trà, sau 8 tuần: 17 người đạt kết quả tốt, 30 người thuyên giảm rõ rệt (bột Sắn dây có thể sẽ là thực phẩm tốt cho những người bệnh tim mạch). Cát căn trong tai - mũi - họng: khi thử nghiệm trên 33 người bị mất thính lực bất ngờ, Cát căn được cho dùng chung với vitamin B hỗn hợp: 9 trường hợp khỏi hẳn và 6 trường hợp thuyên giảm. Tác dụng của các flavonoid: các isoflavon trong Cát căn như daidzein, daidzin và puerarin có những tác động như những chất ức chế, có tính nghịch chuyển, các phân hóa tố alcohol và aldehyd dehydrogenase. (Alcohol Clin. Exp Res No 18-1994). Daidzein, trích tinh Cát căn làm giảm sự tiêu thụ alcohol, giảm cao điểm của nồng độ alcohol trong máu, và rút ngắn thời gian gây ngủ của alcohol nơi thú vật. Sự giảm cao điểm nồng độ alcohol có thể do ở sự kéo dài thêm thời gian của thực phẩm trong bao tử (Am J Clin Nutr No 68-1998). Các thí nghiệm của Yujiro Niiho tại Viện bào chế Isan, dùng trích tinh hoa Sắn dây bằng methanol cho thấy khi cho uống trích tinh, nồng độ alcohol và aldehyd trong máu người uống rượu giảm xuống rất nhanh. (Herbal Gram No 23-1990). Cát căn là thuốc giải độc rượu. Alcohol trong rượu khi vào cơ thể sẽ được biến đổi một phần thành aldehyd, tác dụng của aldehyd khiến người say có những cảm giác ngầy ngật Các tác dụng dược học của puerarin: Các nghiên cứu về puerarin trích từ Cát căn cho thấy những tác dụng làm giảm nhịp tim, hoạt tính renin trong huyết tương, độ thẩm thấu của mao quản, độ kết tụ của tiểu cầu. Puerarin làm hạ được huyết áp (15%) nơi thú vật thử nghiệm. Puerarin còn có tác dụng hạ đường trong máu, hạ cholesterol, chống loạn nhịp tim và chống oxy hóa (Natural Medicines Comprehensive Database - 2000). - Đông y cổ truyền dùng hoa Sắn dây (Cát căn hoa) làm thuốc: dược liệu là hoa đang nở được thu hái vào cuối mùa hè hay đầu mùa thu, khi hoa nở nửa chừng, bỏ cuống và phơi khô trong bóng mát. Cát căn hoa có vị đắng và tính hàn nhẹ, có tác dụng trừ say, an định tỳ. Hoa được dùng để giúp người quá chén mau tỉnh và để giải khát, trị ói ra máu, bao tử nhiều acid Liều thường dùng từ 3 - 9 g dưới dạng bột. - Bột Sắn dây (Cát phấn) được xem là có vị đắng nhẹ, và tính hàn mạnh: dùng để giải khát, giúp sinh tân dịch, trừ nhiệt khi bị nóng sốt, sưng cổ họng, khó chịu bao tử. Để trị “tức ngực”, và khát khô họng có thể dùng bột Sắn dây (120 g) nấu với hạt kê (250 g) thành cháo (hạt kê được ngâm qua đêm). - Lá cây Sắn dây hay Cát diệp dùng cầm máu khi bị đứt tay (giã nát và đắp lên vết thương). - Đọt Sắn dây được dùng để trị mụn nhọt, sưng và đau cổ họng. Có thể dùng nước sắc từ 6 - 9 g đọt khô hay 30 - 60 g đọt tươi. Để trị mụn nhọt, đọt khô được nướng từ từ đến khi thành than, tán than để đắp vào vết thương - Không dùng chung Cát căn với thuốc chống đông máu, thuốc ức chế MAO. Tóm lại, nên trồng nhiều Cát căn vừa làm thực phẩm vừa làm thuốc. Người cao tuổi, người bị suy tim, người nghiện rượu có thể ăn mỗi ngày 1 lát củ Cát căn nấu (50 g) hoặc sắc uống 25 g rễ Cát căn khô như một thực phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. DS. PHAN ĐỨC BÌNH DS. TRẦN VIỆT HƯNG . Cát căn không chỉ là thuốc cai rượu (Kỳ 2) Cát căn trong dược học hiện đại Những nghiên cứu về Cát căn theo quan niệm y học hiện đại được thực. - Không dùng chung Cát căn với thuốc chống đông máu, thuốc ức chế MAO. Tóm lại, nên trồng nhiều Cát căn vừa làm thực phẩm vừa làm thuốc. Người cao tuổi, người bị suy tim, người nghiện rượu. dùng hoa Sắn dây (Cát căn hoa) làm thuốc: dược liệu là hoa đang nở được thu hái vào cuối mùa hè hay đầu mùa thu, khi hoa nở nửa chừng, bỏ cuống và phơi khô trong bóng mát. Cát căn hoa có vị đắng

Ngày đăng: 08/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN