Đêm trăng đẹp

4 3.3K 6
Đêm trăng đẹp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường :………………………………………….… Ngày …… tháng…… năm 200 Họ và tên HS:………………………………… Lớp 5/………… KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5. I. KIỂM TRA ĐỌC: A. ĐỌC THẦM: ĐÊM TRĂNG ĐẸP Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi dây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát. Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Cành lá sắc và đen như mực vắt qua mặt trăng như một bức tranh tàu. Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ nhấp nhánh như thủy tinh. B. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: 1/ Ý chính của bài văn là gì? a) Tả cảnh trăng lên ở làng quê. b) Tả vẻ đẹp của làng quê. c) Tả vẻ đẹp đêm trăng và sự huyền ảo hấp dẫn của nó. 2/. Tác giả bắt đầu miêu tả vào thời điểm nào? a) Lúc hoàng hôn. b) Lúc nửa đêm. c) Lúc gần sáng. 3/. Màu sắc và hình dáng mặt trăng được miêu tả qua những từ ngữ nào? a) Tròn, to, sáng vằng vặc, trong, chảy. b) Tròn, to và đỏ, nhỏ lại và sáng vằng vặc. c) Sáng vằng vặc, nhấp nhánh, du du, trong, đỏ. 4/. Lúc trăng lên cao bầu trời có gì đẹp? a) Mây vắt ngang qua mảnh dần rồi đứt hẳn. b) Mùi hương thơm mát. c) Trong vắt, thăm thẳm và cao. 5/. Dãy từ nào dưới đây đồng nghóa với từ "nhô" trong câu "Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre" a) Mọc, ngoi, nhú. b) Mọc, ngoi, dựng. c) Mọc, nhú, đội. 6/. Trong câu nào dưới đây từ " Trăng " được dùng theo nghóa gốc: a) Lan đang ở độ tuổi trăng tròn nên tràn đầy sức sống. b) Trăng đã nhô lên khỏi rặng tre. c) Anh ấy đi đã bốn mùa trăng mà vẫn chưa trở lại. 7/. Từ nào dưới đây trái nghóa với từ "trong vắt" trong câu "Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao”. a) Xám đục. b) Sáng trắng. c) Đục ngầu. 8/. Các từ: “hiu hiu, thoang thoảng, thăm thẳm, vằng vặc”, thuộc từ loại nào? a) Danh từ. b) Động từ. c) Tính từ. II. KIỂM TRA VIẾT. A. Chính tả (nghe viết) Bài : Tà áo dài Việt Nam. (sách Tiếng Việt 5, tập 2 trang 122) Đầu bài và đoạn : "Phụ nữ Việt Nam……………hồng đào, xanh hồ thủy". B. Tập làm văn: Em hãy miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em mà em nhớ nhất. Bài làm KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 –Năm học 2008-2009 Phần kiểm tra đọc thành tiếng (5 điểm) - GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua một trong các bài sau: 1 . Phong cảnh đền Hùng (SGK TV5-Tập 2 trang 68-69) 2 . Nghóa thầy trò (SGK TV5-Tập 2 trang 79-80) 3 . Tranh làng Hồ (SGK TV5-Tập 2 trang 88-89) 4 . Con gái (SGK TV5-Tập 2 trang 112-113) 5 . Tà áo dài Việt Nam (SGK TV5-Tập 2 trang 122) - Hình thức: GV ghi tên bài – số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn (một trong các bài trên) khoảng 150 chữ. Sau đó trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc. CÁCH ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNGVIỆT LỚP 5 HKII. I . Kiểm tra đọc: 10 điểm. A. Kiểm tra đọc thành tiếng: (5 điểm) GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: + Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 3 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 4 tiếng trở lên: 0 điểm) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghóa: 1 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) + Giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 ; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm) + Tốc độ đạt yêu cầu (khoảng 1,5 phút) : 1 điểm ( Đọc từ trên 1,5 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) + Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu : 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) B. Kiểm tra đọc thầm : (5 điểm). Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi: Câu 1: ý c 1điểm. Câu 5: ý a 1 điểm. Câu 2: ý a 0,5điểm. Câu 6: ý b 0,5điểm. Câu 3: ý b 0,5điểm. Câu 7: ý a 0,5điểm. Câu 4: ý c 0,5điểm. Câu 8: ý c 0,5điểm. II. Kiểm tra viết 10 điểm: A . Chính tả (5điểm). Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức chính tả (được 5 điểm). Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy đònh trừ 0,5 điểm). Lưu ý: Chữ viết không rõ ràng,sai độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn,…trừ 1 điểm toàn bài. B. Tập làm văn: (5 điểm) -Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm. +Viết được bài văn tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. +Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả. -Các bài còn lại tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết giáo viên cho các mức điểm: " 4,5-4; 3,5-3; 2,5-2; 1,5-1; 0,5". . Tả cảnh trăng lên ở làng quê. b) Tả vẻ đẹp của làng quê. c) Tả vẻ đẹp đêm trăng và sự huyền ảo hấp dẫn của nó. 2/. Tác giả bắt đầu miêu tả vào thời điểm nào? a) Lúc hoàng hôn. b) Lúc nửa đêm. c). CUỐI HỌC KÌ II – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5. I. KIỂM TRA ĐỌC: A. ĐỌC THẦM: ĐÊM TRĂNG ĐẸP Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng. chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. Ánh trăng trong chảy khắp

Ngày đăng: 08/07/2014, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan