1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thẩm phân (Kỳ 1) pot

5 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thẩm phân (Kỳ 1) Thận chịu trách nhiệm lọc những chất cặn ra khỏi máu. Thẩm phân là một thủ thuật dùng để làm thay một số chức năng bình thường của thận. Thận là 2 cơ quan nằm ở 2 bên ở mặt sau của ổ bụng. Thẩm phân giúp cho một người có thể sống một cuộc sống có ích ngay cả khi hai quả thận của họ không còn làm việc một cách hiệu quả nữa. Tại Hoa Kỳ, có trên 200.000 người đang phải trải qua thủ thuật này. Thẩm phân hỗ trợ cơ thể bằng cách thực hiện những chức năng bình thường của thận để thay thế hai quả thận thật sự đã bị suy. Thận đóng nhiều vai trò khác nhau. Công việc cơ bản của thận là điều hòa mức cân bằng dịch của cơ thể bằng cách điều chỉnh lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài mỗi ngày. Khi thời tiết nóng nực, cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn, do đó thận sẽ chỉ cần bài tiết nước ít hơn. Vào những ngày lạnh, cơ thể đổ mồ hôi ít hơn, do đó lượng nước tiểu thải ra cần phải nhiều hơn để bảo đảm sự cân bằng cần thiết trong cơ thể. Đó chính là công việc của thận để điều hòa mức cân bằng dịch cơ thể bằng cách điều chỉnh lượng nước tiểu. Một chức năng quan trọng khác của thận là loại bỏ những chất cặn mà cơ thể đã sản xuất ra trong ngày. Khi thực hiện những chức năng của cơ thể, các tế bào cần phải có năng lượng. Quá trình hoạt động của các tế bào tạo ra những sản phẩm cặn cần phải được loại bỏ ra khỏi cơ thể. Nếu không được loại bỏ đi một cách hiệu quả, chúng sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Sự gia tăng lượng chất cặn trong cơ thể được đo trong máu được gọi là "chứng tăng ure huyết". Khi nào cần phải thẩm phân? Bệnh nhân thường cần phải thẩm phân khi những chất cặn tích tụ trong cơ thể quá nhiều đến mức có thể gây bệnh. Mức độ tích tụ của chúng thường tăng chậm. Bác sĩ sẽ cần phải đo một số chỉ số hóa sinh của máu để có thể quyết định được là có nên thẩm phân hay không. Có hai chỉ số hóa sinh máu cần được đo là creatinine máu và BUN (blood urea nitrogen). Nếu 2 chỉ số này tăng, đó chính là dấu hiệu của sự giảm khả năng làm sạch những chất cặn ra khỏi cơ thể của thận. Bác sĩ sẽ dùng một xét nghiệm nước tiểu, "độ thanh thải creatinine", để đo lường chức năng của thận. Bệnh nhân sẽ giữ nước tiểu trong một hộp chứa đặc biệt trong vòng 1 ngày. Các chất cặn trong nước tiểu và trong máu được ước lượng bằng cách đo creatinine. Bằng cách so sánh nồng độ của creatinine trong máu và trong nước tiểu, bác sĩ sẽ có một đánh giá xác đáng về chức năng của thận. Kết quả so sánh này được gọi là "độ thanh thải creatinine". Thông thường khi độ thanh thải creatinine xuống còn 10 - 12 cc/phút thì bệnh nhân sẽ phải cần đến thẩm phân. Bác sĩ cũng dùng những chỉ điểm khác về tình trạng của bệnh nhân để quyết định mức độ cần thiết của biện pháp thẩm phân đối với bệnh nhân. Nếu bệnh nhân trải qua tình trạng mất khả năng thải nước thừa ra ngoài một cách nghiêm trọng, hoặc nếu như bệnh nhân bị bệnh tim, phổi, hoặc dạ dày, hoặc có khó khăn trong việc cảm nhận cảm giác ở chân, sẽ phải cần thực hiện thẩm phân ngay cả khi độ thanh thải không giảm xuống mức 10 - 12 cc/phút. Có những loại thẩm phân nào? Có 2 loại thẩm phân chính là chạy thận nhân tạo (thẩm phân qua máy) và thẩm phân phúc mạc. Chạy thận nhân tạo là dùng một dụng cụ lọc đặc biệt để loại bỏ những chất cặn và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Thẩm phân phúc mạc là dùng dịch được đưa vào trong khoang dạ dày bệnh nhân qua một ống nhựa đặc biệt để loại bỏ những chất cặn và dịch dư thừa ra khỏi cơ thể. Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máu sẽ đi từ trong cơ thể bệnh nhân qua một màng lọc nằm bên trong máy thẩm phân được gọi là màng thẩm phân. Ở phương pháp này, bệnh nhân sẽ được đặt một ống nhựa đặc biệt vào giữa động mạch và tĩnh mạch ở tay và chân. Đôi khi người ta sẽ tạo một liên kết trực tiếp giữa động mạch và tĩnh mạch trên cánh tay. Thủ thuật này được gọi là Cimino fistula. Kim sẽ được đặt vào mô ghép hoặc lỗ dò, và máu sẽ đi qua đó để đến máy thẩm phân rồi đi qua màng lọc và quay trở lại cơ thể bệnh nhân. Bên trong máy thẩm phân, một dung dịch ở phía bên kia màng lọc sẽ thu nhận những chất cặn từ bệnh nhân. Thẩm phân phúc mạc là cách dùng chính những mô cơ thể bên trong ổ bụng của bệnh nhân để làm màng lọc. Ruột nằm bên trong ổ bụng bệnh nhân (khoảng trống giữa thành bụng và cột sống). Một ống nhựa được gọi là "catheter thẩm phân" được đặt xuyên qua thành bụng để đi vào ổ bụng. Một chất dịch đặc biệt sau đó sẽ được bơm vào bên trong ổ bụng và rửa xung quanh ruột. Thành ruột đóng vai trò như một màng lọc giữa chất dịch này và máu. Bằng cách dùng những loại dịch khác nhau, chất cặn và nước thừa sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua quá trình này. . hiện thẩm phân ngay cả khi độ thanh thải không giảm xuống mức 10 - 12 cc/phút. Có những loại thẩm phân nào? Có 2 loại thẩm phân chính là chạy thận nhân tạo (thẩm phân qua máy) và thẩm phân. Thẩm phân (Kỳ 1) Thận chịu trách nhiệm lọc những chất cặn ra khỏi máu. Thẩm phân là một thủ thuật dùng để làm thay một số chức năng. đến máy thẩm phân rồi đi qua màng lọc và quay trở lại cơ thể bệnh nhân. Bên trong máy thẩm phân, một dung dịch ở phía bên kia màng lọc sẽ thu nhận những chất cặn từ bệnh nhân. Thẩm phân phúc

Ngày đăng: 08/07/2014, 02:20