Chứng tăng axit uric máu Chứng tăng axit uric máu (trên 416 mmol/l) thông thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên thỉnh thoảng gặp ở những lứa tuổi khá. Trước đây, người ta cho rằng, tăng axit uric máu chỉ gặp ở người mắc bệnh gút (gout), nhưng thực ra, chứng này còn có thể xuất hiện trong một số bệnh khác nhau. Bệnh gút là một gệnh làm tăng axit uric máu và thường gặp nhất trong nhóm bệnh khớp. Hiện nay, một số tuyến cơ sở còn ít biết về bệnh này. Tăng axit uric máu là do rối loạn chuyển hoá purine. Bình thường axit uric được tạo ra trong quá trình chuyển hoá các axit nhân của mọi tế bào trong cơ thể và được đào thải ra ngoài chủ yếu bằng nước tiểu. Ở người bình thường, hai quá trình tạo ra và đào thải axit uric luôn luôn được cân bằng và duy trì ở mức từ 143 - 416 mmol/lít. Vì một lý do nào đó, quá trình chuyển hoá purine bị rối loạn sẽ gây tăng axit uric trong máu. Ai có thể bị tăng axit uric máu? - Những người đã và đang mắc bệnh gút - Những người nghi ngờ mắc bệnh gút, gồm có các triệu chứng viêm, đau cấp tính các khớp như: khớp gối, khớp ngón chân cái, khớp cổ chân cũng cần lưu ý rằng có một số trường hợp tuy mắc bệnh gút nhưng chưa tăng axit uric máu, cần xét nghiệm nhiều lần mới phát hiện được. - Người bị sỏi thận. - Người suy thận mạn tính. Đó là những loại bệnh có khả năng làm tăng tổng hợp và giảm thải axit uric qua đường thận. Điều trị - Người đang dùng hay đã dùng thuốc lợi tiểu loại Thiazid hay loại Furosemid cũng dễ bị tăng axit uric. Các loại này chỉ làm tăng axit uric máu trong khi dùng thuốc và sau một thời gian ngắn dùng các loại thuốc này, do đó không cần can thiệp làm giảm axit uric máu. Không phải tất cả các trường hợp tăng axit uric máu đều phải điều trị. Có hơn 90% các trường hợp tăng axit uric máu đơn thuần và chỉ có khoảng 5 - 10% có biểu hiện lâm sàng bệnh gút và một số bệnh khác. Những loại bệnh sau đây cần điều trị làm giảm axit uric máu: - Bệnh gút có sạn dạng urat. - Bệnh gút có biến chứng gây suy thận cấp. - Sỏi đường tiết niệu dạng urat (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo). Như vậy, khi xét nghiệm máu thấy có hiện tượng tăng axit uric (trên 416 mmol/l) cần tìm hiểu các nguyên nhân có liên quan đến chứng tăng axit uric máu để loại dần và có hướng điều trị thích hợp. Hiện nay thuốc dùng cho điều trị chứng tăng axit uric máu khá dồi dào nhưng điều quan trọng là phải chẩn đoán đúng bệnh và có chỉ định thích hợp mới đưa lại hiệu quả. Ngoài việc khám, chẩn đoán đúng và cho điều trị đúng phác đồ thì ăn uống cũng rất cần được quan tâm, bởi vì có những loại thực phẩm làm tăng lượng axit uric máu một cách đáng kể. PGS. TS. BS: BÙI KHẮC HẬU Viêm khớp trong gút được chẩn đoán như thế nào ? - Gút được nghi ngờ khi bịnh nhân khai có những cơn viêm đau khớp lập đi lập lại ở khớp bàn ngón. Kế đó là khớp cổ chân và gối. Gút thường chỉ bị mỗi lần một khớp trong khi ở những bệnh khác như lupus, viêm đa khớp dạng thấp, thường bị nhiều khớp cùng một lúc. - Test có giá trị nhất trong gút là xét nghiệm tinh thể acid uric lấy được khi chọc khớp. Chọc khớp được làm với gây tê tại chỗ, kỹ thuật vô trùng, dịch khớp được rút ra từ khớp viêm bằng cách sử dụng kim chích. Sau đó tìm tinh thể acid uric trong dịch khớp và tìm vi trùng. Những tinh thể acid uric giống như cây kim, óng ánh được tìm thấy dưới kính hiển vi có ánh sáng cực tím. Nó cũng được chẩn đoán bằng tìm thấy những tinh thể urate từ những chất lấy ra ở tophi và bao khớp viêm. Một số bịnh nhân có tiền sử và triệu chứng của gút có thể được điều trị thành công và được chẩn đoán là gút mà không cần chọc khớp. Tuy nhiên, cần làm test để có chẩn đoán xác định vì có nhiều tình trạng viêm khớp giống gút. Nó bao gồm viêm khớp do những tinh thể khác gọi là giả gút, viêm khớp trong bịnh vẩy nến, viêm đa khớp dạng thấp và ngay cả nhiễm trùng. - X-quang đôi khi có ích và có thể chỉ ra sự lắng đọng những tinh thể tophi và tổn thương xương do viêm khớp nhiều lần. X-quang cũng có tác dụng theo dõi những ảnh hưởng của gút mãn tính lên khớp. Theo BSGĐ . Chứng tăng axit uric máu Chứng tăng axit uric máu (trên 416 mmol/l) thông thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên thỉnh thoảng gặp ở những lứa tuổi khá. Trước đây, người ta cho rằng, tăng. cũng dễ bị tăng axit uric. Các loại này chỉ làm tăng axit uric máu trong khi dùng thuốc và sau một thời gian ngắn dùng các loại thuốc này, do đó không cần can thiệp làm giảm axit uric máu. Không. niệu đạo). Như vậy, khi xét nghiệm máu thấy có hiện tượng tăng axit uric (trên 416 mmol/l) cần tìm hiểu các nguyên nhân có liên quan đến chứng tăng axit uric máu để loại dần và có hướng điều