Chuyện lứa đôi và chăm sóc trẻ - Phần 10 pptx

8 213 0
Chuyện lứa đôi và chăm sóc trẻ - Phần 10 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc 93 vấn đề về Chuyện lứa đôi và chăm sóc trẻ Phần 10 291. Bé bị rò hậu môn "Em có một cháu trai 8 tháng. Từ khi mới sinh được 17 ngày cho tới nay, cháu bị nổi mụn cạnh hậu môn, khi bên phải, khi bên trái, lần lượt vỡ mủ rồi liền miệng, một thời gian sau lại tái phát; dùng kháng sinh chỉ đỡ mà không khỏi. Liệu có phải cháu bị rò hậu môn? Có cách gì giúp cháu?". Em nói đúng: Cháu bị rò hậu môn. Bệnh này không nguy hiểm nhưng kéo dài. Đến khi cháu trưởng thành, có thể xử trí bằng phẫu thuật (mổ gây mê hoặc gây tê khu vực) nhằm thanh toán và lấp kín đường rò này. Từ nay đến đó, y học không giúp ích được gì nhiều cho cháu. Chính bản thân người mẹ lại có vai trò quyết định: - Phát hiện sớm dấu hiệu bắt đầu mưng mủ để cho cháu dùng những đợt ngắn kháng sinh hỗ trợ. - Khi mụn vỡ mủ, thay băng nhiều lần trong ngày cho cháu. Đừng tìm cách nặn mụn vì vô ích và nguy hiểm. - Chú ý xem cháu có bị sơ nhiễm lao hay không (ra mồ hôi trộm liên tục, biếng ăn, xanh xao, thử phản ứng lao dương tính, X-quang phổi có hình quả tạ tập thể dục), hoặc có bị lao hạch hay không (thường nổi hạch ở cổ, dưới hàm). Nếu được phát hiện sớm thì cả hai bệnh này đều dễ dàng chữa khỏi nếu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa lao. - Khi cháu lớn, phải thường xuyên theo dõi phổi cho cháu, vì trong trường hợp rò hậu môn, cháu dễ bị thâm nhiễm lao. - Trước mắt, để thật yên tâm, em nên đưa cháu đi khám một bác sĩ chuyên khoa lao có kinh nghiệm. 292. Phát hiện kịp thời thoát bị bẹn ở trẻ nhỏ "Con trai em từ khi được tháng tuổi thỉnh thoảng lại khóc thét lên chừng nửa giờ đến cả tiếng đồng hồ. Đến khi cháu 12 tháng mới phát hiện bìu dái to khác thường, được chẩn đoán là thoát vị bẹn và được mổ; nhưng sau đó 5 tháng lại tái phát. Gia đình muốn cho cháu mổ lại, nhưng nghe người ta nói trẻ được mổ điều trị bệnh này sau rất dễ bị vô sinh. Vì vậy, đến nay, cháu vẫn chỉ dùng dây đeo cho ruột khỏi tụt xuống". Xin nói ngay rằng không có phẫu thuật nào gây ra chứng vô sinh (không có con) ở nam giới, ngoài việc cắt bỏ hai tinh hoàn, cắt dương vật, hay thắt hai ống dẫn tinh. Trường hợp của cháu là thoát vị bẹn bẩm sinh mà lỗ thoát bị khá rộng nên đã bộc lộ rất sớm: những lần cháu khóc thét lên từ khi mới được 3 tháng tuổi là do có một quai ruột chui qua lỗ đó và hơi bị nghẹt nhẹ, gây đau. May mà sau mỗi lần như thế quai ruột lại trở lên được ổ bụng, cho nên cháu đã không bị nghẹt ruột hoàn toàn gây tắc ruột do thắt (một biến chứng đáng gờm của thoát vị bẹn). Nếu mổ muộn trong tình huống này, quai ruột nghẹt có thể bị hoại tử phải cắt bỏ. Nhân điểm này, xin nhắc mọi người là: Khi thấy một cháu bé khóc thét từng cơn, chớ vội cho là cháu khóc hờn mà hãy nghĩ đến một cơn đau ghê gớm ở bụng cháu (do lồng ruột, nghẹt ruột và thoát vị bẹn, thoát vị rốn ) để kịp thời đưa cháu tới một bác sĩ ngoại khoa có trình độ. Bệnh thoát vị bẹn của cháu tái phát là do có thiếu sót trong khâu tái tạo thành bụng (khâu gân liên kết vào cung đùi để đóng kín lỗ bẹn). Vì vậy, em nên tìm đến một khoa ngoại khác tốt hơn, hoặc về một bệnh viện ở trung ương để mổ lại cho cháu, chậm nhất là trước tuổi đến trường, để cháu khỏi mặc cảm tự ti. Trong khi chờ đợi, phải dặn cháu mang băng đeo thường xuyên, không để cho ruột tụt xuống. Nếu ruột xuống, phải nhẹ tay đẩy hết lên ngay rồi ép chặt băng vào. Và dặn cháu cho biết ngay nếu xuất hiện đau bụng. 293. Chữa tưa lưỡi cho trẻ "Em có cháu bé mới 11 tháng tuổi, thỉnh thoảng hễ ho sốt phải dùng kháng sinh là cháu bị đẹn, lưỡi bị trắng gần hết. Cháu bỏ bú, không chịu ăn, uống nước khó khăn". Đẹn, còn gọi là tưa lưỡi, có thể chữa bằng hai vị thuốc dễ kiếm sau đây: - Cỏ mực (cỏ nhọ nồi) tươi 10 g - Mật ong thứ thiệt 4 ml (1 thìa cà phê) Cỏ mực nhẹ tay rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước. Cho mật ong vào trộn đều. Dùng que quấn bông nhúng thuốc, chấm lên những chỗ lưỡi bị tưa (tốt nhất là lúc trẻ ngủ say, để cháu không nhè ra hoặc nuốt mất ngay). Chú ý: Cỏ mực dùng ngày nào hái tươi ngày đó. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng 3-4 hôm là khỏi. 294. "Chim" cháu bị nhỏ "Tôi có một cháu trai, khi mới sinh thì chim của cháu nhỏ trông rất xinh, nay đã tròn 5 tuổi vẫn không thấy phát triển như những bạn cùng tuổi cháu". Bác đừng lo và chớ xoa nắn gì vào "chim" của cháu vì như vậy là "vẽ đường" cho cháu có thói quen thủ dâm sau này. Đến tuổi dậy thì, "chim" của cháu sẽ biến chuyển khác xa lúc này, miễn là cháu có đủ cả hai tinh hoàn và có chế độ dinh dưỡng tốt. Ngoài ra, nếu bao quy đầu bị hẹp (không tuốt "chim" ra được trọn vẹn) thì cần chú ý giữ vệ sinh tại chỗ, và cho cháu đi mổ cắt bao quy đầu chậm nhất là trước tuổi dậy thì. Ở người trưởng thành, cái quyết định không phải là kích thước của "chim" khi nghỉ ngơi, mà là kích thước lúc hoạt động (lượng máu tập trung vào nhiều) cùng với sức bền bỉ của nó (lượng máu này lưu lại trong "chim" được lâu). 295. Trẻ em xem tivi nhiều dễ bị béo phì "Có một chú bác sĩ tới nhà chơi, thấy chúng cháu mải xem tivi thì dọa là trẻ em xem tivi nhiều dễ bị béo phì. Mê màn ảnh nhỏ thì chắc chắn học dở rồi, nhưng tại sao lại dễ bị béo?". Chuyện này có thật trăm phần trăm. Lâu nay, ở phương Tây, người ta thấy những trẻ em béo phì phần lớn thuộc những gia đình mở tivi thả cửa. Một công trình nghiên cứu của Mỹ tiến hành trên 91 gia đình đã xác nhận nguyên nhân: trẻ em vừa ăn vừa xem tivi thì xơi nhiều thịt, bánh snack, bánh gizza hơn, uống nhiều soda hơn, ăn ít hoa quả và ít rau hơn so với những cháu không có thói quen đó. Ở nước ta, ở các lớp mẫu giáo, tiểu học, ngoài đường phố, trên phim ảnh gần đây xuất hiện khá nhiều trẻ béo phì, không hiểu có phải do ghiền tivi không, nhưng chắc chắn là do cha mẹ tẩm bổ quá mức, vì họ khoái thấy con mình to lớn hơn con người. Họ không biết rằng người béo phì dễ bị tiểu đường, bệnh tim mạch, hen. Một nghiên cứu của Mỹ trên 1.000 trẻ từ 4 đến 10 tuổi đã kết luận: Những em béo phì bị hen phải cấp cứu vì lên cơn nặng nhiều hơn những em có thể trọng vừa phải. 296. Trẻ em và điện thoại di động "Bố mẹ cháu có điện thoại di động, em cháu thường hay dùng để nói chuyện với những bạn mà gia đình cũng có máy này. Điều đó có tác hại gì không?". Từ mấy năm nay, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng việc lạm dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) có thể làm tăng nguy cơ ung thư não. Vấn đề đang được tiếp tục luận bàn và theo dõi; các nhà sản xuất cũng cải tiến sao cho máy nằm càng xa đầu càng tốt để tránh tác hại. Đặc biệt, một nghiên cứu của Anh đã khẳng định, tác hại của ĐTDĐ đối với sức khỏe trẻ em cao hơn ở người lớn. Sau đó, chính phủ nước này đã có quy định trẻ em đến độ tuổi nào mới được dùng ĐTDĐ và mỗi lần trong bao nhiêu phút, mỗi ngày mấy lần tối đa. Anh cũng kêu gọi giảm số lượng bán máy ĐTDĐ cho trẻ vị thành niên. Thiết nghĩ, bố mẹ cháu nên coi trọng những thông tin nói trên và thông báo cho các gia đình có liên hệ để ngăn ngừa hậu quả xấu cho các em. . 500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc 93 vấn đề về Chuyện lứa đôi và chăm sóc trẻ Phần 10 291. Bé bị rò hậu môn "Em có một cháu trai 8 tháng. Từ khi mới sinh. thuốc dễ kiếm sau đây: - Cỏ mực (cỏ nhọ nồi) tươi 10 g - Mật ong thứ thiệt 4 ml (1 thìa cà phê) Cỏ mực nhẹ tay rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước. Cho mật ong vào trộn đều. Dùng que quấn. nghiên cứu của Mỹ trên 1.000 trẻ từ 4 đến 10 tuổi đã kết luận: Những em béo phì bị hen phải cấp cứu vì lên cơn nặng nhiều hơn những em có thể trọng vừa phải. 296. Trẻ em và điện thoại di động "Bố

Ngày đăng: 08/07/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan