BÀN TAY ÁNH SÁNG - CHƯƠNG 4 pps

29 319 0
BÀN TAY ÁNH SÁNG - CHƯƠNG 4 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀN TAY ÁNH SÁNG CHƯƠNG 4 SO SÁNH CÁCH NHÌN BẢN THÂN VÀ THỰC TẠI CỦA CHÚNG TA VỚI CÁC QUAN ĐIỂM KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY Hơn cả điều mình muốn thừa nhận, ta là vật phẩm của di sản khoa học phương Tây. Cung cách ta học tư duy và những xác định bản ngã của ta đều dựa trên những mô hình khoa cách tương tự đã được các nhà vật lý dùng mô tả vũ trụ thể chất. Phần nầy của cuốn sách nêu lên lịch sử vắn tắt cho thấy những thay đổi về cách mô tả vũ trụ thể chất của các nhà vật lý và về cung cách ứng hợp của các mô tả đó với những thay đổi trong các xác định bản ngã của ta. Điều quan trọng cần nhớ là biện pháp mà khoa học phương Tây thực hiện là tìm sự phù hợp giữa bằng chứng toán học và bằng chứng thí nghiệm. Nếu không thấy phù hợp thì bấy giờ các nhà vật lý sẽ tìm một lý thuyết khác cho đến khi có đủ bằng chứng toán học lẫn thí nghiệm để giải thích một tập hợp các hiện tượng. Điều nầy làm cho phương pháp khoa học phương Tây trở thành một công cụ có uy lực trong sử dụng, thực tiễn và dẫn đến những phát minh sáng chế vĩ đại như sử dụng điện năng và sử dụng các hiện tượng hạ nguyên tử trong y học như X quang tuyến, SCAT scanner là laser. Vì tri thức của ta phát triển nên luôn khám phá những hiện tượng mới. Nhiều khi những hiện tượng mới nầy không thể mô tả bằng các lý thuyết hiện hành khi ta giải thích chúng. Người ta đòi hỏi những lý thuyết mới, khái quát hơn và thường dựa trên toàn bộ tri thức có trước đó; các thí nghiệm mới được ấn định thực hiện cho đến khi tìm ra sự phù hợp giữa bằng chứng thí nghiệm và bằng chứng toán học mới. Các lý thuyết mới nầy được thừa nhận là những đinh luật tự nhiên. Quá trình tìm kiếm phương thức mới để mô tả hiện tượng mới luôn là quá trình mở rộng tầm mắt ta thách thức nếp nghĩ hạn hẹp phổ biến của ta về bản chất và thực tại thể chất. Bấy giở ta hợp nhất những quan niệm mới vào cuộc sống và bắt đầu nhìn bản thân một cách khác trước. Toàn bộ phần nầy của cuốn sách cho thấy quan điểm khoa học về thực tại hổ trợ cho quan niệm con người gồm những trường năng lượng và trên thực tế còn vượt xa hơn thế để đi vào những lĩnh vực mà ta chỉ mới bắt đầu trải nghiệm, đó là quan điểm toàn đồ về vũ trụ. Trong vũ trụ này, mọi vật đều liên kết với nhau, phù hợp với một trải nghiệm toàn đồ về thực tại. Nhưng trước hết ta hãy điểm lại một phần lịch sử. Vật lý học Newton Cho tới nay, khi các tôn giáo phương Đông bắt đầu có tác động mạnh hơn vào nền văn hóa phương Tây; nhiều lối xác định bản thân của ta (vô thức rộng rãi) đều dựa trên cơ sở vật lý học của vài ba thế kỷ. Điều tôi nhắc đến ở đây là ý kiến khăng khăng của chúng ta tự coi mình là chất rắn. Việc xác đinh vũ trụ cấu tạo từ chất rắn được Isaac Newton cùng cộng sự theo đuổi trên quy mô lớn vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Vật lý học Newton trong thế kỷ 19 được mở rộng để mô tả vũ trụ bao gồm những khối kiến trúc cơ bản gọi là nguyên từ. Người ta nghĩ rằng những nguyên tố Newton nầy gồm những vật rắn - một nhân proton và neutron, với các electron quay quanh nhân đó, rất giống trái đất quay quanh mặt trời. Cơ học Newton mô tả thành công chuyển động của các hành tinh, máy cơ khí và chất lỏng chuyển động liên tục. Kết quả to lớn của mô hình thế giới làm cho các nhà vật lý đầu thế kỷ 19 tin rằng vũ trụ quả là một hệ thống cơ giới khí khổng lồ hoạt động theo các quy luật chuyển động Newton. Những định luật nầy được coi như những định luật cơ bản của tự nhiên và cơ học Newton được coi như lý thuyết cơ bản về các hiện tượng của tự nhiên. Những định luật nầy củng cố vững chắc các quan niệm về thời gian tuyệt đối và không gian về các hiện trạng vật lý, coi đó như đích thực là nguyên nhân trong tự nhiên. Mọi vật đều có thể mô tả một cách khách quan. Mọi phản ứng khác tự nhiên đều được coi như là có một nguyên nhân vật lý, như những hòn bi da va vào nhau trên bàn chơi. Các tương tác năng trong chất, chẳng hạn như âm nhạc chơi trên radio thông qua các làn sóng điện vô hình, bấy giờ còn chưa biết đến. Cũng chưa xảy ra cho ai đó chuyện bản thân người tiến hành thí nghiệm lại tác động đến các kết quả thí nghiệm cả về tâm lý lẫn vật lý, như các nhà vật lý hiện tại đã chứng minh. Quan điểm nầy trước đây và hiện nay vẫn làm nức lòng những người thích cõi thế giới là chất rắn hoàn toàn không đổi, với những tập hợp quy luật rất luật hiểu, rất phân minh chi phối hoạt động của nó. Cuộc sống hằng ngày của ta vẫn tiếp diễn theo nhịp cơ học Newton, trừ các hệ thượng điện, còn thì nhà cửa của ta hoàn toàn theo Newton. Ta trải nghiệm thân thể mình theo hướng cơ giới, ta xác định phần thân thể lẫn trải nghiệm của mình trong giới hạn không gian ba chiều và thời gian tính tuyệt đối. Mọi người đều có đồng hồ, ta cần đông hồ để tiếp tục cuộc sống của mình y như ta đã cấu trúc ra nó một cách tuyến tính là chủ yếu. Vì ta mải mê với cuộc sống hàng ngày trong nỗ lực để được "đúng lúc", cho nên ta dễ thấy bản thân mình không khác máy móc và mất đi cái nhìn vào bên trong, trải nghiệm sâu sắc của con người. Hãy hỏi ai đó rằng vũ trụ cấu tạo bằng gì thì người nầy chắc chắn sẽ miêu tả mô hình Newton của nguyên từ (electron quay xung quanh nhân proton và neutron). Tuy nhiên, nếu như phần mở rộng. Theo nghĩa đen, của lý thuyết nầy được dùng đến, thì nó sẽ đặt ta vào một vị trí,phần nào gây rối rắm cho nếp nghĩ của ta về bản thân, cho rằng mình là tập hợp những quả bóng bàn tí tẹo cùng quay tròn với nhau. Lý thuyết trường Đầu thế kỷ 19, nhiều hiện tượng lỏng mới trong tự nhiên được phát hiện mà không thể mô tả bằng vật lý học Newton. Phát minh và nghiên cứu hiện tượng điện từ dẫn đến khái niệm trường. Trường được định nghĩa như là một trạng thái trong không gian có khả năng tạo ra lực. Cơ học Newton cũ giải thích tương tác giữa các hạt mang điện dương và điện âm như n và e bằng cách đơn giản nói rằng hai hạt đó hấp dẫn nhau tựa như hai khối lượng. Nhưng Michael , Faraday và James Clark Maxwell lại thấy đồng khái niệm trường thích hợp hơn và nói rằng mỗi điện tích tạo nên nhiều "nhiễu loạn" hay một "trạng thái " không gian bao quanh, do đó điện tích kia sẽ chịu một tác động khi nó có mặt tại đó. Thế là ra đời khái niệm về một vũ trụ chứa đầy trường tạo ra các lực tương tác. Cuối cùng đã có một cơ cấu khoa học mà ta có thể dựa vào để bắt đầu lý giải khả năng tác động lẫn nhau từ xa mà không cần nói hoặc nhìn. Mọi người đều trải nghiệm chuyện nhấc máy điện thoại lên là biết đầu bên kia là ai trước khi nghe tiếng nói. Các bà mẹ thường biết khi con cái bất an cho dù chúng sống ớ đâu. Điều nầy có thể lý giải bằng lý thuyết trường. Trong 15-20 năm gần đây ( 100 năm trải qua của các nhà vật lý), phần đông chúng ta quả đã bắt đầu những dòng khái niệm như vậy để mô tả các tương tác giữa cá nhân với nhau. Ta vừa mới bắt đầu thừa nhận trong bản thân mình cấu tạo bằng trường, ta cảm nhận sự có mặt của người khác trong phòng mà không nhìn thâý họ hoặc không nghe họ nói (tương tác trường), ta nói về các sóng viba tốt hay xấu, về chuyện chuyền năng lượng cho người khác hay về chuyện đọc ý nghĩ của người khác. Ta có thể, ngay lúc mới gặp, biết là ta ưa người đó hay không, hoặc biết sẽ sống được với người đó hay sẽ va chạm. Cái “biết” này có thể giải thích bằng sự hòa hợp hay không hòa hợp của các tương tác trường. Tính tương đối Năm 1905 , Albert Einstein công bố lý thuyết tương đối đặc biệt của mình và làm đảo lộn toàn bộ các khái niệm chính của quan điểm Newton về thế giới. Theo lý thuyết tương đối, không gian không phải ba chiêù và thời gian không phải là một tồn tại riêng rẽ. Cả hai liên kết chặt chẽ với nhau và tạo nên một continuum (vô cùng và không đếm được – ND) bốn chiều “không gian - thời gian”. Do đó, ta không thể nói đến không gian mà không có thời gian và ngược lại. Hơn nữa, không có dòng chảy phổ biến của thời gian; nghĩa là thời gian không tuyến tính, cũng không tuyệt đối. Thời gian là tương đối. Nghĩa là, hai người quan sát sẽ chỉ dẫn các sự việc một cách khác nhau so với sự việc được quan sát. Do đó, tất cả mọi đo đặc, kể cả không gian và thời gian, đêù mất ý nghĩa tuyệt đối. Cả thời gian và không gian đều trở thành đơn thuần là những yếu tố để mô tả các hiện tượng. Theo lý thuyết tương đối của Einstein, trong những điêù kiện nào đó, hai nguời quan sát thậm chí có thể thấy hai sự việc ngược chiều thời gian, nghĩa là với người quan sát số 1, sự việc A xảy ra trước sự việc B, trong khi với người quan sát số 2, sự việc B lại xảy ra trước sự việc A. Trong các miêu tả hiện tượng tự nhiên và bản thân, ta luôn dựa trên thời gian và không gian đến nỗi chúng thay đổi thì phải thay đôỉ toàn bộ cơ cấu được ta sử dụng trong miêu tả tự nhiên và bản thân. Ta chưa tiến hành việc hợp nhất bộ phận nầy của tính tương đối Einstein vào cuộc sống của mình. Ví dụ, khi ta thoáng linh cảm thấy một người bạn đang gặp chuyện không may, như bị ngã cầu thang chẳng hạn, thì ta xem đồng hồ và gọi ngay để xem người đó có việc gì không. Ta cũng muốn biết chuyện đó có xảy ra không, để khẳng định khả năng nhìn thấu của mình. Ta gọi bạn, và bạn cho biết đã không có chuyện như thế. Ta kết luận rằng đó là do trí tưởng tượng đánh lừa ta, và vô hiệu hóa trải nghiệm của mình. Đó là nếp nghĩ Newton. Ta phải thấy rằng ta trải nghiệm một hiện tượng không thể lý giải được bằng cơ học Newton, nhưng ta lại dùng cơ học Newton để khẳng định siêu cảm giác của mình. Nói cách khác , cái chúng ta vừa thấy là một trải nghiệm có thật. Do chỗ thời gian không phải là tuyến tính, có thể đã xảy ra điều đó. Nó có thể xảy ra đúng vào lúc ta nhìn thấy ,và cũng có thể xảy ra trong tương lai. Thậm chí nó chỉ có khả năng xảy ra mà không bao giờ xảy ra thật sự. Chính vì nó không xảy ra ở thời điểm mà ta tìm cách đối ứng nó vào, cho nên nó tuyệt nhiên không chứng minh được là cái nhìn thấu của ta về khả năng xảy ra đó là sai. Tuy vậy, nếu trong khi nhìn thấu được về người bạn ta lại thấy thêm cả lịch và đồng hồ thời gian Newton thì khả năng nhìn thấu của ta chắc chắn sẽ như là bao gồm cả thông tin về continuum không gian - thời gian đó của sự kiện. Chắc chắn nó sẽ được khẳng định dễ dàng hơn trong thực tại vật lý Newton. Đã đến lúc phải ngừng việc vô hiệu hoá trải nghiệm vốn nằm ngoài nếp nghĩ Newton và mở rộng cơ cấu thực tại của ta. Ai cũng có những trải nghiệm về thời gian tăng tốc hay mất dấu vết thời gian. Nếu ta trở nên thành thạo trong quan sát tâm trạng, ta có thể thấy thời gian của ta thay đổi theo tâm trạng ta đang sống và theo những trải nghiệm ta có. Ví dụ ta thấy thời gian đó là tương đối khi ta trải nghiệm một quãng thời gian lo sợ rất dài ngay trước khi xe ca của mình đổ hoặc xuýt đâm vào chiếc xe khác đang chạy tới. Căn cứ theo đồng hồ, khoảnh khắc đó chỉ vài giây; vậy mà đối với ta, thời gian trôi đi chậm lại. Thời gian trải nghiệm không đo được bằng đồng hồ, vì đồng hồ là dụng cụ dành để đo thời gian tuyến tính được cơ học Newton xác định. Trải nghiệm của ta tồn tại ngoài hệ thông Newton. Nhiều khi ta gặp lại một người nào đó sau nhiều năm xa cách, thế mà cứ như thể vừa gặp nhau hôm trước. Trong liệu pháp hồi quy, nhiều người trải nghiệm các sự kiện thời thơ ấu như thể những sự kiện đó đang diễn ra ngay lúc nầy. Ta cũng thấy ký ức của mình có những sự kiện được sắp xếp theo một trật tự khác với người nào đó cũng đã trải nghiệm các sự kiện nầy (Hãy thử so sánh các kỷ niệm tuổi thơ cùng với anh chị em ruột của bạn). Nền văn hóa của thổ dân châu Mỹ, vốn không có đồng hồ để tạo ra thời gian tuyến tính, đã phân chia thời gian thành hai: thời gian bây giờ và tất cả thời gian khác. Thổ dân Úc (Australia) cũng có hai loại thời gian: thời [...]... cho tình hình sáng sủa thì các nghịch lý càng rõ nét hơn Cuối cùng, các nhà vật lý thấy rõ rằng nghịch lý đó là phần bản chất bên trong của thế giới hạ nguyên tử trên đó tồn tại toàn bộ thực tại thể chất của chúng ta Ví dụ, ai đó có thể đưa ra một thí nghiệm chứng minh ánh sáng là hạt Một thay đổi nhỏ trong thí nghiệm này sẽ chứng minh ánh sáng là sóng Cho nên, để mô tả hiện tượng ánh sáng, cần phải... thiệp vào sự nối tiếp của các sự kiện mà mình đang chứng kiến, thì lập tức nhà minh triết bị đẩy trở về thời gian tuyến tính và sẽ không còn được chứng kiến các sự kiện nằm bên ngoài cơ cấu “tại-đây-và-vào-lúc-nầy” Bấy giờ nhà minh triết phải tập trung chú ý lần nữa vào Thời Gian Minh Triết Người ta vẫn chưa hiểu các quy luật chi phối một chuyển động như vậy từ cơ cấu nọ sang cơ cấu kia của thời gian... đến các hạt khác, tác động nầy là tức thì và không cần "thời gian" để truyền đi Lý thuyết tương đối Einstein cho thấy rằng hạt không thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng Trong định lý Bell, tác động có thể là "siêu sáng" , hay nhanh hơn tốc độ ánh sáng Hiện tại định lý Bell đã được chứng minh bằng thực nghiệm Hiện giờ chúng ta đang nói về một hiện tượng đứng ngoài lý thuyết tương đối Einstein Chúng ta đang... 1971,Dennis Gahor nhận giải Nobel về xây dựng toàn đồ đầu tiên Nó là bức ảnh chụp không dùng ống kính trong đó một trường trong ánh sáng do một vật tỏa ra được ghi lại trên tấm kính ảnh như một mô hình giao thoa Khi đặt toàn đồ hay bức ảnh ghi được lên một hàng tia laser hoặc một chùm ánh sáng dính kết thì mô hình sóng gốc được tái sinh trong một hình ảnh ba chiều Mỗi phần của toàn đồ là dại diện chính xác... nói cho ta biết những gì Điểm lại Chương 4 1 Các quan điểm khoa học đã ảnh hưởng như thế nào đến các khái niệm của chúng ta? 2 Tại sao quan điểm về một thế giới thể chất bất động lúc này đối với chúng ta lại không thực tế? 3 Những cống hiến của Paraday và Maxwell có tầm quan trọng như thế nào đối với quan niệm về cung cách hoạt động của thế giới? 4 Mối liên kết siêu sáng là gì và ý nghĩa của nó trong... Thượng đế vừa đen vừa trắng, vừa nam vừa nữ, chứa đựng cả ánh sáng thanh khiết lẫn khoảng trống màu đen mượt như nhung Như bạn đọc có thể thấy, chúng ta vẫn dùng các khái niệm thấm nhuần trong nhị nguyên, nhưng nó là một thế giới các đối nghịch "bề ngoài" bổ sung cho nhau chứ không phải đối nghịch "thật sự" Trong hệ thống nầy Vượt qua nhị nguyên - Quan điểm toàn đồ Các nhà vật lý thấy rằng hạt các có... một phần của tất yếu phát triển” Trong cùng tài liệu nói trên, Rupert Sheldrake kết luận: “Như vậy là quá trình sáng tạo – giúp nâng cao tư duy mới qua đó mà hình thành các tổng thể mới, về ý nghĩa này tựa như thực tại sáng tạo giúp nâng cao các tổng thể mới trong quá trình tiến hoá Quá trình sáng tạo có thể được coi như sự phát triển liên tục của các tổng thể phức tạp hơn và có trình độ cao hơn, nhờ... câu tôi thích nhất là: "Vỗ một tay tai nghe thấy gì?" Phản ứng của tôi đối với câu cổ án nổi tiếng nầy là thấy mình đang tỏa lan vào vũ trụ trên một mô hình âm thanh không nghe thấy đường như mãi mãi tuôn trào Mối liên kết siêu sáng Các nhà vật lý đang sử dụng cả toán học lẫn thí nghiệm để tìm hiện hữu của mối liên kết phố biến tức thì bên trong cơ cấu của khoa hoc Năm 19 64, nhà vật lý J.S Bell công bố... đòi hỏi Continuum không gian-thời gian Einstein nói rõ rằng tính chất tuyến tính biểu kiến của sự kiện tùy thuộc vào người quan sát Tất cả chúng ta đêù sẵn sàng chấp nhận tiền kiếp như là cuộc sống thể chất theo nghĩa đen đã xảy ra torng quá khứ trong một môi trường thể chất giống như môi trường nầy Tiền kiếp của ta có thể xảy ra ngay bây giờ trong một continuum không gian-thời gian khác Nhiều người... toàn đồ của tồn tại, trở thành tổng thể và gắn mình vào quyền năng sáng tạo của vũ trụ để chữa trị tức thời cho bất kỳ ai ở bất cứ đâu Một số thầy chữa có thể làm được điều nầy ở chúng mực nào đó bằng cách hòa mình vào và trở thành một với Thượng đế cũng như với bệnh nhân Trở thành thầy chữa có nghĩa là chuyển dịch về phía quyền năng sáng tạo của vũ trụ mà mình trải nghiệm như yêu thương bằng cách tái . BÀN TAY ÁNH SÁNG CHƯƠNG 4 SO SÁNH CÁCH NHÌN BẢN THÂN VÀ THỰC TẠI CỦA CHÚNG TA VỚI CÁC QUAN ĐIỂM KHOA HỌC PHƯƠNG. thể đưa ra một thí nghiệm chứng minh ánh sáng là hạt. Một thay đổi nhỏ trong thí nghiệm này sẽ chứng minh ánh sáng là sóng. Cho nên, để mô tả hiện tượng ánh sáng, cần phải sử dụng cả khái niệm. thời gian tuyến tính và sẽ không còn được chứng kiến các sự kiện nằm bên ngoài cơ cấu “tại-đây-và-vào-lúc-nầy”. Bấy giờ nhà minh triết phải tập trung chú ý lần nữa vào Thời Gian Minh Triết. Người

Ngày đăng: 08/07/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan