1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TỔNG QUAN VỀ CUỐN LỊCH SỬ TIỂU ĐOÀN 502 ĐỒNG THÁP potx

25 2,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 121 KB

Nội dung

Ngay từ buổi đầu xây dựng, tiểu đoàn đã thực hiện tốt nhiệm vụ, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, từng bước pháttriển lực lượng, cùng với quân dân toàn tỉnh đưa phong

Trang 1

TỔNG QUAN VỀ CUỐN LỊCH SỬ TIỂU ĐOÀN 502

ĐỒNG THÁP (1959-1975).

MỞ ĐẦU

Tiểu đoàn 502 bộ đội địa phương Đồng Tháp, đơn vị được nhànước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đó là lá cờđầu về thành tích chiến đấu, là niềm tự hào không những của cán bộchiến sĩ Tiểu đoàn 502 mà còn là của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà

Qúa trình hình thành và phát triển của Tiểu đoàn 502 là sự kế thừatruyền thống cách mạng của lực lượng vũ trang nhân dân Sa Đéc-LongChâu Tiền-Long Châu Sa trong kháng chiến chống thực dân Pháp và làtiêu biểu cho truyền thống “Kiên cường bám trụ Giữ đất giành dân” củatỉnh Đồng Tháp

Thành lập trong điều kiện cách mạng miền Nam đang gặp nhiềukhó khăn, thử thách, Đảng phải rút vào hoạt động bí mật, bị Mĩ-Diệmkhủng bố ác liệt, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 502 đã chịu đựng biết baogian khổ, hi sinh Được sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh nhà, đượcnhân dân thương yêu, đùm bọc, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn luôn nêu caotinh thần hi sinh anh dũng, tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, giankhổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó

Ngay từ buổi đầu xây dựng, tiểu đoàn đã thực hiện tốt nhiệm vụ,

hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, từng bước pháttriển lực lượng, cùng với quân dân toàn tỉnh đưa phong trào chuyển lênthế tiến công

Cùng với việc thực hiện chức năng đánh giặc, tiểu đoàn còn tíchcực tham gia công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở vùng tôngiáo, vùng yếu Tham gia sản xuất, tự lực giải quyết một phần lươngthực, thực phẩm, giảm bớt sự đóng góp của nhân dân

Trang 2

Được rèn luyện trong khói lửa trong chiến tranh ác liệt, như ngọccàng mài càng sáng, phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” ngày càngđược cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn phát huy trong chiến đấu, công tác, sảnxuất, tô thắm thêm truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anhhùng.

Nhằm đáp ứng lòng mong mỏi của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trongtỉnh, cũng là để lưu giữ, tuyên truyền rộng rãi thành tích, truyền thống vẻvang của Tiểu đoàn 502 anh hùng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp đã

chỉ huy biên soạn cuốn sách “Lịch sử Tiểu đoàn 502 Đồng Tháp

(1959-1975)” Cuốn sách do nhà xuất bản Quân đội nhân dân (Hà Nội) phát

hành vào năm 1999

Cuốn sách “Lịch sử Tiểu đoàn 502 Đồng Tháp (1959-1975)”,

được chia làm bốn chương:

Chương một: Tiểu đoàn 502 thành lập, làm nòng cốt cho phong

trào Đồng Khởi của tỉnh (1959 -1960)

Chương hai: Tiểu đoàn 502 cùng nhân dân đẩy mạnh ba mũi công,

mở rộng vùng giải phóng, tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậuthân (1961-1968)

Chương ba: Kiên cường bám trụ, chống phá bình định, góp phần

đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”của đế quốc Mĩ 27/1/1973)

(1969-Chương bốn: Tiểu đoàn 502 cùng nhân dân Kiến Phong đánh bại

âm mưu bình định lấn chiếm của địch, tham gia Tổng tấn công và nổi dậymùa xuân 1975, giải phóng quê hương (28/1/1973-6/5/1975)

Mỗi chương nêu lên sự phát triển của Tiểu đoàn 502 gắn liền vớiquá trình phát triển của cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiếnchống Mĩ, cứu nước (1954-1975) Cụ thể:

Trang 3

NỘI DUNG

Phần một: NỘI DUNG CƠ BẢN CUỐN “LỊCH SỬ

TIỂU ĐOÀN 502 ĐỒNG THÁP (1959-1975)”

Chương một Tiểu đoàn 502 thành lập, làm nòng cốt cho phong trào Đồng

Khởi (1959-1960).

1 Vài nét về tỉnh Đồng Tháp và con người Đồng Tháp

Đồng Tháp là một tỉnh được thành lập theo nghị định của Chínhphủ vào cuối năm 1975 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sa Đéc và LongChâu Tiền Tỉnh bao gồm các huyện: Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông,Thanh Bình, thị xã Cao Lãnh, Tháp Mười, Thạnh Hưng, Lai Vung, ChâuThành, thị xã Sa Đéc và Cao Lãnh

Đồng Tháp là một tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, nằm hai bên

bờ sông Tiền, là một bộ phận của Đồng Tháp Mười nổi tiếng Phía bắcgiáp tỉnh Prâyveng (Campuchia), phía nam giáp tỉnh Cần Thơ và VĩnhLong, phía đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía tây giáp tỉnh AnGiang Dân số của tỉnh năm 1989 là 1.385.513 người, người Kinh chiếm97,6%, còn lại là người Hoa, Khơme và một số dân tộc khác Trong tỉnh

có nhiều tôn giáo nhưng đồng bào theo đạo Phật và đạo Hòa Hảo là đôngnhất

Địa hình Đồng Tháp bằng phẳng, không có núi nhưng kênh rạchthì chằng chịt do thiên nhiên và con người tạo nên rất thuận lợi cho giaothông đường thủy Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độcao quanh năm, trung bình từ 26 đến 28 độ và lượng mưa tương đối lớn.Thời tiết trong năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô

Từ cuối thế kỉ 19 đến nay, địa bàn của tỉnh đã nhiều lần thay đổi

Về phía cách mạng sự phân chia lại địa bàn nhằm phù hợp với tình hình

Trang 4

chiến trường Sự tách nhập linh hoạt trong hai cuộc kháng chiến chốngPháp và chống Mĩ, dù với tên gọi nào thì đây cũng là vùng đất luôn giữ vịtrí trọng yếu, một trong những tuyến đầu phía Tây Nam, nhất là trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Trải qua chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dânĐồng Tháp đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hi sinh, giànhnhiều thắng lợi Với tinh thần yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâusắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quân dân Đồng Tháp đã cùng cảnước đánh thắng thực dân Pháp, viết lên trang sử vẻ vang, tô thắm truyềnthống anh hùng bất khuất của cha ông

2 Những đơn vị tiền thân của Tiểu đoàn

Trước tình hình địch tăng cường khủng bố, phá hoại hiệp địnhGiơnevơ, từ chủ trương đấu tranh chính trị, tháng 6 năm 1956, Đảng đãxác định phải xây dựng lực lượng cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trịvới đấu tranh vũ trang Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Kiến Phong đã họp,nhận định âm mưu, thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mĩ và tay sai tiếp tụcđàn áp phong trào cách mạng Về phía ta không thể thụ động chống đỡtay không với kẻ thù tàn ác, có vũ khí trong tay…Vì vậy, Tỉnh ủy xácđịnh đưa cách mạng tiến lên, mạnh dạn cho thành lập lực lượng vũ trangcủa tỉnh

Ngày 25 tháng 6 năm 1956, tỉnh cho thành lập tiểu đoàn Đinh BộLĩnh trên cơ sở ghép ba đại đội: đại đội 402 do đồng chí Phan Triêm làmđại đội trưởng (15/2/1956), đại đội 510 do đồng chí Diệp Hà làm đại độitrưởng (15/2/1956), đại đội 210 do đồng chí Sáu Dưỡng làm đại độitrưởng (30/2/1956) Tiểu đoàn do đồng chí Nguyễn Trường Cang làmtiểu đoàn trưởng

Tiểu đoàn 2 Bình Xuyên hình thành là do đồng chí Bí thư Liên tỉnh

ủy miền Trung Nam Bộ giao cho đồng chí Lê Văn Khuyên và Đào KimSơn thành lập (4/1956) Lực lượng chủ yếu gồm: tiếp nhận cán bộ của

Trang 5

tỉnh Gò Công được tỉnh ủy Gò Công điều sang giúp Bình Xuyên đánhDiệm, nay Bình Xuyên tan rã, số đồng chí này rút về Đồng Tháp Muờiliên lạc với ta; ta vận động sáp nhập hai tiểu đội Bình Xuyên; Liên tỉnh

ủy cho tuyển mộ số du kích tốt bổ sung thêm; số cán bộ của tỉnh KiếnPhong, Mĩ Tho do Liên tỉnh ủy điều về Tiểu đoàn viên chế gồm hai đạiđội: 350 và 355, do đồng chí Bảy Phèn làm tiểu đoàn trưởng

Kể từ khi thành lập đến năm 1956, Tiểu đoàn Đinh Bộ Lĩnh vàTiểu đoàn 2 Bình Xuyên luôn đóng vai rò lực lượng vũ trang chủ yếu,nòng cốt của tỉnh Trải qua ba năm hoạt động (1956-1958) phong trào đấutranh của quần chúng được lực lượng tiểu đoàn hỗ trợ đã có bước pháttriển, thu được nhiều kết quả đáng kể Đặc biệt là lòng tin vào thắng lợicủa cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ngày càng được củng cố Đến cuối năm

1958, tuy tình hình chung vẫn còn khó khăn, nhưng kết quả lớn nhất củatiểu đoàn nói riêng, của toàn tỉnh nói chung đạt được là đã bảo vệ, giữgìn, củng cố được lực lượng, tạo được tiền đề để đẩy mạnh hoạt động vũtrang kết hợp đấu tranh chính trị, tiếp tục đưa phong trào cách mạng tiếnlên trong giai đoạn mới

3 Tiểu đoàn 502 ra đời

Sau khi không đạt được mưu đồ triệt phá cơ sở cách mạng, năm

1959, địch tiếp tục đánh phá ác liệt và toàn diện hơn Chúng tăng cườngcàn quét, lục soát, thành lập thêm quân đội, tiếp tục lập thêm khu dinhđiền, khu trù mật, ban hành đạo luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòngpháp luật, chúng đưa máy chém đi khắp miền Nam

Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Kiến Phong chủ trương củng cố cácđơn vị võ trang địa phương, cởi bỏ hoàn toàn danh nghĩa giáo phái, vềđúng với phiên hiệu của mình, phát huy những truyền thống và thành tích

đã có, xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh Được Tỉnh ủy chỉ đạo,ngày 23 tháng 9 năm 1959 Tiểu đoàn 2 Bình Xuyên làm lễ tuyên thệ,chính thức ra mắt danh hiệu Tiểu đoàn 502 Kiến Phong Ngày này được

Trang 6

lấy làm ngày truyền thống thành lập tiểu đoàn, và cũng từ đây trên chiếntrường, uy tín và chiến công của tiểu đoàn ngày càng nổ rộ làm nức lòngđồng bào, chiến sĩ Đồng Tháp, còn kẻ địch thì hoang mang, lo sợ Tiểuđoàn 502 do đồng chí Lê Văn Khuyên làm đại đội trưởng.

Sau khi ổn định tổ chức, các đơn vị của tiểu đoàn ráo riết huấnluyện, chuẩn bị hậu cần, vũ khí Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, saukhi củng cố và huấn luyện, tiểu đoàn mở đợt võ trang tuyên truyền hỗ trợcác vùng ven căn cứ phá thế kìm kẹp Đại đội Tám Trà được tiểu đoàngiao cho thí điểm kế hoạch phá thế kìm kẹp của toàn tỉnh

4 Chiến thắng giồng Thị Đam-gò Quản Cung, tạo thế và lực mới, làm đòn xeo cho phong trào Đồng Khởi của tỉnh.

Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 502 đã phái đại đội Bẩy Phú và mộtphân đội Năm Bình về làm công tác võ trang tuyên truyền phá kế hoạchgom quân của địch ở xã Bình Thạnh (Hồng Ngự) Đơn vị tập kết về giồngThị Đam thì phát hiện một toán quân địch hành quân bằng xuồng từ HồngNgự đi thẳng về Dứt Gò Suông (Sa Rài) Ban chỉ huy đại đội báo cáo banchỉ huy tiểu đoàn Một cuộc họp khẩn cấp đã nhất trí nhận định: Địch mởcuộc càn tìm diệt lực lượng võ trang ta, hỗ trợ việc gom dân quy khu, quy

ấp và giải tỏa vòng ngoài kênh An Long Đúng như nhận định của ta,khoảng 9 giờ ngày 26 tháng 9 năm1959, cánh quân địch từ giồng Sa Rài,tiến về giồng Thị Đam Tiểu đoàn đã phục kích và đánh thắng quân địch

Qua khai thác đại úy Phán, ta nắm được toàn bộ kế hoạch hànhquân của địch, trục tiến quân, các tọa độ mục tiêu đánh phá của chúng.Được biết, ngoài cánh quân A, còn có cánh quân B sẽ tiến vào vùng này

Do đó, đơn vị hành quân gấp về gò Quản Cung Tại đây, quân ta bố tríxong trận địa thì cánh quân B của địch cũng vừa tới Vào lúc xế chiều,quân ta đồng loạt nổ súng, xung phong và đã giành được thắng lợi

Thắng lợi ở giồng Thị Đam-gò Quản Cung là chiến công xuất sắcđầu tiên của Tiểu đoàn 502, là trận thắng lớn nhất ở tỉnh Kiến Phong khu

Trang 7

8 và Nam Bộ nói chung kể từ sau đình chiến năm 1954, là thắng lợi củalòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí sắc đá, tinh thần kiên cường, dũng cảmcủa cán bộ, chiến sĩ ta, là thắng lợi của quá trình bền bỉ đấu tranh xâydựng, giữ gìn và phát triển lực lượng, thể hiện quan điểm chỉ đạo củaTỉnh ủy là đúng đắn.

Chiến thắng giồng Thị Đam-gò Quản Cung còn là một cái mốcchuyển lên thế mới, tạo ra tình thế cách mạng ở địa phương Ngoài thắnglợi quân sự, thắng lợi nhất là về chính trị Nó cổ vũ tinh thần, khí thế đấutranh của nhân dân trong tỉnh, ảnh hưởng lan rộng ra nhiều tỉnh Chiếnthắng này đã tạo điều kiện vật chất và kinh nghiệm chỉ đạo cho cuộcĐồng Khởi sau này Đặc biệt khi nổ ra Đồng Khởi (Bến Tre) và ĐồngKhởi trong tỉnh, ta đã mượn danh nghĩa Tiểu đoàn 502 để động viên quầnchúng và hù dọa địch

Nắm được tinh thần của Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, cáccấp ủy trong tỉnh rất phấn khởi, liên tiếp phát động các đợt hoạt động lậpthành tích kỉ niệm Nam Kì khởi nghĩa (23/11/1940-23/11/1959) và kỉniệm ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/1960)

Sau Hội nghị quán triệt Nghị quyết 15, Khu ủy chủ trương phátđộng các tỉnh mièn Trung Nam Bộ đồng loạt khởi nghĩa, mở đầu vàongày 15 tháng 1 năm 1960 Trước tình hình đó, tỉnh củng cố thêm mộtbước cho Tiểu đoàn 502: để giữ bí mật lực lượng trong quá trình hoạtđộng đã đổi phiên hiệu cho các đại đội, thành lập các tiểu đoàn trinh sátđặc công, củng cố bộ phận quân y, quân giới, xưởng sửa chữa vũ khí,quân số bổ sung lên tới 200 cán bộ, chiến sĩ, vũ khí trang bị khá đầy đủ

Trang 8

Chương hai Tiểu đoàn 502 cùng nhân dân đẩy mạnh ba mũi công

mở rộng giải phóng, tham gia Tổng tiến công và nổi dậy

xuân Mậu Thân(1961-1968).

1 Góp phần cùng toàn quân, toàn dân đánh bại chiến lược

“Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965)

Sau thắng lợi của cao trào Đồng Khởi, từ cuối năm 1960, đế quốc

Mĩ buộc phải thay đổi chiến lược, chuyển sang “Chiến tranh đặc biệt” đểđối phó với cách mạng miền Nam, chiếm lại những địa bàn và vùng dân

cư đã mất

Bước vào giai đoạn chống phá của Mĩ-ngụy, lực lượng vũ trangcủa tỉnh được củng cố, kiện toàn lại tổ chức, nâng cao hiệu xuất tác chiến.Tỉnh nhất trí phương án Tiểu đoàn 502 có ba đại đội bộ binh: 272, 274 và198.Các phân đội đặc công, trinh sát, quân y, hậu cần, quân khí củng cốmột bước, ban chỉ huy tiểu đoàn vẫn như cũ Tỉnh đổi phiên hiệu đại đội

cơ động 271 thành đại đội 209 và cho thành lập thêm một đại dội cơ độngmới là 261

Để phá âm mưu bình định Đồng Tháp Mười của địch, tỉnh ủy chỉđạo các Đảng bộ địa phương, các đơn vị vũ trang, lực lượng chính trị,binh vận…tiến hành ba cuộc đấu tranh chính trị lớn vào ngày 4 tháng 10năm 1960, ngày 7 tháng 1 năm 1961 và ngày 5 tháng 3 năm 1961 Phốihợp với đấu tranh chính trị, Tiểu đoàn 502 cùng với nhân dân huyện CaoLãnh giành thắng lợi ở Cả Mác (3/2961)

Không thực hiện được mục tiêu kế hoạch bình định miền Namtrong 18 tháng (6/1961- cuối 1962), Mĩ-Diệm buộc phải chuyển qua thựchiện kế hoạch Mác Namara, bình định miền Nam trong ba năm (1963-1965) Nội dung chủ yếu của kế hoạch này là tập trung lực lượng càn

Trang 9

quét, gom dân lập ấp chiến lược một cách ào ạt, vừa tập trung bình địnhvùng trọng điểm, vừa đánh phá trên diện rộng.

Trong những năm 1963, Tỉnh ủy chỉ đạo mở ba đợt tấn công phá

ấp chiến lược: đợt 1 (1/1963-6/1963), đợt 2 (7/1963-10/1963), đợt 3 (từtháng 11 trở đi) Trọng điểm là Cao Lãnh Tiểu đoàn 502 đã liên tiếpgiành được nhiều thắng lợi như: trận Bình Hàng Tây (22/12/1963), trậnXẻo Quýt (6 1963)…

Tiểu đoàn 502 và các lực lượng vũ trang trong tỉnh, phối hợp chặtchẽ với lực lượng chính trị, binh vận, đẩy mạnh tiến công địch trên toànchiến trường, tiêu hao, tiêu diệt nhiều địch, phá ấp chiến lược, giànhthắng lợi to lớn Một số chiến thắng tiêu biểu như: tập kích đại đội bảo anhuyện Cao Lãnh đóng ở Bình Hàng Trung (14/3/1964), diệt đồn Cái Sách(15/4/1964), tiến công địch ở vùng ven thị xã Cao Lãnh (5/1964)…

Trong hơn bốn năm, Tiểu đoàn 502 và các lực lượng vũ trang củatỉnh đã cùng toàn dân, vượt qua nhiều khó khăn, ác liêt, đánh thắng

“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ - ngụy trên chiến trường Kiến Phong Cán

bộ, chiến sĩ luôn nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh chiến đấu của Tỉnh

ủy và chỉ đạo của quân khu, liên tục tiến công địch, hỗ trợ đắc lực chophong trào phá ấp chiến lược của nhân dân, đánh bại nhiều cuộc càn quétcủa địch, bao vây, tiến công, diệt và bức rút nhiều đồn bốt, chủ động phụckích, tập kích nhiều trận thắng lợi Đã tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lựcđịch Những thắng lợi trên của quân và dân tỉnh Kiến Phong đã góp phầncùng toàn miền Nam làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của

Mĩ - ngụy, tạo thế và lực mới, tiếp tục giành thắng lợi trước những âmmưu chiến lược mới

2 Góp phần đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ trên chiến trường Kiến Phong (1965-1968)

Từ đầu năm 1965, cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ có bước tiếnmới Trước sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển

Trang 10

sang dùng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn chinh Mĩ vàotrực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam, bước phản công nhằmgiành lại quyền chủ động, giành thắng lợi quyết định về chiến lược Biệnpháp chủ yếu của chiến lược là tìm và diệt.

Trên cơ sở quán triệt quyết tâm của trung ương Đảng, của chủ tịch

Hồ Chí Minh, các nghị quyết của trung ương Cục và chỉ đạo của Tỉnh ủyKiến Phong, Tiểu đoàn 502 đã tập trung các đơn vị của mình lại, tiếnhành củng cố tổ chức, bổ sung tân binh, huấn luyện kĩ thuật cho bộ đội.Đặc biệt tỉnh mở lớp huấn luyện sử dụng hỏa lực cho cán bộ Tiểu đoàn

502 lúc này biên chế thành bốn đại đội tập trung, thường gọi là C1, C2,C3,C4 Quân số được bổ sung, đại đội trung bình có 80 đồng chí, vũ khí

do sự chi viện của miền Bắc nên tương đối đủ và có hỏa lực mạnh

Song song công tác tổ chức huấn luyện, tiểu đoàn mở đợt giáo dụcchính trị, học tập tình hình nhiệm vụ mới, xây dựng quyết tâm đánh thắnggiặc Mĩ xâm lược Qua đó, đã củng cố được niềm tin và khả năng đánhthắng Mĩ của cán bộ, chiến sĩ, hăng hái hưởng ứng phong trào thi đua

“Tìm Mĩ mà đánh”, “Tìm Mĩ mà diệt” Tiểu đoàn 502 đã liên tiếp giànhnhiều thắng lợi như: tập kích địch trên kênh ông Cả thuộc xã Tân An thị

xã Cao Lãnh (28/2/1965), tập kích địch tại Tân An (30/2/1965)…

Những tháng đầu năm 1966, Mĩ - ngụy mở cuộc phản công chiếnlược mùa khô lần thứ nhất trên toàn miền Nam Ở Kiến Phong, địch mởnhiều cuộc hành quân, càn quét đánh vào các căn cứ, phá hoại mùamàng… Tiểu đoàn 502 và các lực lượng vũ trang của tỉnh đã liên tục tiếncông tiêu hao, tiêu diệt địch: tập kích quân địch tại đồn Cái Tre thuộchuyện Thanh Bình (10/4/1966), tập kích đồn Bà Dư, Mĩ Hội thuộc huyệnLong Hiệp (23/5/1966) tấn công sân bay Tân Tịch thuộc thị xã Cao Lãnh(18/7/1966)…

Trang 11

Với những thắng lợi trên, ta vẫn tiến công địch bằng ba mũi, bướcđầu có kinh nghiệm đánh Mĩ, góp phần cùng toàn miền Nam làm thất bạicuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 của Mĩ-ngụy.

Bước vào mùa khô 1966-1967, địch mở cuộc phản công chiến lượclần thứ hai Cường độ chiến tranh cao hơn và ác liệt hơn, quy mô càn phárộng hơn Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mới, Tiểu đoàn 502 tổ chứchọc tập nhằm củng cố thêm tinh thần và quyết tâm đánh thắng giặc Mĩcho cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn Nhờ vậy, Tiểu đoàn 502 liên tiếp giànhđược nhiều thắng lợi như: tập kích địch ở Đốc Binh Kiều (13/7/1967), tấncông vào khu kho hậu cần tiểu khu Kiến Phong tại xã Mĩ Trà (12/8/1967)

…làm thất bại cuộc phản công mùa khô lần thứ hai của Mĩ-ngụy

Qua hơn hai năm (5/1965-12/1967) đối mặt với “Chiến tranh cụcbộ” của Mĩ, Tiểu đoàn 502 nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, dũngcảm tiến công địch, từng bước làm tổn thất nặng nề các lực lượng,phương tiện chiến tranh và đánh bại các thủ đoạn đánh phá ác liệt, nguyhiểm của địch, thực hiện được yêu cầu chính trị ở địa phương

3 Tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân

1968 ở tỉnh Kiến Phong

Sau các cuộc phản công chiến lược của địch, thực tế chiến trườngnổi lên tình hình: địch đã thất bại nhiều mặt, dư luận rộng rãi rên thế giớingày càng phản đối Mĩ xâm lược Việt Nam; giới cầm quyền Mĩ bắt đầudao động, lúng túng nhưng vẫn ngoan cố tiếp tục tăng quân, chuẩn bị kếhoạch mở cuộc phản công; ta đã thắng lớn nhưng chưa làm chuyển biến

cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta

Trên cơ sở phân tích toàn diện cuộc chiến tranh giữa ta và đế quốc

Mĩ trên cả hai miền Nam, Bắc, Hội nghị trung ương (14/1/1968) nhất tríthông qua quyết định: mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân MậuThân năm 1968 nhằm mục tiêu “Giáng cho địch một đòn thật mạnh vàhiểm, bất ngờ và đồng loạt, làm cho Mĩ phải lung lay ý chí xâm lược, tạo

Trang 12

nên sự thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta” Trên tinh thần

đó, tỉnh quyết định rút bộ đội huyện bổ sung cho tỉnh, chuyển du kích xãlên bộ đội huyện Điều một bộ phận của Tiểu đoàn 502A sang làm nòngcốt để tỉnh điều thêm cán bộ ở tỉnh và bộ đội huyện thành lập Tiểu đoàn502B, tiểu đoàn này do đồng chí Sáu Huy làm tiểu đoàn trưởng Tỉnh rútđại đội hỏa lực của Tiểu đoàn 502 củng cố và trang bị thêm vũ khí mới,đặt phiên hiệu là đại đội 67 Ngoài ra, tỉnh còn thành lập đại đội đặc công,trinh sát và đặc biệt là đại đội thông tin với ba trung đội: vô tuyến, hữutuyến và truyền đạt

Như vậy, trước giờ tổng tiến công, tỉnh có hai tiểu đoàn: 502A và502B, một đại đội trợ chiến, một đại đội đặc công, một đại đội trinh sát,một đại đội thông tin Các đơn vị đều được bổ sung đủ quân số theo biênchế và tăng cường trang bị nhất là hỏa lực Công tác động viên chính trị,lãnh đạo tư tưởng được tiến hành khẩn trương, sôi nổi đã làm cho cán bộ,chiến sĩ nhận rõ thời cơ lịch sử của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy XuânMậu Thân, mọi người đều có quyết tâm cao, sẵn sàng bước vào cuộc tổngtiến công với khí thế cao

Mục tiêu tiến công của tỉnh Kiến Phong là thị xã Cao Lãnh Tiểuđoàn 502A được giao nhiệm vụ đột phá ở hướng chủ yếu từ đông nam lên

để đánh chiếm thị xã Cao Lãnh Tiểu đoàn 502B được giao nhiệm vụchiến đấu ở hướng thứ yếu Đêm ngày 29, rạng sáng ngày 30 Tết, cả haitiểu đoàn đều đồng loạt tấn công Nhờ tinh thần chiến đấu dũng cảm,ngoan cường nên hai tiểu đoàn đã tiêu hao, tiêu diệt nhiều quân địch, pháhủy nhiều đồn bốt của địch, kiên cường bám trụ và đánh địch phản kích

có kết quả, góp phần cùng toàn tỉnh, toàn miền Nam và cả nước giànhthắng lợi to lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thânnăm 1968, buộc đế quốc Mĩ phải xuống thang chiến tranh và chấp nhậnngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pari

Chương ba

Ngày đăng: 08/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w