1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cuộc thi 1000 năm Thăng Long-HN

4 189 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 44,5 KB

Nội dung

Phần I: 12 câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Trong bài "Chiếu dời đô", Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long? a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi. c. Có núi cao sông dài. d. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Câu 2: Tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào? a. Thành Đại La. b. Thành Cổ Loa. c. Thành cổ Sơn Tây. d. Thành cổ Hà Nội. Câu 3: Ngôi "Làng hai Vua" ở phía Tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì? a. Nhị Khê. b. Thủ Lệ. c. Hạ Lôi. d. Đường Lâm. Câu 4: Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn Nguyên của Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm nào? a. Núi Cung. b. Núi Nùng. c. Núi Khán. d. Núi Sưa. Câu 5: Những công trình nào trong "Tứ đại khí" nước Đại Việt thời Lý - Trần đã được tạo tác ở a. Tháp Báo Thiên b. Chuông Quy Điền c. Tượng Quỳnh Lâm. d. Vạc Phổ Minh Câu 6: Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, di sản nào là của thời Lê? a. Khuê Văn Các. b. Đại Bái Đường. c. Nhà Thái Học. d. Bia Tiến Sỹ. Câu 7: Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật toàn cầu nào? a. Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất. b. Là nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa của phương Đông và thế giới. c. Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài. d. Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần một thiên niên kỷ. Câu 8: Ngày 10 - 10 - 1954, đại quân ta tiến vào giải phóng Thủ đô qua những cửa ô nào? a. Ô Quan Chưởng. b. Ô Cầu Giấy. c. Ô Cầu Dền. d. Ô Chợ Dừa. Câu 9: Năm 1966, từ địa điểm nào của Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã phát biểu lời khẳng định chân lý: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!"? a. Phủ Chủ tịch. b. Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (trước Nhà hát lớn). c. Quảng trường 1 tháng 5 (trước Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội). d. Quảng trường Ba Đình. Câu 10: Trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mỹ vào Thủ đô, đã diễn ra vào năm nào? a. Năm 1968. b. Năm 1972. c. Năm 1973. d. Năm 1975. Câu 11: Cùng với biểu tượng "Vòng người nắm tay nhảy múa" này, vào năm 1999, vì đã có thành tích là thành phố tiêu biểu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quản lý đô thị, bình đẳng cộng đồng, gìn giữ môi trường, thúc đẩy văn hóa giáo dục, đặc biệt là chăm lo cho công dân và thế hệ trẻ, Hà Nội đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu nào? a. Thành phố của những giá trị nhân loại. b.Thành phố Xanh - Sạch - Đẹp. c. Thành phố Vì hòa bình. d. Thành phố Di sản văn hóa thế giới. Câu 12: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vào dịp nào? a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. b. Kỷ niệm 30 năm trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" c. Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Thủ đô. d. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội. Phần II: Câu hỏi tự luận Bạn viết một bài không quá 1.000 từ (theo thể bình luận, nêu cảm nghĩ, cảm tưởng ) của bạn về những câu mở đầu trong bài hát "Người Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi: "Đây Hồ Gươm, Hồng hà, hồ Tây/Đây lắng hồn núi sông ngàn năm " Nguyễn Đình Thi là một nhà văn , là một nhạc sĩ, là nhà thơ lớn. Ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng. Rất nhiều bài thơ, bài văn, bài hát đã đi sâu vào lòng người. Bài hát Người Hà Nội, ca ngợi về Hà Nội của ông là một bài hát rất hay đã được rất nhiều người biết đến.Với bài hát này, ông xứng đáng được tôn vinh là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của nước ta. Ngoài bài hát này, ông còn sáng tác rất nhiều bài hát nổi tiếng khác, đặc biệt là thể loại nhạc thời kháng chiến. Tên tuổi của ông đã được bao thế hệ biết đến và hơn nửa sau của thế kỷ XX, với sự hoạt động có hiệu quả ở nhiều lĩnh vực: triết học, văn thơ, kịch , nhạc. Ông là một văn nghệ sĩ đa tài, để lại cho đời những thành tựu đáng kể ở cả 2 hoạt động sáng tác và quản lý. Vào đầu bài hát Nguyễn Đình Thi không ngần ngại khẳng định rằng “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây ”, đây là ba danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng nhất của Hà Nội không được kẻ nào dám xâm phạm. Vì “ Đây lắng hồn núi sông ngàn năm, ngàn năm”, đây là một nơi rất linh thiêng, hồn sông núi từ ngàn năm hội tụ về đây. Ông sáng tác bài hát Người Hà Nội vào năm 1947. Đó là thời điểm hết sức khó khăn của nhân dân ta, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa mới được lãnh tụ Hồ Chí Minh phát động. Chúng ta vẫn gọi đây là giai đoạn phòng ngự với việc thực hiện vườn không nhà trống ở những nơi giặc xâm chiếm để cản bước tiến của chúng. Tại Thủ đô Hà Nội, chiến lũy được dựng lên ở nhiều đường phố và những đội quân cảm tử đã sẵn sàng tất cả cho Tổ Quốc. Cả thủ đô ngập trong máu lửa và hừng hực lòng căm thù, sôi sục ý chí quyết chiến quyết thắng. Vậy mà mở đầu bài hát, nhạc sĩ đã không phản ánh ngay điều đó mà như người họa sĩ phác họa một màu thật tươi sáng, thật lãng mạng về Hà Nội, về Thủ đô ngàn năm văn hiến: Nét nhạc ở phần đầu dàn trải thoáng đãng, đã được vút lên gieo vào lòng người nghe cái gì đó thật linh thiêng thanh cao với việc nhắc lại những cái tên của Thủ đô từng mang trong quá khứ bao nhiêu là chiến công vang dội, bao nhiêu sự hy sinh, mất mát của nhân dân, bao nhiêu kí ức buồn, vui lẫn lộn khi phải tiễn người thân ra đi bảo vệ Tổ quốc. Có thể coi đó như một khúc trổ, như sự chuẩn bị về tâm lý, cảm xúc cho người nghe để ngay sau đó đón nhận bức tranh hoành tráng của Thủ đô máu lửa Người Hà Nội là một bài hát được tác giả viết ở hình thức khá tự do, không tuân thủ một khuôn mẫu, kiểu. Có thể coi đó là một trường ca, giống như trường ca Sông Lô của Văn Cao . Bài hát của Nguyễn Đình Thi không hoàn toàn theo cái tuần tự kết cấu thông thường mà nhiều người viết trường ca vẫn làm: Mở đầu là Hà Nội thơ mộng tác giả ngân dài như một điệp khúc ca ngợi về Hồ Gươm, Hồng hà, Hồ Tây.Khẳng định rằng nơi đây đã tụ hội, lắng động bao nhiêu là tâm hồn con người ở khắp mọi nơi, kể cả hồn sông núi cũng tụ họp về đây để cảm nhận được vẻ đẹp, vẻ thơ mộng,….của Hà Nội. Tác giả Nguyễn Đình Thi sáng tác bài hát này vào lúc cuộc kháng chiến chống Pháp vừa mới bắt đầu. Hà Nội lúc ấy đang bề bộn, ngút trời đạn lửa. Vậy mà lãng mạn thay, ông đã hình dung tới một Hà Nội chiến thắng không xa vói bao nhiêu là cảnh đẹp lộng lẫy, cổ kính ở Hồ Gươm. Và khúc khải hoàn của Nguyễn Đình Thi trong bài này không phải là một kết cục bình thường như mọi cuộc chiến thắng mà thật đặc biệt. Ở đó có sự hiện diện bằng hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, trong đó nổi bật là đôi mắt sáng ngời và mái tóc bạc phơ của Người cùng với một nụ cười hiền từ trên môi- nụ cười của cả nước non và nụ cười của người cha vĩ đại. Khép lại một bài hát dài chỉ còn lại tiếng cười- tiếng cười của ngày về chiến thắng. Tiếng cười vang, rạng rỡ ấy lại được ngập trong một rừng cờ tạo nên bức tranh hoành tráng về tầm vóc, tư thế của Thủ đô Hà Nội- cũng đồng thời là cả dân tộc Việt Nam. Thay cho lời nói bằng bản nhạc du dương, tác giả muốn nhắn nhủ tới người Hà Nội luôn phát huy tác dụng ở mọi thời điểm lịch sử để bảo tồn, giữ gìn những cảnh đẹp vô gia như đầu bài hát đã nêu.Cũng như luôn duy trì được phẩm chất, đạo đức của mình để không hổ thẹn với một tác phẩm âm nhạc có giá trị lớn nhất viết về Thủ đô. Hai nét hào hoa và anh hùng luôn là đặc điểm của Hà Nội, của người Thủ đô đã được biểu hiện hài hòa nhuần nhuyễn trong bài hát. Bài hát đã lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đời cha ông đi trước, đời con cháu tiếp bước theo sau nhưng người Hà Nội vẫn sáng ngời, vẫn anh dũng, vẫn kiên cường đứng vững để chung tay góp sức bảo vệ xây dựng Hà Nội và luôn xứng đáng với Nguyễn Đình Thi trong bài hát Người Hà Nội. . Phủ trên không" đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mỹ vào Thủ đô, đã diễn ra vào năm nào? a. Năm 1968. b. Năm 1972. c. Năm 1973. d. Năm 1975. Câu 11: Cùng với. nào? a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. b. Kỷ niệm 30 năm trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" c. Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Thủ đô. d. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội Vì “ Đây lắng hồn núi sông ngàn năm, ngàn năm , đây là một nơi rất linh thi ng, hồn sông núi từ ngàn năm hội tụ về đây. Ông sáng tác bài hát Người Hà Nội vào năm 1947. Đó là thời điểm hết sức

Ngày đăng: 08/07/2014, 00:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w