1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thử đường máu vào lúc nào ? Thử bao nhiêu lần là thích hợp ? doc

5 556 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 325,74 KB

Nội dung

Thử đường máu vào lúc nào ? Thử bao nhiêu lần là thích hợp ? Với người tiểu đường týp 2, mới bắt đầu điều trị nếu có điều kiện thử đường máu lúc đói và đặc biệt sau ăn 1 - 2 giờ cho phép đánh giá lượng thức ăn có chứa chất bột - đường như đã ăn là nhiều quá hay ít quá, loại thức ăn đó có ảnh hưởng thực sự như thế nào lên mức độ đường trong máu. Chỉ có cách dựa trên các số liệu thu thập thực tế mới cho phép điều chỉnh có căn cứ khoa học về chế độ ăn, thuốc đang dùng một cách thích hợp nhất. Khi bệnh đã ổn định và bản thân người tiểu đường týp 2 có hiểu biết về ảnh hưởng của các loại thức ăn lên đường máu thì không cần thiết phải thử máu nhiều lần trừ trường hợp có bất thường sảy đến như nhiễm khuẩn bất kỳ, stress, có các triệu chứng hạ hoặc tăng đường máu Với người tiểu đường điều trị bằng insulin, thử đường máu nhiều lần trong ngày vào các thời điểm khác nhau là cách duy nhất cho phép kiểm soát đường máu ở mức tối ưu. Với cách tiêm insulin 2 lần loại insulin trộn sẵn trên: (1) Nếu thử đường máu trong khoảng thời gian 7 - 11 giờ: giả sử đường máu lúc 9 giờ tăng >11 mmol/l, lúc 11 giờ tăng > 7 mmol/l: điều đó có nghĩa hoặc liều insulin buổi sáng ít hơn so với nhu cầu (tăng thêm 1-2 đơn vị) hoặc là bữa sáng ăn nhiều hơn mức cần thiết (điều chỉnh lại lượng chất bột đường đưa vào). Trong tình huống khác, giả sử đường máu lúc 9 giờ cũng tăng >11 mmol/l nhưng đến 11 giờ đường huyết tụt xuống còn 3,5 mmol/l: giải pháp cho tình huống này có thể như sau: giảm chất bột đường lúc sáng, đến 9-10 giờ ăn thêm bữa phụ nhỏ. Như vậy sẽ tránh được tăng đường huyết lúc 9 giờ và hạ đường huyết lúc 11 giờ. (2) Đường máu trong khoảng 7-18 giờ chịu ảnh hưởng chủ yếu của liều insulin buổi sáng, bữa ăn trưa và bữa ăn sáng cũng như là hoạt động thể lực nhiều hay ít trong ngày gây ra. - Đường máu trong khoảng từ 18 giờ đến 7 giờ sáng chịu ảnh hưởng chủ yếu vào liều insulin buổi chiều, bữa ăn chiều cũng như là hoạt động thể lực trong ngày mang lại. Tương tự như vậy ta suy luận cho cách diễn giải của cách tiêm insulin thứ 2 (4 mũi tiêm /ngày): đường máu buổi chiều chịu ảnh hưởng của liều insulin nhanh trước bữa ăn trưa, đường máu buổi tối chịu ảnh hưởng của mũi tiêm trước bữa ăn chiều. Với người dùng thuốc uống hạ đường huyết ban ngày, tiêm insulin buổi tối, nếu không thử đường máu sau các bữa ăn sáng, trưa, chiều ta cũng không bao giờ biết được thực sự thuốc có tác dụng hay không ? Biến chứng của bệnh tiểu đường phụ thuộc vào đường máu trung bình của cả ngày chứ không phụ thuộc vào bất kỳ thời điểm nào. Do vậy chỉ đơn thuần dựa vào đường máu lúc đói buổi sáng sẽ không phản ánh trung thực hiện trạng bệnh. Có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới chứng minh rằng chính đường máu sau ăn có tương quan tốt hơn với đường máu trung bình (bằng cách so sánh với nồng độ HbA1c). Ở Việt Nam do điều kiện kinh tế còn eo hẹp, do bảo hiểm y tế chưa có điều kiện chi trả các test thử, nếu không thể thử được nhiều lần trong ngày, hãy thử các thời điểm khác nhau, vào các ngày khác nhau và ghi lại kết quả trên quyển sổ riêng cũng có thể cho phép hình dung phần nào về liều lượng thuốc có được phân bố hợp lý hay không. Ths, Bs Nguyễn Huy Cường. BV Nội tiết TƯ. . Thử đường máu vào lúc nào ? Thử bao nhiêu lần là thích hợp ? Với người tiểu đường týp 2, mới bắt đầu điều trị nếu có điều kiện thử đường máu lúc đói và đặc biệt. chứng hạ hoặc tăng đường máu Với người tiểu đường điều trị bằng insulin, thử đường máu nhiều lần trong ngày vào các thời điểm khác nhau là cách duy nhất cho phép kiểm soát đường máu ở mức tối. cách thích hợp nhất. Khi bệnh đã ổn định và bản thân người tiểu đường týp 2 có hiểu biết về ảnh hưởng của các loại thức ăn lên đường máu thì không cần thiết phải thử máu nhiều lần trừ trường hợp

Ngày đăng: 07/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w