Sợ gì cảm lạnh! Cảm lạnh là bệnh thường gặp mùa này. Buổi sáng, trước khi ra khỏi nhà, bạn nên mang theo một chiếc áo khoác mỏng vì có thể trưa còn “nắng rám trái bưởi” nhưng chiều tối về trời đã se lạnh. Ban đêm, nhiệt độ có thể hạ xuống rất thấp, nếu không chú ý điều chỉnh quạt, điều hoà bạn rất dễ bị cảm lạnh mà không biết do ngủ say. Đặc biệt phải để ý đến trẻ nhỏ, nếu bé ra nhiều mồ hôi thì phải lau khô ngay bằng khăn mềm để mồ hôi không thấm ngược lại. Cảm lạnh thường đi kèm ho, nghẹt mũi, sổ mũi, đau đầu, sốt, toát mồ hôi. Người bị cảm lạnh cần được đưa vào nằm chỗ ấm, thoáng đãng, tránh gió lùa, xoa dầu nóng khắp người, uống một gói trà gừng pha trong nước ấm. Ho do lạnh thường là ho khan hoặc ho có đờm nhẹ và có thể tái diễn dai dẳng. Giữ ấm vùng hầu họng và mũi, kết hợp với sử dụng một loại thuốc ho phù hợp để điều trị kịp thời là việc cần làm. Hãy súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc họng TB, Listerin… có thể dùng một số bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu quả như quất hoặc lá húng chanh hấp với mật ong, chanh muối chưng cách thuỷ rồi chắt lấy nước uống. Thuốc ho nên dùng những loại đơn thuần như Bạch Long Thuỷ, Ho Bổ Phế… Nếu ho do dị ứng có thể dùng siro Phenegan, siro Alimimerazin. Viên ngậm ho Strepsil cũng làm giảm ho hiệu quả. Trẻ em ho hay quấy khóc về đêm nên có thể dùng thuốc ho chứa chất an thần như siro Broma. Không nên tự ý dùng các loại thuốc ho có chứa chất gây nghiện như Terpincodein, đặc biệt với trẻ em. Các loại siro đều có thìa phân liều kèm theo, khi dùng phải đong bằng thìa này để đảm bảo liều lượng chính xác. Khi cho trẻ nhỏ uống siro nên pha thêm một ít nước đun sôi để nguội nhằm tránh cho trẻ bị sặc do hàm lượng đường khá cao trong thuốc. Nghẹt mũi là bạn đồng hành cùng cảm lạnh. Nghẹt mũi cũng dễ dẫn đến viêm cả hệ thống hô hấp vì bệnh nhân phải thở bằng miệng nên không khí hít vào không được lọc sạch, không được làm ấm và ẩm. Để đường mũi thông thoáng, cần lau phía trong mũi bằng bông gòn rồi nhỏ Natriclorid 0,9% làm sạch và dùng bình xịt mũi muối biển. Không nên tự ý dùng thuốc co mạch, thuốc chứa corticoid hay xông mũi bằng máy khí dung. Có nhiều loại thuốc xịt mũi với thành phần và mức độ điều trị khác nhau nên khi sử phải có chỉ định của bác sĩ. Mỗi lần xịt mũi chỉ xịt 2 – 3 cái. Sốt, nhức đầu cũng không hề dễ chịu. Nếu chườm mát trên trán, xoa bóp hai bên thái dương và vùng gáy không đỡ, có thể dùng các loại thuốc có chứa paracetamol như Efferangan, Pamin, Panadol. Có hai loại thuốc hạ sốt giảm đau chứa được chất paracetamol. Một loại chỉ chứa paracetamol là thuốc giảm đau hạ nhiệt thông thường. Loại thứ hai phối hợp ba dược chất: paracetamol, clorpheniramin và phenylpropanolamin vừa giảm đau vừa chống dị ứng và nghẹt mũi. Loại này nếu dùng phải có đơn thuốc bác sĩ, có chứa kháng histamin không dùng đối với phụ nữ có thai, nhất là ở ba tháng đầu, và người đòi hỏi sự tỉnh táo, tập trung tinh thần như lái xe, vận hành máy móc hoặc thiết bị chính xác. Thuốc có chứa chất co mạch giảm sung huyết tránh dùng đối với người bị cao huyết áp, người bị cường tuyến giáp, vì khi dùng có thể làm tăng huyết áp. Kể cả thuốc hạ sốt giảm đau thông thường chỉ có paracetamol cũng chống chỉ định với người mắc bệnh gan. Cuối cùng, để ngừa cảm lạnh, bạn cần ăn uống đủ bữa, đủ chất, tăng cường rau quả tươi, đặc biệt là các loại quả có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi. Giữ gìn vệ sinh thân thể, chân tay, thường xuyên nhỏ mắt, mũi bằng thuốc nhỏ Natriclorid 0,9%. . Sợ gì cảm lạnh! Cảm lạnh là bệnh thường gặp mùa này. Buổi sáng, trước khi ra khỏi nhà, bạn nên mang. hoà bạn rất dễ bị cảm lạnh mà không biết do ngủ say. Đặc biệt phải để ý đến trẻ nhỏ, nếu bé ra nhiều mồ hôi thì phải lau khô ngay bằng khăn mềm để mồ hôi không thấm ngược lại. Cảm lạnh thường. gan. Cuối cùng, để ngừa cảm lạnh, bạn cần ăn uống đủ bữa, đủ chất, tăng cường rau quả tươi, đặc biệt là các loại quả có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi. Giữ gìn vệ sinh thân thể, chân