5 hiểu lầm thường gặp về bệnh cúm 5 hiểu lầm thường gặp về bệnh cúm Bạn nghĩ rằng phụ nữ có thai không thể chích ngừa cúm? Không đúng, với loại văcxin cúm được sản xuất từ virus bất hoạt thì vẫn tiêm được mà không gây hại cho người mẹ và thai nhi. Tiến sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, khẳng định, văcxin phòng cúm làm từ virus bất hoạt không hề có chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Nó còn được chỉ định cho phụ nữ chuẩn bị mang thai trong mùa dịch cúm nhằm tránh những nguy cơ mà bệnh này gây ra cho thai nhi. Nhưng với loại văcxin cúm sản xuất từ virus sống giảm độc lực thì phụ nữ có thai không được dùng.Tiến sĩ Hiền còn nếu ra những ngộ nhận thường gặp khác về tiêm phòng cúm: - Cúm và cảm lạnh là 2 bệnh giống nhau: Cảm lạnh là từ chung chỉ hội chứng viêm đường hô hấp trên (mũi, họng, cuống phổi) do nhiều loại virus gây ra như rhino, adeno và cả virus cúm với triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, đau nhức mình Cúm là từ chuyên biệt dùng để chỉ bệnh nhiễm virus cúm influenza type A, B. Tuy nhiên, trên lâm sàng đôi khi khó phân biệt bệnh do virus nào gây ra, trừ khi xét nghiệm phết mũi họng. - Cúm chỉ xảy ra ở xứ lạnh hoặc vào mùa đông: Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu để xác định điều này, nhưng qua thực tế mấy năm qua, có thể nói cúm xảy ra nhiều vào các tháng cuối năm 11, 12 và đầu năm 1, 2, 3. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra trong tháng 7, 8. Tình hình này giống như ở Thái Lan và Philippines. - Cúm chỉ nguy hiểm cho trẻ em: Cúm có thể gây bệnh nặng cho trẻ em, người lớn tuổi và cả thanh niên. Vừa qua, cúm A-H5N1 gây bệnh cho cả thanh niên và trẻ em. - Tiêm phòng cúm thường có thể ngừa cả H5N1: Văcxin phòng cúm hiện nay được cấu tạo từ 3 chủng virus thường gặp nhất trong năm là H1N1, H3N2 và cúm B; vì vậy chỉ bảo vệ người tiêm chủng khỏi 3 chủng này chứ không phòng được H5N1. Tuy nhiên, nó giúp tránh được hiện tượng kết hợp di truyền nếu một người không may nhiễm cả 2 loại. Chích ngừa cúm trong mùa dịch có lợi cho cộng đồng nhiều hơn cho cá nhân, thường được chỉ định cho những người tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân nói chung và bệnh nhân cúm nói riêng, người thường tiếp xúc với gia cầm. Bệnh cảm cúm do thời tiết Vào mùa đông có rất nhiều người mắc bệnh cảm cúm, đặc biệt là trẻ em. Xác định bước đầu để phân biệt với mắc bệnh cúm gia cầm: Ở vùng dịch tễ an toàn, môi trường sạch sẽ, không có gia cầm chết hàng loạt không gần nơi mua bán, chăn nuôi gia cầm, người thân không ăn thịt gia cầm, không thăm viếng người ốm đau, không tiếp xúc người lạ ở vùng khác đến.Cảm cúm do thời tiết là do vùng cổ, ngực không được bảo vệ ấm, nhiễm lạnh đột ngột hay nhiễm nước mưa, lạnh kéo dài. Khi bị cảm cúm do thời tiết, người bệnh thấy đau rát ở cổ họng, đau sau gáy xuống bả vai, sổ nước mũi loãng liên tục, ngạt mũi khó thở, sốt nhẹ từ 38-39,5 o C, ho khan, ho khúc khắc, người mệt mỏi, ăn ít không có diễn biến rầm rộ và những yếu tố nguy kịch đến tính mạng.Nếu được khám đầy đủ thì thấy vùng họng amiđan đỏ, sưng to, chụp Xquang tim phổi bình thường, xét nghiệm bạch cầu không tăng. Nếu được chăm sóc đầy đủ như ủ ấm, bổ sung nhiều vitamin C liều cao, cho ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng, nghỉ ngơi hợp lý thì sau 3-5 ngày hết sốt, sau 7 ngày sẽ khỏi. Đề phòng bệnh cảm cúm mùa đông: Giữ ấm cơ thể, không để bị nhiễm nước, nhiễm lạnh kéo dài; vệ sinh cá nhân, súc miệng bằng nước muối pha loãng vào buổi sáng và tối để sát khuẩn vùng hầu họng; ăn uống đầy đủ, sinh hoạt điều độ, thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng. . 5 hiểu lầm thường gặp về bệnh cúm 5 hiểu lầm thường gặp về bệnh cúm Bạn nghĩ rằng phụ nữ có thai không thể chích ngừa cúm? Không đúng, với loại văcxin cúm được sản xuất. niên. Vừa qua, cúm A-H5N1 gây bệnh cho cả thanh niên và trẻ em. - Tiêm phòng cúm thường có thể ngừa cả H5N1: Văcxin phòng cúm hiện nay được cấu tạo từ 3 chủng virus thường gặp nhất trong. ngừa cúm trong mùa dịch có lợi cho cộng đồng nhiều hơn cho cá nhân, thường được chỉ định cho những người tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân nói chung và bệnh nhân cúm nói riêng, người thường