1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Bài giảng Vật lý 11 NC - DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ pps

10 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 146,3 KB

Nội dung

DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu bản chất dòng điện trong chất khí và mô tả. - Hiểu đường đặc tuyến Vôn – ampe, sự biến thiên của cường độ theo hiệu điện thế, sự iôn hoá do va chạm trong chất khí. - Hiểu được sự hình thành tia lửa điện và hồ quang. - Hiểu một số ứng dụng của tia lửa điện và hồ quang. - Nắm được sự phóng điện dưới áp suất thấp và ứng dụng của nó. 2. kỹ năng - Giải thích bản chất dòng điện trong chất khí. - Giải thích bản chất sự phóng điện trong chất khí ở điều kiện bình thường. - Giải thích ứng dụng phóng điện dưới áp suất thấp. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên a) Kiến thức và dụng cụ: - Thí nghiệm dòng điện trong chất khí; tia lửa điện; hồ quang điện; dòng điện dưới áp suất thấp. - Một số hình vẽ trong SGK đã phóng to. b) Phiếu trắc nghiệm : P1. Bản chất dòng điện trong chất khí là A. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, êlectron ngựoc chiều điện trường. B. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngựoc chiều điện trường. C. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các êlectron ngựoc chiều điện trường. D. Chuyển dời có hướng của các êlectron ngựoc chiều điện trường. P2. Chọn câu đúng. A. Dòng điện trong chất khí là dòng các ion. B. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm. C. Hạt tải điện cơ bản trong chất khí là êlectron, ion dương và ion âm. D. Cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất bình thường tăng lên khi hiệu điện thế tăng. P3. Chọn câu đúng. Bản chất dòng điện trong kim loại khác với bản chất dòng điện trong chân không và trong chất khí như thế nào? A. Dòng điện trong kim loại cũng trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các electron. B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Còn dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các ion dương và ion âm. C. Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron. Còn dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron, của các ion dương và ion âm. D. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không là dòng chuyển động có hướng của các ion dương và ion âm. Còn dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron, của các ion dương và ion âm. P4. Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng trong A. hàn điện B. Chế tạo đèn ống. C. Diốt bán dẫn D. Ống phóng điện tử. P5. Cách tạo ra tia lửa điện là A. Nung nóng không khí giữa hai đầu tụ điện được tích điện. B. Đặt vào hai đầu của thanh than một hiệu điện thế khoãng 40 đến 50V C. Tạo một điện trường rất lớn khoãng 3.10 6 V/m trong chân không D. Tạo một điện trường rất lớn khoãng 3.10 6 V/m trong không khí. P6.Khi tạo ra hồ quang điện, ban đầu ta phải cho hai đầu thanh than chạm vào nhau để A. Tạo ra cường độ điện trường rất lớn B. Tăng tính dẫn điện ở chổ tiếp xúc của hai đầu thanh than C. Làm giảm điện trở ở chổ tiếp xúc của hai đầu thanh than di rất nhỏ D. Làm tăng điện trở ở chổ tiếp xúc của hai đầu thanh than di rất lớn P7. Chọn phát biểu đúng A. Hiệu điện thế gây ra sét chỉ có thể lên tới hàng triệu vôn B. Hiện tượng hồ quang điện chỉ xãy ra khi hiệu thế đặt vào các cực của thanh than khoãng 10 4 V. C. Cường độ dòng điện trong chất khí khi hiệu điện thế thấp thì tuân theo định luật Ôm. D. Tia catôt là dòng chuyển động của các electron bức ra khỏi catôt khi bị nung nóng. P8. Đối với dòng điện trong chân không. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu catôt và anôt bằng 0 thì A. Giữ anôt và catôt không có các hạt tải điện B. Có các hạt tải điện là electron, ion dương và ion âm C. Cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 0. D. Cường độ dòng điện chạy trong mạch khác 0. c) Đáp án phiếu học tập: P1 (A); P2 (C); P3 (C); P4 (A); P5 (D); P6 (D); P7 ( C); P8 (D). d) Dự kiến ghi bảng: ( chia làm hai cột) Bài 22: Dòng điện trong chất khí 1) Sự phóng điện trong chất khí: a) Thí nghiệm: SGK. b) Kết quả thí nghiệm: SGK + Điều kiện bình thường: Không có dòng điện. + Khi bị đốt nóng có dòng điện. 2) Bản chất dòng điện trong chất khí: SGK + Điều kiện bình thường. + Khí bị đốt nóng tạo ra các ion và êlectron tự do  tác nhân ion hoá. + Chưa có điện trường: Chuyển động hỗn độn. + Có điện trường chuyển động có 4) các dạng phóng điện trong không khí ở áp suất bình thường: a) Tia lửa điện: + U rất cao ( E khoảng 3.10 6 V/m ) + Có tia lủa zíc zắc, tiếng nổ, mùi khét + Nguyên nhân: ion hoá do va chạm b) Sét: SGK c) Hồ quang: + U khoảng 50V, cho 2 cực tiếp xúc rồi tách ra + Ánh sáng chói, ngọn lửa, nhiệt độ rất cao + Do electron từ catôt sang hướng. + Kết luận: Dòng điện trong chân không 3) Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế: Vẽ hình SGK: Đường đặc tuyến vôn- ampe. anôt  nóng lên + kim loại: Nhiệt độ rất cao, chảy kim loại + Ứng dụng: SGK 5) Sự phóng điện trong chất khí ở áp suất thấp: a) Thí nghiệm: SGK b) Hiện tượng: SGK 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức về chuyển động của các phân tử khí( Xem SGK vật lý 10) 3. Gợi ý ứng dụng CNTT - GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về tia lửa điện – sét, hồ quang, sự phóng điện dưới áp suất thấp. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (…phút): Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Báo cáo tình hình lớp. - Trả lời câu hỏi. -Nhận xét câu trả lời của bạn - Kiểm tra tình hình học sinh - Nêu câu hỏi về dòng điện trong chân không, tia catôt. - Nhận xét và cho điểm. Hoạt động 2 (…phút): Sự phóng điện trong chất khí, sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào hiệu điện thế. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Quan sát. - Suy nghĩ phân tích hiện tượng - Trình bày nhận xét - Nhận xét bạn trình bày - Đọc SGK - Thảo luận về bản chất dòng điện trong chất khí - Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất khí - Trình bày bản chất dòng điện trong chất khí - Nhận xét bạn trình bày - Đọc SGK - Thảo luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế. - Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế. - Trình bày sự phụ thuộc của cường độ dòng - Ghi đầu bài lên bảng. - Làm thí nghiệm. - Yêu cầu học sinh quan sát. - Yêu cầu HS đưa ra nhận xét. - Nêu kết luận - Yêu cầu HS đọc phần 2. - Hướng dẫn HS tim hiểu - Yêu cầu HS trình bày - Nhận xét và kết luận - Yêu cầu HS đọc phần 3 - Tổ chức thảo luận. - Yêu cầu HS trình bày. điện vào hiệu điện thế. - Nhận xét bạn trình bày. - Trả lời câu hỏi C1, C2. - Nêu nhận xét. - Nêu câu hỏi C1, C2. Hoạt động 3 (…phút): Phần 2: Các dạng phóng điện trong chất khí ở điều kiên bình thường. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK - Thảo luận nhóm về tia lữa điện. - Tìm hiểu tia lửa điện : Điều kiện hình thành, hiện tượng và ứng dụng - Trình bày về tia lửa điện - Nhận xét về câu trả lời của bạn - Trả lời câu hỏi C3 - Đọc SGk - Thảo luận về sét , cách chống - Tìm hiểu sét và cách phòng chống - Trình bày về sét - Nhận xét câu trả lời của bạn - Trả lời câu hỏi C4. - Yêu cầu HS đọc phần 4a - Hướng dẫn HS tìm hiểu về tia lửa điện. - Yêu cầu HS trình bày. - Nhận xét trình bày - Nêu câu hỏi C3. - Yêu cầu HS đọc phần 4b - Tổ chức thảo luận - Yêu cầu HS trình bày. - Nhận xét . - Đọc SGK. - Thảo luận về hồ quang điện. - Tìm hiểu về hồ quang điện và ứng dụng. - Trình bày về hồ quang điện. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Trả lời câu hỏi C5. - Nghe GV giới thiệu. - Nêu câu hỏi C4. - Yêu cầu HS đọc phần 4c. - Tổ chức thảo luận. - Hướng dẫn HS timkf hiểu hồ quang điện và ứng dụng. - Yêu cầu HS trình bày. - Nhận xét tóm tắt về hồ quang điện. - Nêu câu hỏi C5. - GV giới thiêuh nguồn sáng hồ quang và đèn ống. Hoạt động 4 (…phút): Sự phóng điện ở áp suất thấp. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Quan sát thí nghiệm - Suy nghĩ, phân tích hiện tượng xãy ra. - Trình bày hiện tượng. - Nhận xét bạn trình bày. - Trả lời câu hỏi C6. - Làm thí nghiệm. - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện tượng xãy ra. - Yêu cầu HS trình bày hiện tượng xãy ra. - Nhận xét tóm tắt. - Nêu câu hỏi C6. Hoạt động 5 (…phút): Vận dụng và củng cố. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc câu hỏi trong SGK. - Suy nghĩ. - Trả lời câu hỏi. - Ghi nhận kiến thức. - Nêu câu hỏi 1, 2 SGK. - Nêu câu hỏi trắc nghiệm P ( trong phiếu học tập). - Tóm tắt bài học. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 6 ( …phút): Hướng dẫn về nhà. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi nhớ lời nhắc của GV. - Giao các câu hỏi và bài tập trong SGK. - Giao các câu hỏi trắc nghiệm P( trong phiếu học tập) - Nhắc HS đọc bài mới và chuẩn bị bài sau. . xét - Nhận xét bạn trình bày - Đọc SGK - Thảo luận về bản chất dòng điện trong chất khí - Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất khí - Trình bày bản chất dòng điện trong chất khí - Nhận. A. Dòng điện trong chất khí là dòng các ion. B. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm. C. Hạt tải điện cơ bản trong chất khí là êlectron, ion dương và ion âm. D. Cường độ dòng điện. cụ: - Thí nghiệm dòng điện trong chất khí; tia lửa điện; hồ quang điện; dòng điện dưới áp suất thấp. - Một số hình vẽ trong SGK đã phóng to. b) Phiếu trắc nghiệm : P1. Bản chất dòng điện trong

Ngày đăng: 07/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w