1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương Swr8-HK2(09-10)

10 331 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 80 KB

Nội dung

Đề cương ôn tập sử 8 học kì II. Năm học :2009-2010 I Trắc nghiệm: 1.Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình? a.Do có vị trí địa lí thuận lợi. b.Do chế độ phong kiến suy yếu. c.Do có thị trường rộng lớn. d.Do có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở. 2.Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công ,nhằm thực hiện kế hoạch gì? a.Kế hoạch Đánh nhanh,thắng nhanh. b. Chiếm Đà Nẵng ,kéo quân ra Huế. c.Buộc triều đình Huế đầu hàng. d.Chiếm Đà Nẵng ,khống chế cả miền Trung. 3.Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong công nghiệp ,Pháp tập trung vào ngành nào? a.Sản xuất xi măng & gạch ngói. b.Khai thác than & kim loại. c.Chế biến gỗ & xay xát gạo. d. Khai thác điện , nước. 4.Tháng 2/1859,Pháp quyết định đem lực lượng tấn công ở đâu? a.Gia Định. b.Nha Trang. c.Sơn Trà. d.Đánh ra Huế. 5.Hiệp ước Nhâm Tuất mà nhà Nguyễn kí với Pháp được tiến hành vào thời gian nào? a.5/6/1862. b.6/5/1862. c.15/6/1862. d.16/5/1862. 6.Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái? a.Nguyễn Tri Phương. b.Trương Quyền. c.Trương Định. d.Nguyễn Trung Trực. 7.Triều đình nhà Nguyễn đã có hành động gì sau khi kí hiệp ước Nhâm Tuất? a.Hoà với Pháp để chống lại nhân dân. b.Đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm. c.Lãnh đạo nhân dân kháng chiến. d.Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Trung và Bắc Kì. 8.Mục đích của Pháp trong việc mở trường học : a.Phát triển nền giáo dục Việt Nam. b.Khai hóa nền văn minh nước ta. c.Do nhu cầu học tập của con em quan chức & để đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công cuộc khai thác của Pháp. 9.Sau hiệp ước Nhâm Tuất,cuộc kháng chiến của nhân dân ta bao hàm những nhiệm vụ nào? 1 a.Chống thực dân và chống phong kiến. b.Chống thực dân. c.Chống sự đàn áp của quân triều đình. d.Chống sự nhu nhược yếu hèn của vua quan nhà Nguyễn. 10.Sau khi chiếm các tỉnh Nam Kì,việc đầu tiên Pháp đã làm gì? a.Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì. b.Chuẩn bị đánh Cam-pu-chia. c.Xuất bản báo chí tuyên truyền. d.Thiết lập bộ máy thống trị và bóc lột kinh tế ở Nam Kì. 11.Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai? a.Triều đình không dẹp được các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. b.Không bồi thường chiến phí cho Pháp. c.Trả thù quân cờ đen. d.Triều Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874,vẫn giao thiệp với nhà Thanh. 12.Cùng với sự ra đời & phát triển đô thị , các giai cấp & tầng lớp mới đã xuất hiện.Đó là : a.Người buôn bán , chủ doanh nghiệp. b.Tư sản, tiểu tư sản thành thị , công nhân. c.Nhà thầu khoán , đại lí. d.Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán. 13.Pháp thành lập Liên bang Đông Dương với âm mưu thâm độc gì? a.Chia rẽ dân tộc Đông Dương. b.Tăng cường áp bức ,kìm kẹp . c.Tăng cường xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính. d.Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp,xoá tên ba nước Đông Dương trên bản đồ thế giới. 14.Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào? a.Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. b.Nông nghiệp dậm chân tại chỗ. c.Công nghiệp phát triển nhỏ giọt. d.Kinh tế Việt Nam vốn lạc hậu,nền sản xuất nhỏ,phải phụ thuộc Pháp. 15.Các nhà yêu nước Việt Nam lập ra hội Duy Tân vào thời gian nào?Ai là người đứng đầu? a.Năm 1904-Phan Bội Châu. b.Năm 1904- Phan Chu Trinh. c.Năm 1905- Phan Bội Châu. d.Năm 1905- Phan Huy Chú. 16.Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp vào thời gian nào sau nhiều năm bôn ba ở các nước như:Châu Phi,Châu Âu, Châu Mĩ? a.Năm 1917. b.Năm 1918. c.Năm 1817. d.Năm1819. 2 17.Vị vua nào tham gia khởi nghĩa ở Huế (1916? a.Hàm Nghi. b.Duy Tân. c.Tự Đức. d.Thành Thái. 18.Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh đất nước như thế nào? a.Nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến. b.Đất nước bị Pháp xâm lược,đời sống nhân dân cơ cực. c.Các phong trào yêu nước diễn ra đều thất bại. d.Câu a,b,c. 19.Hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành khác những nhà yêu nước trước đó ở chỗ: a.Đi sang các nước phương Tây. b.Đi sang các nước Châu Phi. c.Đi sang các nước Châu Mĩ. d.Đi sang phương Đông. 20.Lương Ngọc Quyến tham gia phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: a.Phong trào Đông Du. b.Phong trào Duy tân. c.Khởi nghĩa Thái Nguyên. d. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế. II Tự luận: 1.Vì sao triều Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp?Hiệp ước đã vi phạm điều gì? - Nhà Nguyễn nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp & dòng họ. Rảnh tay ở phía nam để đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Trung Kì & Bắc Kì. - Hiệp ước đã vi phạm chủ quyền dân tộc đó là đã cắt đất cho giặc & nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm về việc đã để mất một phần lãnh thổ vào tay giặc. 2.So sánh hai thái độ , hai kiểu hành động của nhân dân & triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp. * Nhân dân: - Thái độ: Kiên quyết ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Quyết liệt chống trả khi địch tấn công Gia Định & các tỉnh Nam Kì. Thái độ “ bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân & sĩ phu yêu nước. - Hành động: Anh dũng chống trả Pháp tại Đà Nẵng ,làm thất bại kế hoạch “ Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của Pháp & chống sự nhu nhược của triều đình.Vì nhân dân Trương Định ở lại kháng chiến. * Triều đình:- Thái độ:Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp.Bỏ lỡ thời cơ hành động. Nhu nhược, ươn hèn, ích kỉ chỉ vì quyền lợi của dòng họ đã bán rẻ dân tộc. 3 - Hành động: Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Đinh.Kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862 để mất ba tỉnh miền đông Nam Kì.Để mất luôn ba tỉnh miền Tây . Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. 3.Tại sao đến năm 1873, quân Pháp ở Nam Kì lại triển khai mở rộng đánh chiếm Bắc Kì? Bộ máy cai trị của Pháp ở Nam Kì đã được củng cố .Triều đình Huế suy yếu ,nhu nhược, không có phản ứng gì đáng kể. 4 Vì sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được Pháp? Vì trang bị vũ khí thô sơ ,triều đình không tổ chức cho nhân dân kháng chiến, diễn ra đơn lẻ, không có sự hỗ trợ của các nơi. 5.Chiến thắng Cầu Giấy năm 1873 có ý nghĩa như thế nào? Làm cho quân Pháp thêm hoang mang lo sợ, quân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. 6.Nêu mặt tích cực ,kết quả,ý nghĩa của các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ X I X? - Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó , có tác động tới cách nghĩ , cách làm của một bộ phận quan lại triều đình. - Kết quả:Triều đình cự tuyệt, không chấp nhận cải cách. - Ý nghĩa: Đã gây một tiếng vang lớn ,dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ làm cản trở sự phát triển của đất nước,đồng thời phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam vốn hiểu biết . 8.Tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? - Nguyễn Tất Thành sinh ra & lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp,nhiều cuộc khởi nghĩa & phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại.Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan , nhân dân lầm than cơ cực dưới ách kìm kẹp của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc. - 9.Chính sách khai thác của Pháp đã làm cho giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân thay đổi như thế nào? - Địa chủ phong kiến: Số lượng ngày càng đông,một bộ phận đã đầu hàng làm tay sai cho Pháp, tăng cường áp bức bóc lột nhân dân, địa vị kinh tế được tăng cường,nắm trong tay nhiều ruộng đất,cai quản chính quyền tại các địa phương.Một bộ phận địa chủ vừa & nhỏ có tinh thần yêu nước. - Nông dân: chiếm số lượng đông đảo ,bị tước đoạt hết ruộng đất ,phải chịu nhiều thứ thuế nặng nề,cuộc sống nghèo khổ không lối thoát,phải lìa bỏ làng quê đi nơi khác làm ăn ,có tinh thần yêu nước & sẵn sàng tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến khi có tổ chức, giai cấp nào đề xướng . 4 10.Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước mà Pháp dựng lên ở Đông Dương .Giải thích & rút ra nhận xét. - Giải thích: Pháp thành lập Liên bang Đông Dương bao gồm: Việt nam, Lào, Cam- pu- chia do một viên toàn quyền người Pháp đứng đầu. Trong đó , Việt Nam bị chia thành ba xứ với ba chế độ chính trị khác nhau: + Bắc Lì là xứ nửa bảo hộ đứng đầu là thống sứ người Pháp. + Trung Kì là xứ bảo hộ đứng đầu là khâm sứ người Pháp. + Nam Kì là xứ thuộc địa đứng đầu là thống đốc người Pháp. Dưới Liên bang Đông Dương là bộ máy chính quyền cấp kì do người Pháp đứng đầu.Bộ máy chính quyền cấp tỉnh,huyện bên cạnh người Pháp cai trị còn có người bản xứ.Cuối cùng là bộ máy chính quyền cấp xã, thôn do người bản xứ cai trị. - Nhận xét: Bộ máy cai trị mà Pháp dựng lên ở Đông Dương được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến tận xã thôn,bộ máy nhà nước được kết hợp giữa nhà nước của thực dân & quan lại phong kiến nhằm tăng cường ách kìm kẹp , đàn áp & bóc lột nhân dân ta . 5 Đề cương ôn tập sử 9 học kì II. Năm học: 2009-2010. I.Trắc nghiệm: 1.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ( 3/2/1930 ) được thể hiện như thế nào? a.Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. b.Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên để hội nghị thông qua. c.Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin vào Việt Nam. d.Câu a,b. 2.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp : a.Chủ nghĩa Mác- Lê nin với phong trào dân tộc , dân chủ. b.Chủ nghĩa Mác- Lê nin với phong trào công nhân. c.Chủ nghĩa Mác- Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. d.Chủ nghĩa Mác- Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân. 3.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của : a.Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919-1926. b.Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. c.Phong trào yêu nước dân chủ trong những năm 1925-1928. d.Phong trào công nhân trong những năm 1919-1925. 4.Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu? a.3/1935 ở Ma Cao- Trung Quốc. b.3/1935 ở Hương Cảng- Trung Quốc. c.3/1935 ở Xiêm- Thái Lan. d.3/1935 ở Cao Bằng- Việt Nam. 5.Đảng cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương thời kì 1936-1939 là: a.Bọn phản động thuộc địa. b.Chủ nghĩa phát xít. c.Bọn phản động Pháp và bè lũ tay sai. d.Thực dân Pháp và chính quyền phong kiến. 6.Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa: a.Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 9/40 ) b.Cuộc binh biến Đô Lương ( 1/41 ) c.Khởi nghĩa Nam Kì ( 11/40 ) d.Cả ba cuộc khởi nghĩa. 7.Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào thời gian: a.22/12/1941. b.22/12/1942. c.22/12/1943. d.22/12/1944. 6 8.Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng nước ta sau cách mạng tháng tám năm 1945 là: a.Nan ngoại xâm và nội phản. b.Khó khăn tài chính. c.Nạn đói, nạn dốt. d.Nạn đói, nạn dốt, khó khăn tài chính. 9.Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta: a.Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng của ta ở Nam Bộ . b.Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn ở Bắc Bộ. c.Pháp liên tiếp gây cuộc xung đột vũ trang. d.Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta hạ vũ khí đầu hàng ( 18/12/1946 ) 10.Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh được phát ra vào thời gian: a.Sáng 19/12/1946. b.Trưa 19/12/1946. c.Chiều 19/12/1946. d.Tối 19/12/1946. 11.Năm 1950 thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm mục đích: a.Cô lập căn cứ Việt Bắc. b.Nhận được viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ. c.Tiến công qui mô vào căn cứ Việt Bắc. d.Khóa cửa biên giới Việt- Trung, cô lập căn cứ Việt Bắc,thiết lập hành lang Đông- Tây. 12.Trong chiến dịch Biên giới , trận đánh ác liệt và có ý nghĩa nhất: a.Đông Khê. b.Thất Khê. c.Phục kích địch trên đường số 4. d.Phục kích địch từ Cao Bằng rút chạy. 13.Nơi diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dich Điện Biên Phủ: a.Cứ điểm Him Lam. b.Sân bay Mường Thanh. c.Đồi A1. d.Sở chỉ huy của Đờ Ca-xtơ-ri. 14.Qua đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu : a. “ Tấc đất,tấc vàng” b. “ Tăng gia sản xuất nhanh” c. “ Người cày có ruộng” d. “ Độc lập dân tộc” và “ Ruộng đất dân cày” 15.Nhiệm vụcủa cách mạng miền Nam sau năm 1954 là: a.Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống Pháp. b.Chống “ Tố cộng”, “ Diệt cộng”,đòi tự do dân chủ. c.Bảo vệ miền Bắc XHCN. d.Đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm,đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ,bảo vệ hòa bình. 7 16.Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “ Đồng khởi” là: a.Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân của Mĩ. b.Làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm. c.Chứng tỏ lực lượng cách mạng của ta đã phát triển. d.Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam , chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 17.Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.Đó là ý nghĩa lịch sử của : a.Việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. b.Việc thành lập Đông Dương cộng sản Đảng. c.Việc thành lập An Nam cộng sản Đảng. d.Việc thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn. 18.Bảo Đại tuyên bố thoái vị , nộp ấn và kiếm cho chính quyền cách mạng vào thời gian: a.26/8/1945. b.27/8/1945. c.28/8/1945. d.30/8/1945. 19.Khẩu hiệu nêu cao tinh thần “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” được đề ra trong cuộc chiến đấu ở: a.Hà Nội. b.Huế. c.Nam Định. d.Đà Nẵng. 20.Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ II quyết định đổi tên Đảng là: a.Đảng cộng sản Đông Dương. b.Đảng lao động Việt Nam. c.Đảng cộng sản Việt Nam. d.Đông Dương cộng sản Đảng. 21.Phương châm của Đảng ta : “ Tích cực , chủ động, cơ động, linh hoạt” được thực hiện trong : a.Chiến dịch trung du ( 50-51 ) b.Chiến dịch đường số 18 ( 51 ). c.Chiến dịch Quang Trung ( 51 ). d.Chiến dịch Đông- Xuân( 53-54 ). 22.Bộ đội ta vào tiếp quản Hà Nội : a.1/10/1954. b.10/10/1954. c.1/11/1954. d.16/5/1955. 23.Quân Pháp rút khỏi miền Bắc và miền Bắc được hoàn toàn giải phóng: a.10/10/1954. b.1/1/1955. c.16/5/1955. d.22/5/1955. 24.Sau khi hiệp định Giơ- ne- vơ được kí kết , Mĩ nhảy vào miền Nam với ý đồ: a.Thay chân Pháp chiếm miền Nam. b.Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự . c.Lập chính quyền độc tài, gia đình trị. d.Cả a,b,c. 8 25.Mĩ- Diệm ra đạo luật 10/59 vào thời gian: a.5/1959. b.7/1959. c.10/1959. d.11/1959. 26.Ngày 2/1/1963, thắng lợi vang dội của quân dân ta ở miền Nam đã diễn ra ở : a.Bến Tre. b.Mỏ Cày. c.Ấp Bắc. d.Bình Giã. 27.Cuộc đấu tranh chính trị đã làm rung chuyển chế độ Sài Gòn vào năm 1963: a.Cuộc biểu tình của 2 vạn tăng ni phật tử Huế ( 8/5/63 ) b.Hòa thương Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chính quyền Diệm. c.Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn ( 16/6/63 ) d.Cuộc đảo chính của Dương Văn Minh lật đổ anh em Diệm- Nhu. 28.Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” được sử dụng theo công thức nào? a.Quân đội ngụy là chủ yếu + vũ khí + trang thiết bị hiện đại của Mĩ. b.Quân Mĩ là chủ yếu + quân ngụy + vũ khí + trang thiệt bị hiện đại của Mĩ. c.Quân đội Mĩ + quân đồng minh + trang thiệt bị hiện đại của Mĩ. d.Quân đội Mĩ + quân đồng minh + quân đội Sài Gòn + trang thiệt bị hiện đại của Mĩ. 29.Mở đầu cho cao trào “ Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng: a.Vạn Tường- Quảng Ngãi ( 8/65 ) b.Ấp Bắc- Mĩ Tho ( 1/63 ) c.Mùa khô ( 65-66 ) d.Mùa khô ( 66-67 ) 30.Thắng lợi lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân ( 1968 ): a.Làm lung lay ý chí xâm lược quân Mĩ. b.Là đòn tấn công bất ngờ, làm địch choáng váng. c.Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc. d.Mĩ chấp nhận đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh . 31.Mĩ dựng lên “ Sự kiện vịnh Bắc Bộ” vào thời gian: a.5/7/1964. b.5/8/1964. c.5/9/1964. d.5/10/1964. 32.Tinh thần của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất được thể hiện qua câu khẩu hiệu nổi bật: a. “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” b. “ Nhằm thẳng quân thù mà bắn!” c. “ Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược!” d. “ Làm nghìn việc tốt” 9 33.Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam chính thức được kí kết vào thời gian: a.25/1/1969. b.8/10/1972. c.27/1/1973. d.13/1/1973. 34.Vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, đã diễn ra sự kiện: a.Xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập ,bắt sống toàn bộ chính phủ trung ương Sài Gòn. b.Ta giải phóng Hà Tiên. c.Ta đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất. d.Chính quyền Sài Gòn xin ngừng bắn để thương lượng. 35.Anh hùng lực lượng vũ trang , bí thư tỉnh ủy Bến Tre ( năm 60 ),phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ( 65-75 ), đồng thời là phó chủ tịch hội đồng nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 1987 ). Bà là ai? a.Nguyễn Thị Bình. b. Nguyễn Thị Định. c.Nguyễn Thị Minh Khai. d.Trần Thị Lý. II.Tự luận: 1.Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng? 2.Vì sao chính phủ ta kí hiệp định Sơ bộ với Pháp? Tác dụng của việc kí hiệp định Sơ bộ ( 6/3/46 ) và Tạm ước ( 14/9/1946 )? 3.Đảng ta đã thực hiện đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp như thế nào? 4.Tính chất cuộc kháng chiến của ta là gì? 5.Cuộc tiến công vào căn cứ địa Việt Bắc của thực dân Pháp nhằm mục tiêu gì? 6.Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950? 7.Mĩ- Pháp đã làm gì để xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương? 7.Ý nghĩa của hiệp định Giơ- ne- vơ ( 1954 )về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương? 8.Em hiểu thế nào là chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ( 1961- 1965)? 9.Sau khi thực hiện các kế hoạch 1954-1957 và 1958-1960, miền Bắc đã có những thay đổi gì? 10.Nêu ý nghĩa lịch sử , nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ( 1954 – 1975 ) ? 10 . Đề cương ôn tập sử 8 học kì II. Năm học :2009-2010 I Trắc nghiệm: 1.Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong. & quan lại phong kiến nhằm tăng cường ách kìm kẹp , đàn áp & bóc lột nhân dân ta . 5 Đề cương ôn tập sử 9 học kì II. Năm học: 2009-2010. I.Trắc nghiệm: 1.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong. lo sợ, quân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. 6.Nêu mặt tích cực ,kết quả,ý nghĩa của các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ X I X? - Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước

Ngày đăng: 07/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w