Trưng vương và cuộc kháng chiến Chống quân xâm lược hán I – Mục tiêu HS cần đạt: 1.. Thấy được công cuộc xây dựng đất nước và giữ gìn nền độc lập của Hai Bà Trưng; ý chí bất khuất của
Trang 1Trưng vương và cuộc kháng chiến
Chống quân xâm lược hán
I – Mục tiêu
HS cần đạt:
1 Thấy được công cuộc xây dựng đất nước và giữ gìn nền độc lập của Hai Bà Trưng; ý chí bất khuất của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến
2 Có kĩ năng đọc bản đồ lịch sử; bước đầu làm quen với phương pháp
kể chuyện lịch sử
3 Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất cảu dân tộc; ghi nhớ công ơn của Hai Bà Trưng và các anh hùng dân tộ
II – phương tiện
- Lược đồ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán;
- Tranh ảnh: đền thờ Hai Bà Trưng, tranh minh hoạ;
- Tư liệu lịch sử, truyện kể về Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
III – Tổ chức các hoạt động
Trang 2* Kiểm tra bài cũ
- ND: Trình bày nguyên nhân bùng nổ, nguyên nhân thắng lợi và ý
nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- HT: Kiểm tra miệng
- Y/c: (x.Bài 17)
* Giới thiệu bài
- Hai năm sau thất bại trước cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhà
Hán lại kéo quân xâm lược nbước ta;
- Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến trong điều kiện vừa giành
được độc lập, đất nước còn rất nhiều khó khăn
* Hoạt động dạy học
Hoạt động 1
* Giảng (theo SGK)
* HD nghiên cứu SGK và quan sát lược
đồ:
- HĐ độc lập;
- Nêu những việc làm của Hai Bà
Trưng nhằm giữ vững nền độc lập của
đất nước
1 Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
- Trưng Trắc lên ngôi vua;
- Bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng đất nước;
- Tổ chức bộ máy điều khiển việc nước
Trang 3* HD thảo luận:
- HĐ nhóm (bàn);
- Những việc làm của Hai Bà có ý
nghĩa như thế nào?
- Trước những việc làm đó, nhà Hán
đã có âm mưu gì? Tại sao chúng lại
chưa tấn công nước ta ngay?
Hoạt động 2
* HD quan sát lược đồ và nghiên cứu
SGK:
- (GV) tường thuật, kết hợp chỉ bản
đồ: đường tiến công của quân xâm lược
- HĐ độc lập:
+ Nêu các sự kiện chính trong quá
trình xâm lược nước ta của nhà Hán
+ Vì sao Mã Viện được chọn chỉ huy
đạo quân xâm lược?
=> Khẳng định chủ quyền; góp phần nâng cao ý chí đấu tranh bảo vệ độc lập
-> Nhà Hán chuẩn bị tấn công, nhưng còn phải lo đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và tiến hành bành trướng lêưn phía Tây và phía Bắc
2 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) đã diễn ra như thế nào?
* Diễn biến:
- Quân Hán tấn công và chiếm Hợp Phố (4/ 42);
- Mã Viện chia quân thành hai đạo tiến vào Giao Chỉ
(Mã Viện là một tên tướng lão luyện, lại rất thông thạo Giao Chỉ )
- Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến ở
Trang 4+ Hai Bà Trưng đã tổ chức kháng
chiến như thế nào? Dựa vào lược đồ,
hãy tường thuật lại diễn biến đó
* HD thảo luận:
- HĐ nhóm;
- Tại sao Hai Bà Trưng phải tự vẫn?
Hành động đó của Hai Bà có ý nghĩa
gì?
* HD quan sát tranh ảnh
- (GV) kể chuyện Hai Bà Trưng; miêu
tả đền thờ Hai Bà;
- HĐ nhóm;
- Mặc dù thất bại, nhưng cuộc kháng
chiến của Hai Bà Trưng đã để lại ý
nghĩa lịch sử như thế nào?
Lãng Bạc, rồi lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh;
- Hai Bà rút về Cấm Khê cố thủ;
- Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp diễn
* ý nghĩa lịch sử:
(Hai Bà Trưng tự vẫn để giữ gìn khí tiết; không muốn rơi vào tay giặc )
- Hai Bà Trưng là những vị anh hùng dân tộc;
- Tiêu biểu cho ý chí bất khất của nhân dân ta
* Củng cố và hướng dẫn học ở nhà
1 Tổng kết
Trang 5- Kết luận toàn bài;
- Gới thiệu chân dung, ảnh Đền thờ Hai Bà Trưng; những ngày lễ hội
tưởng nhớ Hai Bà
2 Câu hỏi, bài tập - Câu hỏi ôn bài (SGK) - Bài tập (Vở bài tập NXBGD) - Vẽ lược đồ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 3 Chuẩn bị bài sau - Đọc SGK, quan sát lược đồ; tranh ảnh, để trả lời các câu hỏi trong mỗi mục của bài học - Vẽ lược đồ, tranh minh hoạ - Sưu tầm tư liệu * Đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy