1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đôi chân không nghỉ doc

4 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đôi chân không nghỉ Khi thấy đôi chân tự nhiên bị rung liên tục là lúc bạn biết mình mắc hội chứng không nghỉ chân. Đây là một tình trạng rối loạn hệ thống thần kinh khiến cho chân phải cử động liên tục không ngừng. Do ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bệnh nhân, nó cũng được xem là một tình trạng gây rối loạn giấc ngủ. Triệu chứng Bệnh nhân thường có cảm giác lạ ở chân. Đó không phải là những cơn đau mà là sự khó chịu, ngứa ngáy, nhột như có kiến bò ở bên dưới lớp da chân. Những cảm giác này đôi khi cũng xuất hiện ở cánh tay. Do đó, bệnh nhân khó có thể ngồi hoặc nằm lâu. Việc đọc một cuốn sách, đi máy bay, xem ti-vi, ngủ trưa cũng trở thành một thách thức không nhỏ đối với họ. Ngoài ra, họ còn gặp phải một số triệu chứng khác như: - Giấc ngủ bị gián đoạn khiến bệnh nhân thường buồn ngủ vào ban ngày. - Cử động chân, tay một cách vô thức (gặp ở khoảng 80% trường hợp). - Ở một số người, các triệu chứng không xuất hiện hàng đêm mà đến và đi không theo chu kỳ nhất định nào. Chúng có thể biến mất trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước khi quay trở lại. Đặc điểm Hội chứng này xuất hiện ở cả nam và nữ thuộc mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ sơ sinh. Các tri ệu chứng thường có biểu hiện nặng nhất vào buổi tối và giảm dần vào ban ngày. Tình trạng nặng hầu hết chỉ xuất hiện ở người trung niên hoặc cao tuổi. Khoảng 2/3 trường hợp bệnh chuyển xấu theo thời gian và có thể dẫn đến tình tr ạng mất khả năng vận động. Hội chứng được chia thành hai loại: nguyên phát và th ứ phát. Hội chứng không nghỉ chân nguyên phát phổ biến hơn thứ phát. Hội chứng không nghỉ chân nguyên phát thường tự phát hoặc không rõ nguyên nhân, xuất hiện ở những người dưới 40 hoặc 45 tuổi. Có trường hợp xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi. Dù nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ nhưng các nhà khoa học đã nhận diện được một số nhân tố nguy hiểm liên quan đến hội chứng không nghỉ chân nguyên phát. Chẳng hạn như: - Khoảng 25-75% trường hợp hội chứng không nghỉ chân nguyên phát có yếu tố di truyền. Đối với các trường hợp này, bệnh có khuynh hướng phát triển sớm nhưng tiến triển chậm hơn so với những trường hợp còn lại. - Sự mệt mỏi tinh thần và thể chất có thể làm bệnh diễn biến xấu đi. - Hội chứng cũng gặp ở người mắc bệnh Parkinson, giảm hoặc tăng năng tuyến giáp, đau cơ và khớp, từng phẫu thuật dạ dày… Hội chứng không nghỉ chân thứ phát thường phát triển đột ngột và có thể trở nên nghiêm trọng chỉ trong vòng một ngày. Nó thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 40 tuổi, phần lớn có liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc. Đó là: thuốc chống co giật, chống trầm cảm, thuốc ngừa loạn tâm thần, thuốc an thần. Khoảng 40% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, nhưng các triệu chứng thường biến mất vài tuần sau khi sinh. Những người thiếu máu và mắc bệnh thần kinh cũng có nguy cơ phát triển hội chứng không nghỉ chân thứ phát. Ngoài rượu, caffeine, thuốc lá, các nguyên nhân thứ phát khác bao gồm: thiếu ma-giê, vitamin B12… Với những trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể được cải thiện phần nào khi người bệnh thường xuyên vận động tay, chân như đi lại, duỗi chân… Còn trong những trường hợp nghiêm trọng khó có cơ hội phục hồi. Điều trị Hội chứng không nghỉ chân thường khó nhận diện, dễ bị chẩn đoán sai. Nhiều người chỉ được chẩn đoán sau khi mắc bệnh từ 10-20 năm. Nếu được chẩn đoán đúng, bệnh có thể được điều trị khỏi. Khi bệnh ở mức độ nhẹ hoặc vừa, việc thay đổi lối sống (giảm sử dụng caffeine, rượu, thuốc lá, bổ sung sắt, folate và ma-giê) có thể làm giảm hoặc loại trừ các triệu chứng bệnh. Tắm nước nóng, massage chân cũng có tác dụng. Bệnh nhân nên đi khám ở khoa Nội – Thần kinh để được chẩn đoán và điều trị chính xác. . Đôi chân không nghỉ Khi thấy đôi chân tự nhiên bị rung liên tục là lúc bạn biết mình mắc hội chứng không nghỉ chân. Đây là một tình trạng rối loạn hệ thống thần kinh khiến cho chân. loại: nguyên phát và th ứ phát. Hội chứng không nghỉ chân nguyên phát phổ biến hơn thứ phát. Hội chứng không nghỉ chân nguyên phát thường tự phát hoặc không rõ nguyên nhân, xuất hiện ở những. một số nhân tố nguy hiểm liên quan đến hội chứng không nghỉ chân nguyên phát. Chẳng hạn như: - Khoảng 25-75% trường hợp hội chứng không nghỉ chân nguyên phát có yếu tố di truyền. Đối với các

Ngày đăng: 07/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN